Nga, Thổ Nhĩ Kỳ hoàn tất việc bình thường hóa quan hệ
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được xem là đã hoàn tất tiến trình bình thường hóa quan hệ sau cuộc hội đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại thủ đô Mátxcơva, ngày 10-3…
Tổng thống Nga V.Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Điện Kremlin ngày 10-3. Ảnh: France 24
Đây là cuộc gặp thứ tư giữa hai nhà lãnh đạo trong vòng một năm qua, diễn ra trong bối cảnh hai nước nỗ lực thúc đẩy cải thiện quan hệ song phương sau một thời gian dài căng thẳng do vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga đang thực hiện nhiệm vụ ở biên giới Syria hồi tháng 11-2015.
Theo Reuters, tại cuộc hội đàm, ông chủ Điện Kremlin đánh giá cao mối quan hệ gần gũi giữa quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. “Chúng ta đã tích cực hợp tác để giải quyết những cuộc khủng hoảng sâu sắc nhất, mà trước hết là ở Syria. Tôi rất hài lòng khi ghi nhận rằng quân đội của chúng ta và các đơn vị đặc nhiệm khác đã thiết lập mối liên hệ gần gũi và hiệu quả”, Tổng thống Putin nêu rõ.
Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh rằng, nhờ có những hành động phối hợp giữa Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, lệnh ngừng bắn tại Syria nhìn chung được tuân thủ. Mátxcơva và Ankara nhất trí tiếp tục tích cực phối hợp hành động trong cuộc chiến chống khủng bố, trước hết là Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, kể cả tăng cường hợp tác giữa các cơ quan đặc nhiệm hai nước.
Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, theo kênh truyền hình France 24, Tổng thống Erdogan nhấn mạnh cuộc hội đàm lần này “có ý nghĩa rất to lớn trong kế hoạch đẩy mạnh hợp tác song phương”. Theo ông TErdogan, mối quan hệ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã có bước chuyển biến rõ rệt, mặc dù vẫn chưa đạt tới mức độ chắc chắn nhưng hai nước “đã hoàn tất tiến trình bình thường hóa quan hệ” và “quyết tâm làm mối quan hệ này ngày càng tốt đẹp hơn”.
Đáp lại, Tổng thống Putin nói rằng, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ “đã trở thành những đối tác thật sự trên nhiều lĩnh vực”. Theo Sputnik, Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng, trong thời gian gần đây, hai bên đã tái khởi động được nhiều cơ chế quan hệ song phương then chốt, trong đó có nhóm lập kế hoạch chiến lược chung, Ủy ban Hợp tác kinh tế liên chính phủ và diễn đàn xã hội, cũng như khôi phục các cuộc tiếp xúc theo các kênh cấp bộ và nghị sĩ, chính quyền các khu vực. Ông Putin cho rằng, thành công lớn nhất trong lĩnh vực hợp tác kinh tế trong thời gian gần đây là hai bên tái khởi động dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Akkuyu đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ và Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom lên kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt trong dự án Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”.
Video đang HOT
“Có thể tự tin xác nhận rằng, mối quan hệ của chúng ta đã quay lại con đường hợp tác đối tác thực sự trong nhiều lĩnh vực. Nga coi Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác quan trọng nhất, mong muốn duy trì đối thoại chính trị mạnh mẽ ở cấp cao nhất”, Tổng thống Putin khẳng định. Nhà lãnh đạo Nga cho rằng, hai nước có tiềm năng đáng kể cho “sự phát triển bền vững của mối quan hệ thân thiện”. “Chúng ta không chỉ có thể bắt kịp mà còn đạt được một mức độ mới về chất của sự hợp tác, ít nhất là phía Nga hướng tới và sẵn sàng cho điều đó”, Sputnik dẫn lời Tổng thống Putin.
Theo nhà lãnh đạo Nga, hai bên đã thông qua các mục tiêu và nhiệm vụ công tác chung, thảo luận các phương diện chiến lược trong phát triển quan hệ song phương, phối hợp trên trường quốc tế cũng như giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế.
Nhân dịp này, hai bên đã ký kết một loạt văn kiện hợp tác gồm chương trình hợp tác trung hạn trong lĩnh vực kinh tế-thương mại, khoa học-kỹ thuật và văn hóa giữa Chính phủ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2017-2020; biên bản ghi nhớ trong lĩnh vực đào tạo cán bộ ngoại giao và trao đổi các văn kiện thông tin; tuyên bố về kế hoạch hợp tác giữa Bộ Văn hóa Nga và Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ về tổ chức Năm văn hóa và du lịch… Ngoài ra, hai bên còn ký kết biên bản hợp tác giữa Viện Công tố Nga và Bộ Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Hoàng Vũ
Quân đội nhân dân
Ankara giữ con bài phi công lái Mig-23 bị bắn hạ
"Phi công đang được điều trị. Kết luận sẽ được đưa ra sau khi toàn bộ vụ việc được làm sáng tỏ".
Liên quan đến chiếc máy bay Mig-23 bị bắn rơi tại Thổ Nhĩ Kỳ hôm 4/3 vừa qua, mới đây Ankara cho biết, việc có giao nộp phi công cho Syria hay không sẽ được thông báo trong những ngày tới.
