Nga thể hiện quyết tâm chiến lược khi “thâu tóm” sân bay Qamishli ở Syria
Nga đang biến sân bay Qamishli ở Syria hành căn cứ quân sự thứ 3 của mình, với vị trí đắc địa của sân bay này, chiến lược của Nga ở Trung Đông sẽ được củng cố vững chắc.
Theo báo cáo của truyền thông Nga, Moscow đang lên kế hoạch nâng cấp một sân bay quân sự cỡ lớn ở Qamishli, thuộc tỉnh al-Hasakah ở phía đông bắc Syria, đồng thời đã làm tốt công tác tiếp nhận máy bay chiến đấu. Sau khi căn cứ mới được hoàn thành và được sự xác nhận bởi luật pháp Syria, nó sẽ trở thành căn cứ quân sự thứ ba thuộc sở hữu chính thức của Nga ở Syria, sau căn cứ không quân Hmeymim và căn cứ hải quân Tartus. Việc Nga xây dựng một căn cứ quân sự mới ở Syria không chỉ đáp ứng yêu cầu tăng cường sự hiện diện quân sự ở Syria để thúc đẩy cuộc chiến chống khủng bố, mà còn phản ánh những cân nhắc chiến lược sâu sắc hơn.
Ảnh vệ tinh chụp sân bay Qamishli. Nguồn: people.com.cn.
Tăng cường sự hiện diện quân sự ở Syria: Damascus là một đồng minh truyền thống và là trận địa trung tâm của Liên Xô ở Trung Đông. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga buộc phải rút khỏi Syria và Trung Đông, từ đó sự hỗ trợ quân sự của nước này ở Syria đã bị suy yếu rất nhiều. Vào cuối tháng 9/2015, Nga đã nhân cơ hội của cuộc đấu tranh chống khủng bố để trở lại Syria và có được quyền sử dụng 49 năm của Căn cứ không quân Hmeymim và Căn cứ hải quân Tartus, và sau khi hết hạn, họ vẫn được hưởng quyền ưu tiên.
Trên cơ sở đó, Nga cũng giành được căn cứ không quân Qamishli, tất cả đều nhấn mạnh quyết tâm chiến lược của Nga trong việc duy trì vững chắc sự hiện diện quân sự của mình ở Syria. Theo báo cáo, căn cứ không quân Qamishli có cơ sở vật chất tốt hơn căn cứ không quân Hmeymim. Trước đây, máy bay vận tải quân sự Su-25M3 và Il-76 của Không quân Nga cũng đã hạ cánh tại đây.
Máy bay Su-25M3 của Nga. Nguồn: people.com.cn.
Trở thành bên chiến thắng cuối cùng trong cuộc đấu tranh chống khủng bố của Syria: Chống khủng bố và giúp Syria khôi phục trật tự, tái thiết đất nước là những ưu tiên cốt lõi và hàng đầu trong chiến lược Trung Đông mới của Nga. Kể từ khi gửi quân tới Syria, Nga đã loại bỏ tất cả các loại can thiệp và “chướng ngại vật”, đồng thời kiên quyết trấn áp các tổ chức khủng bố cực đoan như “Nhà nước Hồi giáo” ở Syria.
Video đang HOT
Hiện tại, Idlib là “thành trì” cuối cùng còn lại của lực lượng phiến quân trong cuộc chiến chống khủng bố ở Syria, cuộc nội chiến của Damascus có chấm dứt hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc Nga đánh hạ “thành trì” này. Về vấn đề này, Nga đã thể hiện quyết tâm diệt trừ tàn dư khủng bố bằng mọi giá. Sân bay Qamishli ở phía đông bắc Syria nằm sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, nếu có được sân bay này, Nga có thể tạo ra một mức độ áp lực tâm lý nhất định đối với Thổ Nhĩ Kỳ, điều này có thể hỗ trợ mạnh mẽ cho việc đánh hạ phiến quân ở Idlib.
Lực lượng Nga ở Idlib. Nguồn: people.com.cn.
Kiểm soát các vấn đề Syria: Nga có danh nghĩa hợp pháp khi tham gia vào hoạt động chống khủng bố ở Syria, những nỗ lực của Nga trong việc tấn công chống chủ nghĩa khủng bố, hoạt động viện trợ nhân đạo và khôi phục hòa bình, ổn định trong khu vực không chỉ giành được sự tin tưởng cao từ chính phủ và nhân dân Syria, mà còn tạo ra lực ảnh hưởng lớn trong các sự vụ của Syria. Đây là điều mà phương Tây không muốn thấy và Thổ Nhĩ Kỳ cũng không sẵn lòng.
