Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran quan ngại các nhóm khủng bố tại Syria
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran quan ngại về gia tăng sự hiện diện của các nhóm khủng bố tại tỉnh Idlib, Syria.
Chuyển nạn nhân sau một vụ không kích ở thị trấn Maaret al-Numan, tỉnh Idlib, Syria ngày 2/12/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là nhận định được đưa ra trong một tuyên bố chung sau cuộc thảo luận đa phương về Syria tại Nur-sultan, Kazakhstan.
Trong tuyên bố chung, các quan chức Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thiết lập hòa bình trên thực địa. Đại diện ba nước trên đồng thời phản đối âm mưu tạo dựng “thực tế mới trên thực địa, trong đó có việc thành lập chính phủ tự trị bất hợp pháp”, cũng như việc chiếm đoạt bất hợp pháp nguồn thu từ dầu mỏ tại Syria.
Liên quan đến Ủy ban Hiến pháp Syria, cả ba nước cho rằng cơ quan này nên hoạt động dựa trên cam kết mang tính xây dựng và thỏa hiệp mà không có sự can thiệp của nước ngoài và sự áp đặt về thời gian từ bên ngoài.
Video đang HOT
Ngoài Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, đại diện của Chính phủ Syria và của phe đối lập vũ trang tại Syria cũng tham gia cuộc thảo luận về Syria, vốn diễn ra trong hai ngày 10-11/12 tại Kazakhstan.
Ủy ban Hiến pháp Syria – do Liên hợp quốc (LHQ) công bố thành lập cuối tháng 9 vừa qua – nhằm soạn thảo một bản hiến pháp mới cho quốc gia Trung Đông này. Việc triển khai các công việc của ủy ban này là thỏa thuận chính trị cụ thể đầu tiên giữa Chính phủ Syria và phe đối lập để bắt đầu thực hiện một khía cạnh quan trọng trong Nghị quyết số 2254 của Hội đồng Bảo an LHQ, theo đó thiết lập thời gian biểu và phương thức để xây dựng hiến pháp mới.
Theo Thanh Hương (TTXVN)
Đánh bom xe giết chết 12 thường dân gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ
Ít nhất 12 thường dân đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong một vụ tấn công bằng bom xe ở phía bắc tỉnh Aleppo của Syria, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15-9.
Vụ nổ xảy ra tại một bãi đậu xe gần bệnh viện chính ở thị trấn Al-Rai, cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ khoảng 10 km. Vụ tấn công đã khiến bệnh viện và một số ngôi nhà gần đó bị phá hủy hoàn toàn, các nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ vẫn đang diễn ra.
Hiện vẫn chưa có tổ chức nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.
Vụ tấn công bằng bom xe đã phá hủy một bệnh viện và rất nhiều nhà cửa xung quanh
Trước đó tại tỉnh Idlib, ngày 15-9 quân đội chính phủ đã pháo kích vào phía nam Idlib, nơi mà theo hãng tin Reuters, hai tuần trước đó đã được an toàn trước những cuộc tấn công dữ dội của quân đội chính phủ nhờ một lệnh ngừng bắn.
Các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran đã có cuộc họp ba bên vào ngày 16-9 tại Ankara để cố gắng bảo đảm một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài ở phía tây bắc Syria sau khi các cuộc tấn công của quân chính phủ có nguy cơ làm rối loạn sâu sắc khu vực và đẩy làn sóng di cư mới về phía Thổ Nhĩ Kỳ.
Hội nghị thượng đỉnh ở Ankara, có sự tham gia của các quốc gia là đồng minh của Syria trong cuộc chiến kéo dài 8 năm ở đất nước này. Chiến sự ở Syria tập trung chủ yếu vào khu vực Idlib, lãnh thổ cuối cùng còn đang có sự hiện diện của phiến quân khi lực lượng này nỗ lực tìm cách lật đổ Tổng thống Syria Bashar Al-Assad.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hassan Rouhani của Iran đã ủng hộ Tổng thống Assad trong cuộc chiến chống lại phiến quân. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, cùng với Tổng thống Mỹ, các đồng minh châu Âu và Ả Rập, thì lại ủng hộ các phe phái nổi dậy khác nhau trong cuộc xung đột.
Các lực lượng của Tổng thống Assad, với sự hỗ trợ của Không quân Nga, đã giành lại quyền kiểm soát hầu hết các vùng đất bị mất trong chiến tranh. Trong những tháng gần đây, các lực lượng quân chính phủ đã tấn công Idlib và hiện đang chiếm ưu thế.
Lãnh đạo 3 nước Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga trong cuộc họp thượng đỉnh ba bên tại Ankara
Theo thỏa thuận đã ký với Moscow và Tehran hai năm trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã thiết lập 12 trạm quan sát quân sự ở tây bắc Syria nhằm hạn chế giao tranh giữa lực lượng quân chính phủ và phiến quân. Tuy nhiên, mới đây quân đội Syria tuyên bố có thể phá hủy các trạm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực Idlib để cắt đứt nguồn cung cho các nhóm khủng bố đang hoạt động trong khu vực.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cảnh báo rằng bất kỳ cuộc tấn công nào của chính phủ Syria vào các vị trí nêu trên sẽ nhận lại sự trả đũa tàn khốc từ các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ, và có thể dẫn đến nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Ankara và Damascus.
Cuộc chiến tranh 8 năm ở Syria đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người và buộc 13 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, một nửa trong số họ đã phải rời bỏ quê hương.
Theo anninhthudo
Con đường tiến tới hòa hợp dân tộc ở Syria còn chặng đường dài Cuộc họp đầu tiên của Ủy ban gồm 150 đại biểu đánh dấu "chương mới" cho Syria song quốc gia này vẫn còn chặng đường dài phía trước để tiến tới hòa bình. Hôm qua (30/10), một ủy ban có nhiệm vụ sửa đổi Hiến pháp cho Syria đã ra mắt tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở Geneve, Thụy Sỹ. Cuộc họp...