Nga, Thổ Nhĩ Kỳ khép lại “chương khủng hoảng” trong quan hệ hai nước
Các lợi ích kinh tế, chính trị đan xen đã buộc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không thể tiếp tục leo thang căng thẳng mà phải bắt tay nhau.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 29/6 đã nhất trí nối lại hợp tác song phương sau giai đoạn căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Quyết định được được đưa ra sau cuộc điện đàm giữa nhà lãnh đạo hai nước diễn ra cùng ngày. Ngay sau đó, Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố sẽ bắt đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ đang có dấu hiệu “ấm dần”. (Ảnh minh họa: EPA)
Phát biểu tại cuộc họp với các quan chức cấp cao của Chính phủ Nga, sau cuộc điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Nga Putin đã thông báo với Chính phủ Nga rằng, sau bức thư của Tổng thống Erdogan xin lỗi về việc không quân Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga, ông đã quyết định bắt đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Putin nói: “Đối với mối quan hệ song phương giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, tôi mong muốn khởi động với lĩnh vực du lịch đầu tiên. Tôi cũng đã yêu cầu Chính phủ Nga khởi động tiến trình bình thường hóa quan hệ thương mại và kinh tế với Thổ Nhĩ Kỳ”.
Video đang HOT
Trước đó, theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nga, trong cuộc điện đàm với Tổng thổng Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Nga Putin đã gửi lời chia buồn với người đứng đầu nhà nước và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ sau các vụ tấn công khủng bố làm nhiều người thương vong vừa xảy ra ở thành phố Istanbul. Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế chống khủng bố và nhất trí tổ chức một cuộc gặp trực tiếp trong thời gian sớm nhất có thể.
Ngay sau động thái của Tổng thống Nga Putin, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết: “Chúng tôi và các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm nối lại hợp tác trong việc tìm kiếm giải pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria. Có nhiều thứ cần đến sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ”
Phát biểu trước báo giới mới đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nhấn mạnh: “Sau bức thư hoà giải mà tôi đã gửi đến Tổng thống Nga nhằm tái khởi động lại quan hệ ngoại giao giữa hai nước, tôi tin là điều này sẽ tốt cho cả hai nước.
Trong bức thư, tôi cũng đã gửi lời chia buồn tới Tổng thống Nga về việc quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay chiến đấu của Nga và nhấn mạnh với Nga về cơ hội hợp tác giữa hai nước. Tôi tin là chúng tôi sẽ bình thường hóa quan hệ với Nga một cách nhanh chóng thông qua việc chấm dứt những căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước”.
Lá thư xin lỗi của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳgửi người đồng cấp Nga được xem là bước tiến tích cực trong quan hệ hai nước, song không quá bất ngờ bởi trước đó Thổ Nhĩ Kỳ đã phát đi những tín hiệu mạnh mẽ thể thiện mong muốn cải thiện quan hệ với Nga.
Những thiệt hại nặng nề cả hai bên cùng phải hứng chịu trong thời gian qua, cùng những hệ lụy do mối quan hệ xấu đi giữa hai nước gây ra đối với tình hình chung tại khu vực Trung Đông cũng như châu Âu cho thấy, động thái của Thổ Nhĩ Kỳ chủ động xuống thang để hạ nhiệt căng thẳng với Nga là một quyết định khôn ngoan.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan hồi cuối tháng 3 vừa qua đã khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ và Nga là hai quốc gia có vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lẫn nhau trong suốt nhiều thế kỷ qua, bởi vậy Thổ Nhĩ Kỳ và Nga cần khôi phục hợp tác.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin cũng nhiều lần bày tỏ mong muốn duy trì quan hệ tốt đẹp với Thổ Nhĩ Kỳ vì lợi ích của nhân dân hai nước cũng như toàn khu vực.
Các lợi ích kinh tế, chính trị đan xen đã buộc Nga và Thổ Nhĩ Kỳ không thể tiếp tục leo thang căng thẳng mà phải bắt tay nhau. Mặc dù tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước còn dài, song động thái này đã phát đi một thông điệp tích cực, có thể đem lại lợi ích cho Thổ Nhĩ Kỳ và Nga, cũng như các hoạt động phối hợp để giải quyết vấn đề Syria và cuộc chiếnchống IS./.
Theo Hồng Nhung/ VOV-Trung tâm Tin (Tổng hợp)
Trong khủng hoảng, Tổng thống Venezuela bất ngờ... "làm hòa" với Mỹ
Trong bối cảnh đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro bất ngờ tuyên bố ông sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với "kẻ thù" Mỹ, cũng như khôi phục các cơ quan ngoại giao.
Để thể hiện tinh thần cầu thị của mình, ông Maduro thậm chí còn chỉ định đại sứ mới tới Washington.
"Tôi đề nghị Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chỉ định đại sứ và các nhân viên ngoại giao. Tôi đã sẵn sàng chỉ định đại sứ của Venezuela quay lại Mỹ. Tôi đang rất sẵn sàng bình thường hóa quan hệ. Tôi là người đã đề xuất mở ra giai đoạn mới trong đối thoại với Mỹ trong 3 năm qua", Tổng thống Venezuela bày tỏ.
Tổng thống Venezuela "học" Cuba làm lành với Mỹ, trong bối cảnh phải đối mặt với làn sóng chỉ trích và khủng hoảng mạnh mẽ trong nước
Ông Maduro cũng nói thêm rằng, Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã đề nghị người đồng cấp bên Venezuela Delcy Rodriguez để tổ chức một số cuộc họp chính thức cấp cao, và ông Maduro đã chấp thuận lời đề nghị này.
Vào tháng 12-2010, vị tổng thống Venezuela khi đó là ông Hugo Chavez đã từ chối chấp nhận Đại sứ Mỹ Larry Palmer do Tổng thống Mỹ Barack Obama đề cử, vì ông Chavez cáo buộc các nhà ngoại giao Mỹ có những phát biểu thiếu tôn trọng về Venezuela.
Sau đó, để trả đũa, Mỹ thu hồi thị thực của Đại sứ Venezuela Bernardo Alvarez. Kể từ đây, các cơ quan ngoại giao của 2 nước không còn đại sứ lãnh đạo nữa.
Theo_An ninh thủ đô
Hậu Mỹ-Trung ""đấu khẩu"" tại Shangri-La: Món lợi kinh tế? Dù tuyên bố mạnh mẽ với Trung Quốc về biển Đông nhưng Washington sẽ không dễ dàng bỏ qua những lợi ích về kinh tế với nước này. Mỹ - Trung đối thoại thường niên sau căng thẳng về biển Đông Tối 5/6, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới Bắc Kinh để tham dự cuộc đối thoại Chiến lược và Kinh tế...