Nga thử nghiệm chiến đấu cơ ‘robot bay’
Chiến đấu cơ T-50 thế hệ thứ 5 của Nga ứng dụng công nghệ khiến nó giống một con robot biết bay hơn là máy bay, đang thử nghiệm trước khi sản xuất năm 2016.
“Robot bay” T-50 thế hệ mới của Nga. Ảnh: RT
Chiến đấu cơ Sukhoi PAK FA, hay còn gọi là T-50 “giống một con robot biết bay ở mức độ nào đó,” Vladimir Mikheev, cố vấn lãnh đạo của Công ty Kỹ thuật Truyền thanh – Điện tử (KRET), Nga, cho biết. KRET trực thuộc Tổng công ty quốc phòng nhà nước Nga Rostech.
Theo ông Mikheev, điểm nhấn của T-50 là các “tấm phản thông minh” ở phần đầu cánh máy bay. Những tấm phản này “vừa có chức năng bay, vừa là một phần của hệ thống phòng thủ chủ động Himalaya.”
Video đang HOT
“Hệ thống radar chủ động-bị động và ống quang học xác định tiêu cự được tích hợp vào thân máy bay, đóng vai trò như một “làn da thông minh”. Ứng dụng này không chỉ tăng cường khả năng chống nhiễu của máy bay, mà còn chặn được khả năng tàng hình của máy bay địch cực kỳ hiệu quả,” đại diện KRET phát biểu hồi tháng 10/2014, nhân dịp chuyển giao hệ thống phòng thủ Himalaya.
Trước đó, KRET tuyên bố T-50 sẽ được trang bị hệ thống tàng hình tiên tiến nhất, vượt qua cả chiến đấu cơ Lockheed F-22 Raptor của không quân Mỹ.
T-50 còn là máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên trong không quân Nga “sử dụng tỉ lệ cao vật liệu composite, chiếm 25% khối lượng máy bay và bao phủ 70% bề mặt.”
T-50 dự kiến sẽ thay thế chiến đấu cơ Sukhoi Su-27 và Mig-29 thế hệ thứ 4, được biên chế lần lượt vào năm 1985 và 1983. Tháng 12/2014, Nga tuyên bố đã sản xuất 5 máy bay T-50 và đang sản xuất 3 chiếc nữa tại nhà máy Sukhoi ở Komsomolsk, vùng viễn đông Nga.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Mỹ cải thiện phòng thủ trước khả năng phát triển tên lửa tầm xa của Triều Tiên
Người phát ngôn Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ Patrick Ventrell khẳng định Mỹ không tin Triều Tiên đã thu nhỏ được đầu đạn hạt nhân, nhưng thừa nhận Bình Nhưỡng đang phát triển các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng đe dọa tới nước Mỹ, theo AFP.
Tên lửa của Triều Tiên xuất hiện trong một cuộc duyệt binh ở thủ đô Bình Nhưỡng - Ảnh: Reuters
Ngay sau khi Ủy ban Quốc phòng Triều Tiên ngày 20.5 tuyên bố nước này đã chế tạo được đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ có thể gắn trên tên lửa, Mỹ đã lên tiếng bác bỏ khả năng này.
Hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ Patrick Ventrell khẳng định: "Chúng tôi vẫn không thay đổi đánh giá của mình về năng lực hạt nhân của Triều Tiên. Chúng tôi không cho rằng họ có khả năng đó (khả năng thu nhỏ đầu đạn hạt nhân - NV)".
Tuy vậy, ông Ventrell cũng thừa nhận rằng Triều Tiên đang phát triển một số tên lửa tầm xa, trong đó có tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng đe dọa đồng minh của Mỹ và thậm chí tới cả nước Mỹ.
"Đó là lý do tại sao chính quyền Mỹ đang cải thiện hệ thống phòng thủ tên lửa ở khu vực và ở Mỹ, cũng như tiếp tục hợp tác với các thành viên khác trong nhóm đàm phán 6 bên để buộc Triều Tiên tuân thủ cam kết không phổ biến (vũ khí hạt nhân - NV) của mình", ông Ventrell nói.
Ngày 20.5, Triều Tiên tuyên bố đã làm chủ công nghệ thu nhỏ đầu đạn hạt nhân với tỉ lệ chính xác cao nhất được đảm bảo, không chỉ cho tên lửa tầm ngắn và tầm trung mà còn cho cả tên lửa tầm xa.
Hiện không rõ khả năng của Triều Tiên trong công nghệ chế tạo đầu đạn hạt nhân đã đạt đến mức độ nào. Bên cạnh những hoài nghi, vẫn có những người tin rằng Triều Tiên đã đạt những bước tiến đáng kể trong công nghệ này.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Iraq muốn phản công nhanh giành lại thành phố từ IS Quân đội và lực lượng bán quân sự Iraq hôm nay bao vây thành phố Ramadi, tìm cách phản công nhanh để giành lại nơi này từ tay Nhà nước Hồi giáo trước khi nhóm phiến quân thiết lập hệ thống phòng thủ. Lực lượng an ninh Iraq cùng các tay súng địa phương diễu hành ở Ramadi hôm 1/5. Ảnh: Reuters. "Lực...