Nga Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán thỏa thuận vũ khí tối tân mới
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang đàm phán về việc cung cấp vũ khí tối tân mới sau thỏa thuận S-400.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang đàm phán về việc cung cấp vũ khí tối tân mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết hôm 16/9 sau cuộc hội đàm với những người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ và Iran, ông Recep Tayyip Erdogan và ông Rassan Rouhani.
“Mối quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự (giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ) đang mở rộng. Hợp đồng trang bị cho các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ các hệ thống tên lửa S-400 Triumf của Nga đang được thực hiện. Các cuộc thảo luận đang được tiến hành về vũ khí tối tân mới”, ông Putin nói.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh: Reuters)
Nhà lãnh đạo Nga lưu ý rằng hợp tác Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đang phát triển năng động ở nhiều lĩnh vực. Theo lời ông, thương mại song phương đã vượt quá 25 tỷ USD vào năm 2018. Hai nước đang thực hiện các dự án năng lượng quan trọng chiến lược, như xây dựng nhà máy điện hạt nhân Akkuyu và đường ống dẫn khí Turk Stream.
Ngoài ra, hai nước đang mở rộng liên lạc trong lĩnh vực văn hóa và nhân đạo. Tổng thống Nga cảm ơn các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã có cuộc hội đàm hiệu quả về Syria ở Ankara. “Tôi tin tưởng rằng kết quả của Hội nghị thượng đỉnh sẽ thúc đẩy hòa bình và ổn định lâu dài ở Syria,” ông nói.
Tổng thống Nga. (Ảnh: Tass)
Việc Thổ Nhĩ Kỳ mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga hồi tháng 7 đã làm tăng nguy cơ các lệnh trừng phạt từ Mỹ. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đề nghị bán hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Raytheon Co cho Ankara đã hết hạn. Tuy nhiên, ông Erdogan nói với Reuters rằng ông đã thảo luận về việc mua Patriots trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump hai tuần trước và sẽ tiếp tục thảo luận khi họ gặp nhau tại Đại hội đồng Liên hợp quốc sắp khai mạc.
Video đang HOT
(Nguồn: Tass, Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Toan tính thực sự của Thổ Nhĩ Kỳ đằng sau cuộc khủng hoảng S-400
Mua hệ thống S-400 của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ không hề "quay lưng" với Mỹ và phương Tây như nhiều người lầm tưởng.
Ngày 31/7, hạn chót Mỹ đặt ra cho Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chấm dứt thỏa thuận mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga đã kết thúc. Trong bối cảnh Ankara đang nỗ lực đàm phán với Washington và thuyết phục Mỹ không áp đặt các lệnh trừng phạt, các nhà phân tích phương Tây bắt đầu thảo luận về sự dịch chuyển lớn trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ. Một số người thậm chí còn cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã "quay lưng lại với Mỹ" và xích lại gần Nga hơn.
Hệ thống S-400 được vận chuyển từ Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ ngày 12/7/2019. Ảnh: AP
Mặc dù đây không phải lần đầu tiên 1 thành viên NATO mua vũ khí từ Moscow bởi Hy Lạp từng mua hệ thống S-300 của Nga năm 1996 song thỏa thuận giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ lại diễn ra trong bối cảnh căng thẳng phương Tây và Nga leo thang, khoét sâu vào những chia rẽ vốn đã tồn tại trong liên minh xuyên Đại Tây Dương này. Thương vụ S-400 đã gây nên một cuộc khủng hoảng nội bộ trong liên minh và khiến Washington "lo ngay ngáy".
Thực tế là việc mua hệ thống S-400 sẽ ảnh hưởng đến liên minh chiến lược giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ song nó sẽ không phá vỡ mối quan hệ này. Trong tương lai, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ còn phải cân bằng giữa tư cách thành viên trong NATO và các đối tác khác thay vì chọn bên này, bỏ bên kia.
Tồn tại trong một thế giới đa cực
Để hiểu tại sao Thổ Nhĩ Kỳ quyết định mua hệ thống vũ khí của Nga, cần phải đặt thỏa thuận này trong những diễn biến toàn cầu hiện nay so với những năm trước đó.
Khi NATO được hình thành cách đây 70 năm, các vấn đề quốc tế bị chi phối bởi cuộc Chiến tranh Lạnh giữa 2 siêu cường là Liên Xô và Mỹ. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Washington đã có các động thái nhằm thiết lập một trật tự đơn cực trên thế giới kéo dài trong gần 2 thập kỷ. Tuy nhiên, ngày nay, nhiều cường quốc khác trong đó có Nga và Trung Quốc đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng trên trường quốc tế. Thế giới dịch chuyển sang hệ thống đa cực.
Do đó, các liên minh truyền thống cũng đang thay đổi và các quốc gia đang điều chỉnh chính sách đối ngoại của họ để thích nghi với thực tế mới này. Bản thân Mỹ cũng thay đổi hướng tiếp cận với cả bằng hữu và kẻ thù.
Chẳng hạn, sự bất đồng giữa Washington và các đồng minh châu Âu đang ngày càng gia tăng, đặc biệt về các khoản đóng góp quốc phòng và đề xuất thành lập quân đội EU của châu Âu do các nhà lãnh đạo Pháp và Đức khởi xướng. Tổng thống Mỹ Donald Trump không ít lần chỉ trích các đồng minh châu Âu khi các nước này nhập khẩu năng lượng từ Nga. Năm 2018, ông Trump tỏ rõ thái độ không hài lòng khi cho rằng Đức đang phụ thuộc vào Nga về khí đốt và việc Đức quyết định thúc đẩy dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2.