Từ góc độ này có thể thấy, không chỉ Mỹ là đối thủ, mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng là “kẻ thù”. Có thể nói, siết chặt “không gian” của Mỹ ở Syria đang là một lựa chọn chính sách của Nga tại đây. Sân bay Qamishli đã bị kiểm soát nhiều năm bởi Quân đội Mỹ và lực lượng người Kurd. Khi Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào miền bắc Syria tháng 10/2019 để chiến đấu với lực lượng người Kurd, Quân đội Mỹ đã nhanh chóng rút lui. Nga dường như không mất một viên đạn nào để tiếp quản sân bay này.
Sân bay Qamishli có vị trí đắc địa ở Trung Đông. Nguồn: people.com.cn.
“Đứng chân” tại Syria và “bao quát” toàn bộ Trung Đông: Nga đã đầu tư rất nhiều nhân lực và vật lực tại Syria, đây cũng là quốc gia nhận được sự hỗ trợ nhiều nhất của Nga tại Trung Đông. Ngay sau khi Quân đội Syria thu hồi được vùng đất đã mất cuối cùng của họ, ngày 7/1/2020, Tổng thống Nga Putin đã chọn Syria là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du năm mới của ông. Sau đó, ngày 23/3, Tổng thống Putin cũng phái Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu tới Syria. Tất cả những điều này cho thấy tầm quan trọng của Syria đối với Nga không chỉ thể hiện qua quan hệ song phương, mà còn là bàn đạp cho hiến lược của Nga ở Trung Đông.
Đức Trí
Người Kurd mời Mỹ vào Đông Bắc Syria canh mỏ dầu
Dân quân người Kurd xác nhận đã nối lại hợp tác với lực lượng Mỹ và đang cùng nhau triển khai binh sĩ đến các khu vực có mỏ dầu ở Đông Bắc Syria để canh gác.
Sputnik ngày 3-12 dẫn thông báo của Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) có nòng cốt là dân quân người Kurd cho biết nhóm đã cùng liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu triển khai lực lượng ở một loạt thành phố ở Đông Bắc Syria, bao gồm Al-Hasakah, Qamishli, Al-Malikiyah và Deir ez-Zor nhằm bảo vệ các mỏ dầu.
Binh sĩ Mỹ canh gác gần một mỏ dầu ở Đông Bắc Syria. Ảnh: Southfront
SDF khẳng định đây là động thái cần thiết nhằm ngăn tàn quân của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tiến hành tấn công các mỏ dầu này và truy quét chúng khỏi khu vực.
Bước đi trên được tiến hành vài tuần sau khi SDF xác nhận đã nối lại hợp tác với liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu trong cuộc chiến chống IS.
Đầu tháng 10, khi Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Syria, quan hệ giữa SDF và Mỹ sứt mẻ nghiêm trọng. Nhóm gọi hành động của Washington là "cú đâm sau lưng", mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch "Mùa xuân hòa bình" chống lại họ ở Đông Bắc Syria.
Giai đoạn này, người Kurd đã đàm phán với Chính phủ Syria thông qua Nga và cho phép lực lượng của Damascus cùng Moscow tiến vào nhiều thị trấn ở Đông Bắc nhằm ngăn cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ. SDF cũng cho phép Nga tiếp quản một loạt căn cứ mà Mỹ bỏ lại.
Đến cuối tháng 10, khi thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ về việc yêu cầu người Kurd rút khỏi biên giới đổi lại việc Ankara dừng tấn công, có hiệu lực, và từng bước thiết lập trật tự tại khu vực, Mỹ lại đổi ý và nói rằng không rút quân nữa.
Tổng thống Mỹ Trump nhấn mạnh Washington sẽ tiếp tục duy trì binh sĩ để bảo vệ các mỏ dầu ở Đông Bắc Syria, cho rằng Washington "nên có phần" với nguồn lợi này. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh dầu mỏ cần được bảo vệ để SDF có tiền trang trải cho việc canh gác tù nhân và tự vũ trang.
Tuy nhiên, Moscow khẳng định số tiền thu được từ nguồn buôn lậu dầu thô đi đến "tài khoản của lính Mỹ và các nhân viên quân sự tư nhân của Mỹ". Số tiền này lên đến 30 triệu USD mỗi tháng.
Hiện chưa rõ việc Mỹ tái triển khai binh sĩ ở Đông Bắc Syria có ảnh hưởng đến sự hiện diện của Nga và liệu Mỹ có muốn trở lại các căn cứ mà Nga kiểm soát hay không.
Thiện Nhân
Theo cand.com.vn
Quân đội Mỹ dồn đoàn xe Nga xuống ruộng ở Đông Bắc Syria Vào ngày 30-3, một vụ đụng độ đã xảy ra trên một đoạn đường cao tốc tại Đông Bắc Syria hôm 30-3 giữa đoàn xe quân sự Mỹ với đoàn xe của lực lượng quân cảnh Nga trang bị những chiếc M-ATV, xe BTR-82A, Tiger-M, xe bọc thép chở quân Typhoon-K... Hình ảnh xe quân sự Nga lội ruộng Theo tờ Defense Blog,...