Nga thay Trung Quốc làm “bạn tốt” của Triều Tiên?
Theo tờ Lianhe Zaobao (Singapore), Triều Tiên có thể đã tìm được một người bạn thân mới sau khi quan hệ của nước này với Trung Quốc có dấu hiệu xấu đi.
Hợp tác Triều Tiên – Nga
Từ vài năm trở lại đây, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên có nhiều dấu hiệu lạnh nhạt. Cụ thể Trung Quốc tỏ ra không hài lòng về tình hình an ninh tại bán đảo này cũng như sự gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên, điều khiến Mỹ thực hiện những bước đi quân sự mới tại 2 nước đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc như mở rộng căn cứ quân sự hay triển khai thêm các hệ thống phòng thủ tên lửa. Điều này gián tiếp tạo nên mối đe dọa đối với Bắc Kinh.
Trung Quốc được cho là không hài lòng với Triều Tiên trong thời gần đây
Trong hoàn cảnh này, tờ Lianhe Zaobao đã chỉ ra rằng báo chí Triều Tiên gần đây đang tỏ ra tích cực trong việc làm ấm lên mối quan hệ giữa Moscow và Bình Nhưỡng, trong đó đáng chú ý nhất là sự kiện Nga đã gửi lời mời tới lãnh đạo Triều Tiên là ông Kim Jong-un tới tham dự sự kiện Ngày Chiến thắng vào tháng 5 tại thủ đô nước này.
Tờ báo còn cho rằng việc tiến triển quan hệ với Nga là chính sách ngoại giao cốt yếu của Triều Tiên, một bước đệm to lớn khởi xướng cho việc mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước bên ngoài, bao gồm cả Trung Quốc.
Trước tình hình khủng hoảng leo thang tại Ukraine mà Nga đã nhận nhiều chỉ trích thậm chí trừng phạt từ các nước phương Tây, Moscow cũng đang tỏ ra quan tâm hơn tới việc phát triển quan hệ với Triều Tiên.
Tờ Lianhe Zaobao cũng đưa ra dẫn chứng là chuyến viếng thăm Moscow của chính khách Triều Tiên Choe Ryong-hae vào tháng 11 năm ngoái hay cuộc đàm phán mở rộng hợp tác kinh tế song phương vào hồi tháng 1.
Trước đó có nhiều tin đồn cho rằng Triều Tiên với sự giúp đỡ của Nga từ năm 2008 đã thực hiện nhiều dự án tái xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng điện lưới quốc gia hay dự án hiện đại hóa hệ thống đường sắt, ước tính tiêu tốn nhiều tỉ đô-la.
Video đang HOT
Đổi lại, nhiều doanh nhân Nga cũng tỏ ra quan tâm hơn tới việc đầu tư vào đặc khu kinh tế Kaesong. Đơn cử như vào hồi cuối tháng 3, ba nước Nga, Triều Tiên và Trung Quốc đã chính thức mở rộng đàm phán về vấn đề mở ra khu vực du lịch được miễn visa nhập cảnh và xây dựng cộng đồng nghỉ dưỡng tại khu vực lãnh thổ biên giới bên ngoài thành phố Hồn Xuân (Hunchun), Trung Quốc.
Về quân sự, mới đây Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Nga ông Valery Gerasimov cho biết Nga đang tham gia đàm phán về tiềm năng gia nhập các cuộc tập trận với các quốc gia như Cuba, Brazil và Triều Tiên…
Nga – Triều Tiên liêp tục hợp tác trong nhiều lĩnh vực
Đặt trên sự tiến triển về cả 3 mặt chính trị, quân sự và kinh tế với Triều Tiên, Nga đang thể hiện tầm ảnh hưởng quá lớn, có thể làm gia tăng căng thẳng chính trị trong khu vực. Thể hiện quan điểm của mình, tờ Zaobao cho rằng đó là một trong vô số những tín hiệu sẽ khiến Bắc Kinh phải “mở mắt” để nhìn nhận lại chiến lược cũng như chính sách ngoại giao của mình.
Mặt khác của vấn đề
Tuy nhiên các chuyên gia Nga đã tỏ ra bất đồng rước những nhận định không mấy tốt đẹp này, rằng việc phát triển mối quan hệ Nga – Triều Tiên không hề gây trở ngại tới mối quan hệ lịch sử bấy lâu giữa Triều Tiên – Trung Quốc hay gây mất ổn định tình hình khu vực mà trái lại việc mở rộng hợp tác kinh tế và ngoại thương còn giúp củng cố sự ổn định.