"Phi công đang được điều trị. Kết luận sẽ được đưa ra sau khi toàn bộ vụ việc được làm sáng tỏ", Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Nurettin Canikli khẳng định với báo chí và nói thêm rằng quyết định sẽ sớm được đưa ra.
Hiện trường chiếc máy bay Mig-23 bị bắn rơi
Theo ông Ismail Hakki Pekin, nguyên Cục trưởng Cục Tình báo Thổ Nhĩ Kỳ, một quyết định tích cực từ phía Chính phủ nước này sẽ trở thành bước đi đầu tiên trong bình thường hóa quan hệ giữa Ankara và Damascus.
"Thổ Nhĩ Kỳ và Syria không phải đang chiến tranh. Thổ Nhĩ ủng hộ phe đối lập Syria, chứ không phải đang chiến đấu với chính quyền Syria. Nếu hai nước chiến tranh thì sự trở lại của viên phi công sẽ rất phức tạp. Nhưng bởi Ankara và Damascus không có chiến tranh nên tôi không nghĩ sẽ có khó khăn gì trong việc này", ông Pekin nhận định.
Ông nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán là cần thiết trước khi phi công có thể được trả về nước, nhưng vấn đề hiện này là Ankara và Damascus không có quan hệ ngoại giao.
"Có lẽ Hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ có thể sẽ tham gia vào quá trình này. Nga cũng có thể tham gia với tư cách trung gian hòa giải. Có lẽ Syria sẽ có một yêu cầu chính thức trực tiếp, nhưng đó là vấn đề bởi Thổ Nhĩ Kỳ và Syria không có quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ có thể từ chối giao nộp phi công, thẩm vấn ông ta và sau đó trục xuất ông ta khỏi đất nước", ông Pekin nói.
Chuyên gia này lưu ý rằng, viên phi công đã không phạm tội gì bởi ông ta tham gia vào một nhiệm vụ chiến đấu của Syria. "Việc viên phi công trở về Syria sẽ trở thành một bước tiến quan trọng trong việc bình thường hóa quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Điều này có thể đặt nền móng cho quá trình bình thường hóa song phương", ông Pekin nhận định.
Gần đây, có thông tin các đơn vị của Lực lượng Dân chủ người Kurd Syria (SDF) đã trao quyền kiểm soát các khu vực gần Manbij cho Quân đội Syria. "Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, đây là một thời điểm tích cực. Trong bối cảnh này, việc giao trả phi công có thể đóng góp đáng kể cho sự phát triển quan hệ giữa Ankara và Damascus", ông Pekin cho biết.
Chuyên gia này tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa hai nước. "Ankara và Damascus nên thiết lập mối quan hệ hợp tác đầu tiên ở Manbij và sau đó là vấn đề người Kurd. Điều này có thể giúp quân đội Syria tăng cường kiểm soát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria và qua biên giới. Do đó Thổ Nhĩ Kỳ có thể giải quyết vấn đề người Kurd bằng con đường ngoại giao, chứ không phải quân sự", ông Pekin kết luận.
Trước đó hồi cuối tháng 2, khi quân đội Syria mở rộng phạm vi chiến đấu tại mặt trận Đông Aleppo đã xảy ra xung đột với các lực lượng Hồi giáo cực đoan do Ankara hậu thuẫn thuộc chiến dịch Lá chắn Euphrates tại vùng ngoại ô thành phố Al-Bab.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng tham gia vào cuộc xung đột, điều đó đã khiến hai quân đội của hai quốc gia vốn đã có mâu thuẫn sâu sắc, hình thành thế đối nghịch vũ trang trên khu vực chiến trường nóng bỏng này.
Các nhóm chiến binh thánh chiến do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn tuyên bố, quân đội Syria thương vong 22 binh sĩ trong và xung quanh Tadef. Trong khi đó, phóng viên chiến trường Al-Masdar News Yusha Yuseef khẳng định, những tuyên bố trên là phóng đại.
Ngày 4/3, ông Mehmet Sufhan (56 tuổi, phi công của quân đội Syria) điều khiển chiến đấu cơ Mig-23 cất cánh từ Latakia của Syria để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở Idlib. Tuy nhiên nó đã bị bắn hạ ngay sau khi cất cánh.
Nhận được thông tin chiến đấu cơ bị rơi trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, các nhân viên cứu hộ nước này đã tìm được một phi công bị thương phần cột sống, chân và mặt.
Ngay lập tức, phi công này đã được đưa đến chữa trị trong điều kiện tốt nhất tại một bệnh viện Thổ Nhĩ Kỳ.
Hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) dẫn lời Phát ngôn viên Ahmed Karaali của nhóm nhóm Hồi giáo Ahrar al-Sham tuyên bố, máy bay của chính phủ Syria đang ném bom tỉnh Idlib ở miền bắc Syria thì bị các lực lượng đối lập bắn rơi.
Theo Phương Nam
Đất Việt
Các phe phái vây chặt Al-Bab, thành trì của IS chuẩn bị sụp đổ Ngày 12/2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết, binh sỹ nước này và các phe nhóm nổi dậy Syria đã tiến vào trung tâm trị trấn Al-Bab, thành trì của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở miền Bắc Syria, đồng thời khẳng định việc giành quyền kiểm soát thị trấn này chỉ là "vấn...