Nga thử nghiệm ‘đoàn tàu tử thần’ vào năm 2019
Quân đội Nga sẽ bắn thử tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân thế hệ từ tổ hợp tàu hỏa mang tên Barguzin trong hai năm tới.
Một nguồn tin quân đội Nga mới đây tiết lộ với Sputnik rằng tổ hợp tàu hỏa chiến đấu (BZhRK) Barguzin sẽ phóng thử tên lửa đầu tiên trong năm 2019 và đưa vào hoạt động vào năm 2020.
Đoàn tàu Barguzin được trang bị 6 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) RS-24 Yars, trong đó mỗi tên lửa mang được tới 10 đầu đạn nhiệt hạch. Quân đội Nga dự kiến triển khai 5 trung đoàn Barguzin, mỗi trung đoàn bao gồm một tổ hợp tàu hỏa và hệ thống hỗ trợ.
Barguzin không phải hệ thống hoàn toàn mới. Nó là dự án hồi sinh các đoàn tàu mang phóng ICBM được Liên Xô triển khai từ thập niên 1960. Tổng cộng có 12 đoàn tàu đã được biên chế, mỗi tàu chở được 3 tên lửa RT-23 Molodets có tầm bắn 11.000 km. Nga đã loại biên hệ thống này từ năm 2005.
Các chuyên gia quân sự cho rằng việc định vị chính xác tọa độ phóng tên lửa của đoàn tàu này là bất khả thi, do vậy chúng được gọi là “đoàn tàu ma” hoặc “đoàn tàu tử thần”. Tổ hợp Barguzin không cần toa tàu đặc biệt với kích thước lớn bất thường. Bệ phóng tên lửa có thể nằm gọn trong các toa tàu bình thường, giúp chúng ẩn mình trước các hệ thống trinh sát và do thám của đối phương.
Hệ thống này cũng có thể phóng tên lửa từ mọi địa điểm trên hệ thống đường sắt của Nga, thay vì các khu vực đặc biệt như trước đây. Văn phòng nghiên cứu quân sự nước ngoài (FMSO) của quân đội Mỹ cho rằng Barguzin sẽ phục hồi bộ ba hạt nhân của lực lượng tên lửa chiến lược Nga (RVSN), bao gồm các giếng phóng cố định, bệ phóng di động trên khung gầm bánh hơi và đoàn tàu Barguzin.
Video đang HOT
Mô hình đoàn tàu Barguzin. Ảnh: Flickr.
ICBM phóng từ tàu hỏa có một số ưu điểm so với giếng phóng cố định. Đối phương không thể xác định được toàn bộ các đoàn tàu vào thời điểm bất kỳ, cho phép chúng cơ động và vận hành bí mật. Tuy nhiên, hệ thống này cũng có nhiều nhược điểm, khiến chúng không thể triển khai với số lượng lớn.
Quá trình vận hành và bảo dưỡng tên lửa trên tàu sẽ phức tạp hơn trong giếng phóng nhiều, đường ray cũng có thể bị chặn bởi lớp tuyết dày trong mùa đông khắc nghiệt của Nga. Điều đó khiến Barguzin chỉ có thể triển khai thường xuyên ở vùng khí hậu ấm.
Bên cạnh đó, mỗi khu vực chỉ có số lượng đường ray nhất định, hệ thống trinh sát của đối phương có thể tập trung vào các vùng nghi ngờ. Cuối cùng, nếu bị phát hiện, các bệ phóng di động sẽ dễ bị tiêu diệt hơn giếng phóng được gia cố chống vũ khí hạt nhân.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Nga sở hữu nhiều đầu đạn hạt nhân nhất thế giới
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Nga hiện sở hữu nhiều đầu đạn hạt nhân nhất thế giới; còn Triều Tiên có khả năng để chế tạo 10 đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M của Nga. AFP
Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI, trụ sở tại Thụy Điển) ngày 13.6 công bố báo cáo về đầu đạn hạt nhân trên thế giới và khả năng chế tạo đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên, theo Yonhap.
Báo cáo của SIPRI ước tính, tính đến tháng 1.2016, Triều Tiên sở hữu đủ vật liệu để chế tạo 10 đầu đạn hạt nhân. Mặc dù vậy, SIPRI chưa thể xác định liệu Bình Nhưỡng thực sự có năng lực triển khai vũ khí hạt nhân hay không.
Theo thống kê của SIPRI, trên thế giới hiện có 15.395 đầu đạn hạt nhân, đã giảm 455 đầu đạn so với năm 2015. Trong số đó, Nga sở hữu nhiều nhất với 7.290 đầu đạn, kế đến là Mỹ có 7.000 đầu đạn. Số đầu đạn hạt nhân của hai nước này chiếm tới 93% của cả thế giới.
Một số quốc gia khác cũng sở hữu đầu đạn hạt nhân gồm Anh, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Israel. Triều Tiên từng tuyên bố chế tạo được đầu đạn hạt nhân và có khả năng thu nhỏ đầu đạn. Tuy nhiên, thế giới vẫn hoài nghi về tuyên bố này.
Triều Tiên từng tuyên bố đã thu nhỏ đươc đầu đạn hạt nhân. REUTERS
Cũng liên quan đến vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, Nga và Hàn Quốc ngày 13.6 nhất trí rằng cả hai nước đều không chấp nhận để Triều Tiên trở thành quốc gia hạt nhân, đồng thời thúc đẩy hợp tác nhằm phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Trước đó, Mỹ cũng nhiều lần tuyên bố không chấp nhận Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Tên lửa hạt nhân của Trung Quốc có khiến Mỹ run sợ? Khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama ở thủ đô Washington DC bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt Nhân, giới chuyên gia quân sự dự đoán Bắc Kinh có thể sẽ sớm sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng phóng đầu đạn hạt nhân tới...