Hiện, có nhiều chuyên gia trên khắp thế giới nhận định Trung Quốc vẫn sẽ là đối tác chính trị, kinh tế và quân sự thân cận nhất với Triều Tiên, dựa vào các con số thống kê: tỉ lệ xuất – nhập khẩu sang Trung Quốc của Triều Tiên lần lượt là 67% và 62%, chủ yếu là cung cấp các loại dầu mỏ và khí đốt.
Bên cạnh đó, báo chí Nga còn phủ nhận những ý định sâu xa hơn đằng sau lời mời lãnh đạo Triều Tiên tới tham dự Ngày Chiến thắng tại Moscow vào tháng 5, cho rằng ông Kim chỉ là một trong số hơn 30 vị lãnh đạo trên khắp thế giới nhận được lời mời, bao gồm cả Tổng thống Hàn Quốc bà Park Geun-hye và Chủ tịch Trung Quốc ông Tập Cận Bình. Tuy nhiên bà Park được cho là sẽ không có mặt do áp lực từ phía Washington.
Đặc biệt Bắc Kinh đã dành gần một nửa số viện trợ nước ngoài cho Bình Nhưỡng và phải kể đến hiệp ước về việc hỗ trợ quân sự được kí kết vào năm 2001, hết hạn vào năm 2021. Theo đó, việc phát triển quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa Nga – Triều Tiên không được xem như một mối đe dọa với Trung Quốc. Mặt khác có thể đây chỉ là sự tái định hướng quan hệ ngoại giao của Nga tới các nước láng giềng trong tình trạng mối quan hệ với các nước phương Tây đang trên đà đi xuống.
Theo Đất Việt
Triều Tiên 'chia tay' Trung Quốc, 'tán tỉnh' Nga
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đang chuyển hướng chiến lược ngoại giao từ Trung Quốc sang Nga và tìm kiếm một cuộc gặp chính thức với Tổng thống Vladimir Putin, trang tin Duowei News cho hay.
Want China Times dẫn báo cáo từ Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho hay, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã tái xuất trên truyền hình sau một thời gian dài vắng mặt vì lý do sức khỏe, đã cử đặc phái viên Choe Ryong-hae tới Moscow hôm 17/11 trong chuyến thăm kéo dài 8 ngày. Song, mục đích thực sự của chuyến thăm lại không được tiết lộ.
Giới phân tích cho rằng ông Choe sẽ gặp Tổng thống Putin trong chuyến thăm lần này và tận dụng cơ hội để đặt lịch cho một cuộc họp thượng đỉnh trong tương lai giữa 2 nhà lãnh đạo Nga - Triều. Ngoài ra, đại sứ Choe sẽ còn tới thăm Khabarovsk và Vladivostok, các thành phố tại vùng Viễn Đông của Nga nằm gần biên giới Triều Tiên, trên hành trình trở về nước từ Moscow.
Mối quan hệ ngoại giao giữa Triều Tiên và Nga được tăng cường trong thời gian gần đây.
"Chính phủ Hàn Quốc ghi nhận việc ông Choe Ryong-hae tới Nga với vai trò đại sứ đặc biệt. Đây là một phần trong những nỗ lực mở rộng các mối quan hệ ra nước ngoài của Triều Tiên. Bình Nhưỡng dường như đang loại bỏ chính sách ngoại giao thù địch trong bối cảnh cộng đồng quốc tế cùng hợp tác chống lại quốc gia cô lập liên quan tới chương trình hạt nhân và nhân quyền", theo phát ngôn viên Bộ Thống nhất Hàn Quốc Lim Byeong-cheol.
Mối quan hệ chính thức giữa Bình Nhưỡng và Moscow được thúc đẩy mạnh mẽ trong những tháng gần đây khi mà nhà lãnh đạo Kim cố gắng chấm dứt tình trạng bị cô lập còn Tổng thống Putin tìm mọi cách chống lại các lệnh trừng phạt liên tiếp từ phương Tây trước cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình chiến sự tại Ukraine.
Trước đó, Phó nguyên soái Hyon Yong-chol, Bộ trưởng các lực lượng vũ trang Triều Tiên, đã tới Moscow để gặp ông Putin hôm 8/11 và chuyển lời chào của nhà lãnh đạo Kim. Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Su-yong cũng đã thực hiện chuyến thăm tới Nga kéo dài 10 ngày từ hôm 30/9.
