Nga thiêu đốt khủng bố bằng vũ khí nhiệt áp
Để giành lợi thế trước quân khủng bố tại Hama, Nga đã quyết định dùng tới vũ khí khủng khiếp nhất hiện diện tại Syria – pháo nhiệt áp TOS-1A.
Chiến trường khốc liệt
Ngày 29/3, với sự yểm trợ của vũ khí hạng nặng Nga, quân đội Syria và những lực lượng ủng hộ đã chặn đứng được cuộc tấn công của các nhóm khủng bố cố thủ tại vùng nông thôn phía Bắc Hama.
Từ đây, bắt đầu mở chiến dịch phản công giành lại các địa bàn bị đánh chiếm lân cận. Tham gia đợt tấn công này có lực lượng của Sư đoàn 11 và lực lượng Tiger.
Với lực lượng này, quân đội Syria đánh chiếm một số trạm kiểm soát nằm phía Tây Bắc thị trấn Qomhana gồm các trạm kiểm soát hỏa lực Madajin Al-Sabahi, Madajin Al-Mohendiseen và Al-Qataar Al-Shmaal.
Giành lại được những điểm chốt kiểm soát này, quân đội Syria có thể bảo vệ cánh đồng phía bắc thị trấn Qomhana và tổ chức vùng đệm an ninh quan trọng xung quanh thị trấn.
Pháo nhiệt áp khai hỏa tại Hama.
Cho đến thời điểm này, thị trấn Qomhana vẫn là mục tiêu quan trọng cần bảo vệ của quân đội Syria, các đơn vị vũ trang tại đây vẫn đối mặt với cuộc tấn công quy mô lớn phía tây Qomhana, trên hướng này các nhóm thánh chiến đang tấn công theo hướng nam làng Khattab về phía thành phố Hama.
Theo nguồn tin quân sự địa phương, để giành được lợi thế trong các đợt tấn công trước lực lượng thánh chiến, Nga đã phải huy động tới pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A.
Video đang HOT
Thiêu đốt khủng bố
Việc TOS-1A được dùng tại chiến trường Hama cho thấy, Nga đã phải huy động đến loại vũ khí có sức mạnh khủng khiếp hàng đầu được lực lượng này đưa đến Syria, trang mạng tiếng Nga BMPD cho biết.
Theo nguồn tin này, lý do TOS-1A được xếp vào hàng vũ khí hủy diệt bởi đạn của hệ thống này được chia làm hai loại gồm đầu đạn chứa chất gây cháy và đầu đạn sử dụng chất nổ thermobaric (nhiệt áp bari) – loại thuốc nổ thường được sử dụng để chế tạo bom công phá ứng dụng công nghệ chân không (fuel-air explosive).
Cả hai loại đầu đạn này khi bắn đến mục tiêu sẽ tạo ra các đám mây lửa đốt cháy, hủy diệt mục tiêu do khi nổ khí gas chứa trong tên lửa sẽ được giải thoát.
Cơ chế bắn của dàn hỏa lực TOS-1A là từng quả một hoặc 2 quả cùng lúc. Dù phóng quả một hay phóng cặp một, dàn TOS-1A chỉ mất có 0,5 giây để khai hỏa. Một dàn phóng tên lửa TOS-1A có chứa 30 đầu đạn gây cháy có thể tạo ra một khoảng cháy rộng từ 200 đến 400 mét.
TOS-1A được tích hợp một hệ thống điều khiển và kiểm soát hỏa lực tương đối hiện đại. Hệ thống này có kích thước không quá lớn và được bố trí ngay trong thân xe nên có thể phần nào hạn chế được khả năng phát hiện điểm yếu từ các phương tiện chiến đấu của kẻ địch.
Khi đang hành tiến, TOS-1A có thể chuyển từ trạng thái di chuyển sang trạng thái dừng để sẵn sàng nhả đạn tấn công trong vòng 90 giây. Xe chở hỏa lực TOS-1A được trang bị một lưỡi xúc gắn phía dưới gầm trước để có thể tự đào công sự khi cần thiết. Khả năng chống đạn của vỏ ngoài thân xe tương đương với vỏ xe tăng chủ lực T-72.
Với sức mạnh hủy diệt của TOS-1A, rất khó có cơ hội thoát thân cho lực lượng thánh chiến khi bị vũ khí này tấn công. Tuy nhiên, với khả năng thiêu đốt trên một diện tích rộng lớn khi khai hỏa, vũ khí này cũng hoàn toàn có thể gây thương vong cho dân thường.