Tóm lại, EU và NATO chia rẽ trong nhiều vấn đề, trong đó bao gồm cả mối quan hệ với Nga. Tuy nhiên, điều đó cũng không ngăn cản việc Tổng thống Trump tìm cách cải thiện quan hệ với Moscow.
Tổng thống Trump không chỉ dự cuộc gặp một - một với người đồng cấp Nga Vladimir Putin mà chính quyền của ông còn đang nỗ lực hợp tác với điện Kremlin trong một số vấn đề, đặc biệt là trong cuộc chiến ở Syria.
Tháng 2/2019, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, đồng minh thân cận của Tổng thống Trump đã thăm Moscow và đề xuất với Tổng thống Putin một kế hoạch hợp tác Mỹ-Nga-Israel ở Syria. Ngay sau đó, một hội nghị "chưa từng có tiền lệ" giữa 3 bên đã diễn ra với sự tham gia của các cố vấn an ninh quốc gia của 3 nước.
Câu hỏi đặt ra là nếu Mỹ muốn tìm kiếm các mối quan hệ bên ngoài liên minh truyền thống thì tại sao các nước khác lại không được làm như vậy?
Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ
Một thế giới đa cực không chỉ thay đổi bản chất của các liên minh mà còn khiến Ankara nỗ lực cân bằng chính sách đối ngoại của mình. Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã phàn nàn trong những năm qua rằng Mỹ không phải một đối tác đáng tin cậy. Liên minh giữa Mỹ với lực lượng người Kurd mà Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố ở phía Bắc Syria và việc dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen - người mà các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc đã tham gia cuộc đảo chính tháng 7/2016 đã tạo ra những rào cản giữa 2 đồng minh lâu năm này.
Hơn nữa, Mỹ đã không "bật đèn xanh" trước yêu cầu mua hệ thống phòng không Patriot từ Thổ Nhĩ Kỳ cho tới khi Ankara tìm đến thỏa thuận mua S-400 với Nga. Thậm chí, Mỹ còn yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ các điều khoản về giá cả và quy trình sản xuất chung chặt chẽ hơn so với Nga. Những yếu tố trên đã khiến Washington và Ankara càng thêm mất niềm tin vào nhau. Điều này đẩy Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận đề xuất mua hệ thống của Nga để phòng vệ trước các mối đe dọa từ Syria, Iraq và Iran.
Mỹ ngay sau đó cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt thỏa thuận với Nga. Washington lo ngại hệ thống tên lửa của Nga có thể thu thập các thông tin từ hạ tầng của NATO và các chuyên gia quân sự Nga sẽ tham gia vào quá trình vận hành hệ thống này. Cả Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đều cảnh báo thương vụ S-400 có ảnh hưởng tiêu cực đến sự gắn kết giữa Thổ Nhĩ Kỳ với NATO cũng như "phủ bóng" lên mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Ankara và các đồng minh phương Tây.
Phản hồi lại, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần khẳng định với Mỹ rằng các thiết bị của NATO và Nga sẽ được tách riêng để tránh Nga tiếp cận công nghệ của Mỹ và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát hoàn toàn hệ thống S-400. Ankara cũng khẳng định rằng việc Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35 vì mua S-400 của Nga sẽ làm suy yếu an ninh cánh phía nam của NATO.
Thổ Nhĩ Kỳ không "quay lưng" với phương Tây
Thổ Nhĩ Kỳ không ít lần đề xuất mua hệ thống phòng thủ Patriot nếu thỏa thuận này bao gồm việc 2 nước sẽ sản xuất chung. Trong cuộc họp hôm 14/7 ở Istanbul, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu với báo giới rằng ông đã nhắc lại đề nghị này tại cuộc gặp với Tổng thống Trump ở Osaka, Nhật Bản, đồng thời cho biết Tổng thống Mỹ cũng quan tâm đến một thỏa thuận quốc phòng toàn diện với Thổ Nhĩ Kỳ.
Từ quan điểm của Ankara, mua hệ thống phòng thủ Patriot không chỉ nhằm đảm bảo an ninh mà còn tái khẳng định các cam kết của nước này với Mỹ. Sở hữu cả S-400 và Patriot, Ankara cũng xây dựng được một lưới phòng thủ toàn diện hơn. Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm một quan hệ ổn định và lâu dài với Mỹ trong khi duy trì quan hệ thực dụng và ngắn hạn với Nga.
Cũng cần chỉ ra rằng, ngoài việc củng cố quan hệ với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ còn hợp tác quân sự với nhiều nước châu Âu khác. Nước này đã ký với Pháp và Italy một thỏa thuận mua hệ thống tên lửa đất đối không từ công ty Eurosam, cũng như ký với Anh một thỏa thuận mua chiến đấu cơ trị giá 133 triệu USD cách đây 2 năm, biến London thành 1 trong những đối tác quốc phòng chính của Ankara.
Những thỏa thuận này cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ vẫn duy trì quan hệ với các đồng minh NATO và tiếp tục các cam kết của mình với phương Tây.
Thương vụ mua bán S-400 thực sự đã làm suy yếu quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ và các đồng minh NATO khác song sẽ không thay đổi tầm nhìn địa chính trị và sự hợp tác với phương Tây của quốc gia này./.
Theo Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo Al Jazeera
Chuyển tên lửa S-400 đợt 2 cho Thổ Nhĩ Kỳ, Nga phải huy động cả chiến dịch Một quan chức Nga cho biết, để có thể chuyển hết các hệ thông tên lửa S-400 đợt 2 cho Thổ Nhĩ Kỳ, Nga phải huy động nhiều máy bay vận tải. Tên lửa S-400 do Nga chế tạo - ảnh tư liệu. Hoạt động không vận của quân đội Nga để cung cấp lô hệ thống phòng không S-400 thứ hai do...