Ngoài lĩnh vực ngoại giao, hai nước cũng đang tăng cường thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác kinh tế. Hồi cuối tháng 10, Nga cho biết Moscow sẽ giúp Triều Tiên nâng cấp khoảng 3.500 km đường sắt. Đổi lại, Bình Nhưỡng cho phép Nga tiếp cận các nguồn nhiên liệu tự nhiên tại nước này. Thậm chí, hồi tháng Năm, Nga còn xóa 90% số tiền nợ cho Triều Tiên.
Việc Bình Nhưỡng và Moscow thắt chặt quan hệ song phương cho thấy cuối cùng, nhà lãnh đạo Kim đã quyết định cắt đứt nguồn hỗ trợ từ Bắc Kinh.
Trong khi, Trung Quốc lại thi hành chính sách ngoại giao khá lạnh nhạt với nhà lãnh đạo Kim kể từ khi ông này lên nắm quyền điều hành vào tháng 12/2011. Ngoài ra, Bắc Kinh còn ủng hộ cộng đồng quốc tế chỉ trích các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên và cũng không mời ông Kim tham gia hội nghị với Chủ tịch Tập Cận Bình. Mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước càng trở nên "lạnh giá" kể từ khi ông Kim xử tử người chú họ, Jang Sung-taek vì tội phản quốc.
Quyết định tử hình ông Jang Sung-taek (áo đen), người có tư tưởng thân Bắc Kinh, đã làm 'sứt mẻ" thêm mối quan hệ Trung - Triều.
Ngoài Nga, Triều Tiên còn theo đuổi cải thiện mối quan hệ với các quốc gia láng giềng như Nhật Bản, Mông Cổ cũng như các nước tại châu Âu và châu Phi.
Cuối tháng trước, một phái đoàn chính phủ Nhật Bản đã có chuyến công tác 4 ngày tới Triều Tiên theo lời mời cùng điều tra số phận của các công dân Nhật bị bắt cóc vào thập niên 70 và 80. Cùng thời điểm đó, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Hội nghị Nhân dân Tối cao Kim Yong-nam cũng đã kết thúc chuyến thăm châu Phi tới Ethiopia, Sudan, Cộng hòa Dân chủ Congo và Uganda để tăng cường quan hệ ngoại giao.
Hồi tháng Chín, Kang Sok-ju, Thư ký Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đã tới thăm châu Âu và Mông Cổ, trong khi, Bộ trưởng Ngoại giao nước này tới Iran, Nga và Mỹ. Thậm chí, 3 công dân Mỹ bị bắt giam tại Triều Tiên cũng đã được thả tự do. Đây là một hành động thể hiện thiện chí của quốc gia cô lập.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc dường như đang tìm mọi cách cắt quan hệ với Triều Tiên. Trong cuộc họp thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh hồi tuần trước, nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đã giới thiệu trước các lãnh đạo thế giới về "giấc mơ châu Á - Thái Bình Dương" do Trung Quốc khởi xướng nhằm đem lại nền hòa bình, phát triển và đôi bên cùng có lợi.
Chủ tịch Trung Quốc cũng công bố khoản chi 40 tỷ USD cho Qũy Con đường tơ lụa mới của nước này, để cải thiện các mối liên kết kinh tế và giao thông tại châu Á cũng như khoản đóng góp 50 tỷ USD để thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á cùng 20 quốc gia.
Cựu đại sứ Trung Quốc Wang Yusheng cho rằng Triều Tiên là "khoản nợ xấu" đối với Trung Quốc mặc dù mối quan hệ song phương vẫn đem lại một vài lợi ích nhất định. Ngoài ra, gần đây, Trung Quốc chưa tìm ra cách đối phó với Triều Tiên nhưng Bắc Kinh cũng không để Bình Nhưỡng và Moscow thắt chặt quan hệ với nhau một cách dễ dàng, ông Wang chia sẻ.
Theo Infonet
Hai nhà lãnh đạo bán đảo Triều Tiên cùng thử chiến đấu cơ Ngày 30-10, hình ảnh của hai nhà lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên và Hàn Quốc ngồi thử lên một trong những chiếc máy bay chiến đấu chủ lực thuộc lực lượng không quân của mỗi bên đã lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng. Hình ảnh hai nhà lãnh đạo 2 miền Triều Tiên ngồi thử máy bay chiến đấu....