Nga thề ‘trả đũa’ Nhật Bản vì lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine
Theo AFP, hôm 29/4, Nga tuyên bố sẽ &’ trả đũa’ Nhật Bản khi nước này quyết định từ chối thị thực cho 23 công dân Nga theo các lệnh trừng phạt bổ sung liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết, quyết định của Tokyo đã “khiến Matxcơva thất vọng, và tất nhiên Nga sẽ không để yên mà không hành động đáp trả”.
Một người ủng hộ Nga tại đông Ukraine.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Nhật Bản tuyên bố các công dân Nga nằm trong danh sách bị trừng phạt bị nghi ngờ đã “vi phạm sự thống nhất về chủ quyền và lãnh thổ của Ukraine”.
Danh sách trên không được công bố, nhưng theo các phương tiện truyền thông Nhật Bản, nó bao gồm một số quan chức chính phủ Nga.
Thông báo của Tokyo được đưa ra sau khi Mỹ và châu Âu bổ sung thêm danh sách trừng phạt đối với một số quan chức Nga và các công ty có mối liên kết với điện Kremlin.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Nga mô tả quyết định của Tokyo là “một bước đi vụng về dưới sức ép của nước ngoài” và rằng “Những nỗ lực của Nhật Bản nhằm gây áp lực cho Nga sẽ không thể giảm bớt leo thang căng thẳng ở Ukraine”.
Mối quan hệ giữa Matxcơva và Tokyo vốn được cho là đã căng thẳng trong nhiều thập kỷ qua vì tranh chấp chủ quyền đối với 4 đảo ở Thái Bình Dương mà Nga gọi là Nam Kuril và Nhật Bản gọi là Các vùng lãnh thổ phía Bắc.
Theo VNE
Nhà chức trách Úc: Mảnh vỡ máy bay ở vịnh Bengal không phải của MH370
Nhà chức trách Úc vào ngày 30.4 lên tiếng bác bỏ báo cáo của một công ty thám hiểm đại dương Úc về việc tìm thấy mảnh vỡ tại vịnh Bengal, được cho là của chuyến bay MH370 mất tích.
Một thủy thủ trên tàu Hải quân Úc HMAS Success đang tìm kiếm MH370 tại Ấn Độ Dương - Ảnh: Reuters
Vào hôm 28.4, GeoResonance, công ty có trụ sở tại thành phố Adelaide, miền nam nước Úc, cho biết họ đã phát hiện được mảnh vỡ của một chiếc máy bay nằm cách khu vực tìm kiếm hiện tại của đội tìm kiếm quốc tế khoảng 5.000 km.
Đến ngày 29.4, Quyền Bộ trưởng giao thông Malaysia Hishammuddin Hussein cho biết ông đang xác minh thông tin này. Tuy nhiên, Cơ quan của Úc điều phối hoạt động tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích (JACC) lại cho rằng phát hiện của GeoResonance không liên quan đến MH370.
"Vị trí MH370 (tại vịnh Bengal) theo như công bố trong báo cáo của GeoResonance không nằm trong vùng tìm kiếm và cứu hộ của Úc", một phát ngôn viên của JACC nói với AFP.
"Đội tìm kiếm do chính phủ Úc dẫn đầu đang dựa vào các thông tin từ vệ tinh, cũng như những dữ liệu khác để xác định vị trí của chiếc máy bay bị mất tích. Còn vị trí ghi trong báo cáo của GeoResonance không nằm trong hành lang tìm kiếm, vốn đã được xác định dựa vào các tính toán từ dữ liệu vệ tinh trước đây", vị này cho hay.
"Đội tìm kiếm quốc tế tự tin rằng điểm dừng cuối cùng của chiếc máy bay mất tích là ở phần phía nam của hành lang tìm kiếm", phát ngôn viên của JACC nói thêm.
Được biết, chiếc Boeing 777 chở theo 239 hành khách và phi hành đoàn đã mất tích không lâu sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur vào ngày 8.3.
Dựa theo các tính toán từ tốc độ, nhiên liệu của chiếc máy bay và dữ liệu vệ tinh, các nhà điều tra cho rằng MH370 đã đổi hướng và bị rơi xuống vùng biển phía nam Ấn Độ Dương.
Tuy nhiên, cho đến nay, đội tìm kiếm vẫn chưa tìm ra tung tích của máy bay tại khu vực này.
Hiện việc tìm kiếm từ trên không đã bị ngưng lại, trong khi hoạt động lùng tìm bằng tàu ngầm không người lái và các công nghệ khác dưới đáy biển dự kiến sẽ được tiếp tục trên một vùng rộng khoảng 56.000 km2.
Chính phủ Úc phớt lờ phát hiện của GeoResonance?
Công ty Úc cho rằng các quan chức trong nước đã phớt lờ thông tin của mình, theo CNN. GeoResonance cho biết đã gửi email và gọi điện cho những quan chức chịu trách nhiệm điều hành cuộc tìm kiếm MH370 nhưng không được hồi đáp.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến công ty này quyết định công bố kết quả tìm kiếm của mình ra công chúng.
David Pope, phát ngôn viên của GeoResonance, nói với CNN rằng ông ban đầu công ty không định công bố công khai, nhưng cuối cùng thì đây là cách duy nhất để phát hiện của công ty được biết đến.
"Chúng tôi là một nhóm lớn các nhà khoa học và chúng tôi đã bị phớt lờ. Chúng tôi cho rằng chúng tôi có nghĩa vụ mang tính đạo đức là phải trình phát hiện của nhóm lên nhà chức trách", ông Pope cho hay.
Vào hôm GeoResonance công bố phát hiện của mình (28.4), các quan chức Malaysia đã liên lạc với công ty và đã ngồi nghe báo cáo kỹ thuật kéo dài 1 tiếng rưỡi của công ty này.
Ông Hussein sau đó đã ra thông cáo cho biết Malaysia "đang làm việc với các đối tác quốc tế để đánh giá độ tin cậy của thông tin (từ GeoResonance).
Theo VNE
Văn hóa "trả đũa" trong ngoại giao Trực tiếp hoặc gián tiếp, công khai hoặc tinh vi, những đấu pháp được coi là "trả đũa" trong ngoại giao được thể hiện ở muôn hình vạn trạng nhưng đôi khi nó lại có tác dụng làm giảm nhẹ căng thẳng và xoa dịu mâu thuẫn. Không phải lúc nào cũng "tay bắt mặt mừng", trong quan hệ ngoại giao luôn có...