Theo Tuấn Vũ
Đất Việt
Su-35 có bị bắn rơi khi không kích Hama?
Việc tiêm kích Su-35 thực hiện không kích cứu trận địa Hama những ngày qua đang đặt chiến đấu cơ này trước những nguy cơ bị bắn hạ.
Theo các trang mạng về tình hình chiến sự Trung Đông, những nguy cơ đang rình rập chiến đấu cơ Su-35 Nga tại Hama là hoàn toàn có thật.
Nguồn tin này cho biết, ngay từ cuối năm 2016, lực lượng khủng bố tại Syria đã tuyên bố phát triển thành công hệ thống tên lửa đất đối không đủ sức đánh bại không chỉ trực thăng mà cả chiến đấu cơ cánh cố định.
Tên lửa phòng không tự chế của khủng bố.
Từ những hình ảnh do nhóm khủng bố này công bố cho thấy, một quả tên lửa có kích thước rất lớn được đặt trên bệ phóng tự chế lắp vào khung thân xe tải nhỏ.
Loại tên lửa trên được cho là mẫu đạn không đối không R-40 được biên chế trong quân đội chính phủ Syria. Nhiều ý kiến cho rằng, có khả năng phiến quân IS lấy được vũ khí trên từ các căn cứ quân đội Syria bị chiếm giữ.
R-40 (NATO gọi là AA-6 Acrid) là tên lửa không đối không tầm xa được Liên Xô phát triển trang bị cho các tiêm kích nhanh nhất thế giới MiG-25. R-40 có trọng lượng tới 461kg, mang đầu nổ 70kg, tầm bắn 30-80km, tốc độ Mach 4,5-5, trang bị đầu dò radar chủ động hoặc hồng ngoại.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, chưa ghi nhận bất cứ trường hợp máy bay, trực thăng nào của quân đội Syria hay không quân Nga bị vũ khí này tấn công.
Dù chưa có thiệt hại đáng kể, nhưng việc IS sở hữu R-40 được xem là một thông tin đáng báo động đối với Nga cũng như các lực lượng khác tham chiến tại Syria.
Không chỉ đang nắm trong tay R-40, trước đó cũng không ít lần xuất hiện tin đồn IS đã cướp được một số lượng lớn tên lửa không đối không R-3S, R-13M, R-60, R-73E.
Dựa trên nền tảng đó, phiến quân khủng bố hoàn toàn có thể chế tạo, hoàn thiện và phát triển tên lửa đất đối không để đối phó với máy bay Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cũng như liên quân các nước.
Ngoài số vũ khí kể trên, hiện nay các nhóm khủng bố tại Syria đều đang sở hữu tên lửa phòng không vác vai FN-6 do Trung Quốc sản xuất, Igla của Nga, Stinger của Mỹ...
Những tên lửa này hoàn toàn có thể khiến những chiến đấu cơ như Su-35 phải nằm đất nếu lọt vào tầm bắn của chúng.
Tiêm kích Su-35 không kích tại Hama.
Trang Defence-blog dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, đợt không kích vừa qua được Su-35 thực hiện nhằm đẩy lùi đà tấn công của các nhóm phiến quân Hồi giáo ở khu vực gần tỉnh Hama, miền trung Syria.
Chiến đấu cơ thế hệ 4 của Nga đã liên tiếp nã rocket vào vị trí của liên minh hồi giáo cực đoan Tahrir al-Sham, do nhóm khủng bố Fateh al-Sham (trước đây là al-Nusra, chi nhánh al-Qaeda ở Syria) đứng đầu tại đây.
Nhờ những đợt nã đạn cấp tập, phiến quân phần bị thiệt mạng, số còn lại đã bỏ vị trí tháo chạy.
Theo Tuấn Hưng
Đất Việt
Tiêm kích Su-35 phóng rocket rực trời Hama Để chặn đứng đợt tiến công của phiến quân Hồi giáo ở tỉnh Hama, tiêm kích Su-35 của Nga đã chi viện hỏa lực bằng cách phóng rocket. Thông tin này được trang Defence-blog dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, đợt không kích này được Su-35 thực hiện hôm 25/3 nhằm đẩy lùi đà tấn công của các nhóm phiến quân...