Nga theo sát tác động của căng thẳng Biển Đỏ tới thị trường năng lượng
Thứ trưởng phụ trách chính sách năng lượng của Nga, ông Alexander Novak, ngày 1/2 cho biết Nga đang theo dõi sát sao tác động từ tình hình căng thẳng ở Biển Đỏ đối với thị trường năng lượng toàn cầu.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Alexander Novak cho biết tình hình hiện tại ở Biển Đỏ đã ảnh hưởng “lớn” đến “chuỗi logistics và các mối quan hệ thương mại”. Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia, quan chức này cho hay Nga nói riêng và nhóm OPEC , bao gồm Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác, nói chung cần liên tục theo dõi tình hình, để có thể đưa ra các quyết định chung kịp thời nhằm điều chỉnh và cân bằng thị trường, bằng cách quản lý sản lượng và lượng dầu xuất khẩu để hỗ trợ giá “vàng đen”.
Xuất khẩu năng lượng là một nguồn doanh thu quan trọng đối với nền kinh tế Nga. Giá dầu toàn cầu đã tăng khoảng 10% kể từ đầu tháng 12/2023.
Lầu Năm Góc mới đây cho biết lực lượng Houthi ở Yemen đã tiến hành hơn 30 cuộc tấn công nhằm vào các tàu thương mại và hải quân kể từ ngày 19/11 năm ngoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 31/1 cho biết hoạt động vận tải container tại Biển Đỏ – một tuyến đường quan trọng dẫn đến Kênh đào Suez, đã giảm gần 30% trong năm nay do các cuộc tấn công nói trên.
Trước đó, nền tảng PortWatch của IMF chỉ ra rằng trong khoảng hai tuần đầu tháng Một năm nay, tổng khối lượng vận chuyển, không chỉ có các container, qua Kênh đào Suez nối Biển Đỏ với Địa Trung Hải đã giảm 37% so với cùng kỳ năm trước. Theo Phòng Vận tải quốc tế, các cuộc tấn công của Houthi đã khiến một số công ty vận tải phải chuyển hướng đi vòng quanh phía Nam châu Phi để tránh Biển Đỏ, tuyến đường thương mại quan trọng vận chuyển tới 12% khối lượng thương mại toàn cầu.
Trao đổi với báo giới, ông Jihad Azour, Giám đốc phụ trách Trung Đông và Trung Á của IMF, cho biết thêm “tình trạng thương mại sụt giảm đã tăng tốc vào đầu năm nay”. Ông Azour nhận định tình hình bất ổn vẫn còn cao và những diễn biến này sẽ quyết định mức độ thay đổi và chuyển đổi trong mô hình thương mại về mặt khối lượng cũng như về tính bền vững.
WTO: Lượng lúa mì vận chuyển qua Kênh đào Suez giảm gần 40%
Lượng lúa mì vận chuyển qua Kênh đào Suez đã giảm gần 40% trong nửa đầu tháng 1/2024, xuống còn 500.000 tấn, do lo ngại về các vụ tấn công tàu chở hàng trên Biển Đỏ và Vịnh Aden.
Tàu chở hàng di chuyển qua Kênh đào Suez ngày 13/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã công bố thông tin trên ngày 18/1 dựa theo dữ liệu tổng hợp cùng Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC).
Con số này phản ánh xu hướng các hãng vận tải biển phải chuyển hướng tàu chở lúa mì sau các vụ tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen nhằm vào tàu thuyền trên Biển Đỏ.
WTO thông báo, trong tháng 12 năm ngoái, chỉ có khoảng 8% lượng lúa mì từ Liên minh châu Âu, Nga và Ukraine thường đi qua Kênh đào Suez đã chuyển sang các tuyến đường khác. Con số này tăng vọt lên khoảng 42% trong nửa đầu tháng 1/2024. Điều này ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu, đặc biệt là đối với các quốc gia phụ thuộc vào nguồn lúa mì nhập khẩu. Cùng với những lo ngại về an ninh lương thực đang gia tăng trên toàn thế giới, tình hình căng thẳng ở Biển Đỏ khiến thị trường thêm bất ổn.
Hội nghị Davos 2024: WTO đánh giá về thương mại toàn cầu trong năm 2024 Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala ngày 18/1 cho biết bà cảm thấy không lạc quan về tình hình thương mại trên toàn cầu trong năm nay. Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), bà Ngozi Okonjo-Iweala phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, phát biểu...