Nga: Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen chưa giúp thúc đẩy cung ứng nông sản cho thị trường toàn cầu
Người đứng đầu Liên minh Ngũ cốc Nga Arkady Zlochevsky ngày 24/4 cho biết thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen chưa mang lại điều gì tích cực cho Nga hoặc giúp thúc đẩy cung ứng nông sản cho thị trường toàn cầu.
Tàu chở ngũ cốc di chuyển dọc Eo biển Bosphorus tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Zlochevsky cho biết Nga có thể xuất khẩu 60 triệu tấn ngũ cốc trong năm nay, trong đó có 50 triệu tấn lúa mỳ.
Hồi tuần trước, Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev bày tỏ hy vọng Nga có thể thu hoạch 123 triệu tấn ngũ cốc, trong đó có 78 triệu tấn lúa mỳ trong niên vụ 2023, giảm khoảng 20% so với sản lượng kỷ lục trong năm 2022.
Video đang HOT
Nga đã nhiều lần yêu cầu rằng những trở ngại chính với việc xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga phải được tháo gỡ, cụ thể là kết nối lại Ngân hàng Nông nghiệp Nga (Rosselkhozbank) với hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Các yêu cầu khác bao gồm nối lại việc cung ứng máy móc và phụ tùng máy móc nông nghiệp, dỡ bỏ các hạn chế với bảo hiểm và tái bảo hiểm, tiếp cận các cảng, nối lại đường ống dẫn khí amoniac Togliatti-Odesa và ngừng phong tỏa tài sản cũng như tài khoản của các công ty Nga liên quan đến thực phẩm và xuất khẩu phân bón.
Nga gần đây tuyên bố sẽ rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen vào ngày 18/5 tới nếu những biện pháp hạn chế của phương Tây nhằm ngăn chặn xuất khẩu nông sản và phân bón của Nga không được dỡ bỏ.
Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Nga Dmitry Medvedev hôm 23/4 đã để ngỏ khả năng Moskva sẽ có biện pháp đáp trả nếu nhóm Các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gần như toàn bộ hàng hóa sang Nga.
Trên trang Telegram, ông Medvedev cho rằng ý tưởng của G7 về cấm hoàn toàn xuất khẩu hàng hóa sang Nga cũng đồng nghĩa việc xuất khẩu các mặt hàng nhạy cảm nhất từ Nga sang các nước G7 cũng sẽ chấm dứt. Trong trường hợp này, thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen và nhiều sản phẩm khác mà G7 cần cũng sẽ chấm dứt.
Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen được ký giữa Nga và Ukraine hồi tháng 7 năm ngoái dưới sự trung gian của Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Thỏa thuận đã được gia hạn 120 ngày vào tháng 11/2022 và tiếp tục gia hạn 60 ngày vào ngày 18/3 vừa qua cho đến ngày 18/5 tới.
Hiện tại, các quốc gia phương Tây vẫn được phép xuất khẩu hàng hóa sang Nga, các hạn chế chỉ áp dụng đối với hàng hóa bị trừng phạt. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov từng cảnh báo việc cấm hoàn toàn xuất khẩu hàng hóa sang Nga sẽ chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
G7 kêu gọi gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen
Ngày 23/4, Bộ trưởng Nông nghiệp các nước trong Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã kêu gọi gia hạn thỏa thuận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, cũng như tuân thủ đầy đủ và mở rộng phạm vi thỏa thuận này.
Tàu chở ngũ cốc di chuyển dọc Eo biển Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 7/8/2022. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen được ký tại Istanbul hồi tháng 7 năm ngoái dưới sự trung gian của Liên hợp quốc (LHQ) và Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó cho phép Ukraine xuất khẩu hơn 27 triệu tấn ngũ cốc từ một số cảng của nước này ở Biển Đen. Thỏa thuận đã được gia hạn 120 ngày vào tháng 11/2022 và tiếp tục gia hạn 60 ngày vào ngày 18/3 vừa qua. Mới đây, Nga tuyên bố sẽ không đàm phán tiếp tục gia hạn thỏa thuận nếu không có tiến triển trong giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống liên quan đến việc kết nối thanh toán, nguồn cung máy móc và bảo hiểm. Dự kiến, vào tuần tới, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ thảo luận về Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen với Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres tại New York (Mỹ).
Trong tuyên bố chung đưa ra sau 2 ngày nhóm họp ở thành phố Miyazaki của Nhật Bản, các bộ trưởng nông nghiệp G7 nhấn mạnh tầm quan trọng của Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen, đồng thời kêu gọi các bên liên quan gia hạn, triển khai đầy đủ cũng như mở rộng thỏa thuận này. Tuyên bố đồng thời khẳng định các quốc gia G7 sẵn sàng hỗ trợ tiến trình phục hồi và tái thiết ở Ukraine, trong đó có tái thiết cơ sở hạ tầng nông nghiệp.
Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp G7 diễn ra trong bối cảnh tình trạng gián đoạn nguồn cung trên các thị trường lương thực đang đẩy giá cả tăng cao, đặc biệt ảnh hưởng nặng nề đến các nước nghèo.
Các tổ chức quốc tế, trong đó có Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế và Chương trình Lương thực thế giới, đã kêu gọi hành động khẩn cấp để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu, cảnh báo rằng sự gián đoạn chuỗi cung ứng, biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19 và cuộc xung đột ở Ukraine đã gây ra một "cú sốc chưa từng có đối với hệ thống lương thực toàn cầu". Hàng chục quốc gia đang ghi nhận lạm phát ở mức hai con số, trong khi 349 triệu người tại 79 quốc gia đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng, trong đó nhiều quốc gia ở châu Phi được xác định là "điểm nóng về nạn đói".
Nga để ngỏ khả năng đáp trả các lệnh cấm trong tương lai của G7 Theo hãng tin TASS của Nga, ngày 23/4, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev nêu rõ Moskva sẽ đáp trả tương xứng nếu Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) áp đặt lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa sang Nga. Ông cũng đồng thời để ngỏ khả năng Moskva chấm dứt thỏa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga phô diễn vũ khí hùng mạnh trong Lễ duyệt binh Ngày chiến thắng

Cảnh sát Nhật Bản bắt người nước ngoài mang hàng trăm kg ốc mượn hồn

Nawat quyết nhấn chìm MU, mạnh tay chi khủng đoạt ghế chủ tịch, đưa MG vào Big1

Hàn Quốc ấn định thời điểm khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống

Iran bác thông tin liên quan âm mưu khủng bố ở Anh

Tấn công bằng thiết bị bay không người lái ở Sudan khiến nhiều trẻ em thương vong

Mỹ mở cuộc điều tra hình sự đối với người đứng đầu cơ quan tư pháp bang New York

Uganda ngừng cấp phát lương thực cho một triệu người tị nạn do thiếu hụt viện trợ quốc tế

Mỹ thay người đứng đầu Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang

Hãng hàng không lớn thứ hai của Canada tạm dừng nhiều tuyến bay đến Mỹ

Tiết lộ về đội cận vệ Thụy Sĩ, lực lượng bảo vệ Vatican suốt 500 năm qua

Yếu tố khiến giới quân sự toàn cầu quan tâm 'giải mã' không chiến Ấn Độ-Pakistan
Có thể bạn quan tâm

Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin
Sau va chạm với xe tải lớn trên quốc lộ 1 (đoạn qua thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), xe tải nhỏ bị vỡ nát, tài xế tử vong trong cabin.
Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa
Pháp luật
18:16:43 09/05/2025
Hoa hậu Việt bị nghi mang bầu giả tiếp tục đáp trả căng ngay trên sóng livestream
Sao việt
18:14:17 09/05/2025
Phóng viên bóc trần vụ Burning Sun chính thức "tham chiến", tung đòn cực gắt với phe Kim Sae Ron
Sao châu á
17:49:11 09/05/2025
Đại học Văn Lang kỷ luật nam sinh vô lễ với Cựu chiến binh, CĐM tranh luận
Netizen
17:32:35 09/05/2025
Thiếu nữ 'đăng xuất' dưới giếng, gần 10 năm lộ bí mật thảm, chịu đau 2 lần?
Tin nổi bật
17:16:57 09/05/2025
Cú hích cho sự nghiệp cầm quân của HLV Anh Đức
Sao thể thao
17:14:08 09/05/2025
Những chặng đường bụi bặm: Lời thú nhận đau lòng của ông Nhân
Phim việt
17:02:08 09/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều toàn món dân dã mà ngon khó cưỡng
Ẩm thực
16:45:48 09/05/2025
Top mẫu xe máy điện sở hữu phạm vi hoạt động xa nhất
Xe máy
16:04:59 09/05/2025