Nga thay một chỉ huy tác chiến tại Ukraine, xác nhận thiệt hại do ATACMS
Các nguồn thạo tin cho hay Nga đã thay chỉ huy một nhóm tác chiến ở Ukraine, trong khi Bộ Quốc phòng Nga xác nhận thiệt hại do bị Ukraine tấ.n côn.g bằng tên lửa ATACMS mà Mỹ cung cấp.
Báo RBC ngày 26.11 dẫn các nguồn tin ẩn danh cho hay quân đội Nga vừa thay chỉ huy một trong 6 nhóm tác chiến của nước này tại khu vực phía đông Ukraine.
Theo đó, trung tướng Alexander Sanchik được bổ nhiệm làm quyền chỉ huy của nhóm tác chiến phía nam. Ông Sanchik kế nhiệm thượng tướng Gennady Anashkin, người nằm trong “cuộc luân chuyển đã lên kế hoạch”.
Vì sao chỉ huy nhóm quân Nam của Nga ở Ukraine bị thuyên chuyển?
Trang The Moscow Times đưa tin các blogger quân sự hồi cuối tuần trước cho rằng ông Anashkin đã bị cách chức sau khi lừa dối cấp trên của mình về các khu vực mà ông này cho là đã kiểm soát được gần thị trấn Siversk của Ukraine. Một số blogger cho rằng thông tin sai lệch bị cáo buộc đã dẫn đến “những tổn thất không đáng có” ở tiề.n tuyến.
Ông Alexander Sanchik được bổ nhiệm làm quyền chỉ huy của nhóm tác chiến phía nam. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH UKRAINSKA PRAVDA
Nhóm tác chiến phía nam của Nga trong vài tuần qua đã tích cực hoạt động gần các thị trấn Kurakhove, Chasiv Yar và Siversk ở vùng Donetsk.
Ông Sanchik từng giữ chức phó tư lệnh Quân khu miền Đông của Nga vào năm 2023 và chỉ huy Quân đoàn vũ trang hỗn hợp số 35 của quân khu này vào năm 2020.
Nga chưa lên tiếng chính thức về việc luân chuyển trên.
Trong một diễn biến khác, quân đội Nga ngày 26.11 tuyên bố sẽ đáp trả đợt không kích mới nhất của Ukraine nhằm vào lãnh thổ Nga. Trong đợt tấ.n côn.g đó, Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS do Mỹ cung cấp, theo AFP.
Bô Quốc phòng Nga cho biết phía Ukraine tiến hành các đợt tập kích mới hôm 23.11 và 25.11, sử dụng tên lửa tầm xa trên. “Hành động đáp trả đang được chuẩn bị”, cơ quan này viết trên Telegram nhưng chưa nêu chi tiết.
Trong một lần thừa nhận hiếm hoi, Nga cho biết các cuộc không kích trên đã gây thiệt hại cho thiết bị quân sự và làm bị thương một số binh sĩ trên mặt đất.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết cuộc tấ.n côn.g vào Căn cứ Không quân Kursk-Vostochny đã làm 2 binh sĩ bị thương, trong khi cuộc tấ.n côn.g vào một khẩu đội phòng không đã làm hỏng một hệ thống radar và cũng gây ra “thương vong”.
Điểm xung đột: ATACMS mang đạn chùm tàn phá sân bay Nga; Pháp, Anh tính đưa quân đến Ukraine?
Bộ này cho biết 3 trong số 5 tên lửa được phóng trong cuộc tấ.n côn.g đầu tiên đã b.ị bắ.n hạ, trong khi 7 trong số 8 tên lửa được sử dụng trong cuộc tấ.n côn.g thứ 2 đã bị phá hủy.
Trước đó, báo Ukrainska Pravda ngày 25.11 dẫn thông tin từ các nhà phân tích tình báo nguồn mở cho biết Ukraine đã lần đầu tiên phóng tên lửa ATACMS, cùng với đầu đạn chùm, sang sân bay quân sự Kursk-Vostochny (còn gọi là căn cứ không quân Khalino) tại tỉnh Kursk của Nga.
Diễn biến chính tình hình chiến sự Nga - Ukraine ngày 25/11
Dưới đây là những diễn biến chính đáng lưu ý trong tình hình chiến sự giữa Nga và Ukraine ngày 25/11/2024.
Nga phản kích mạnh khiến Ukraine mất hơn 40% lãnh thổ chiếm được tại Kursk: Một nguồn tin quân sự cấp cao của Ukraine thừa nhận, quân đội nước này đã mất hơn 40% lãnh thổ họ kiểm soát được ở tỉnh Kursk của Nga sau khi các lực lượng Nga tiến hành nhiều đợt phản kích. Trước đó Ukraine kiểm soát được những nơi này sau cuộc đột kích hồi tháng 8.
Vệ binh Ukraine nạp đạn pháo. Ảnh: Nytimes.
Cụ thể nguồn tin trong Bộ Tổng tham mưu Ukraine nói về việc Nga giành lại đất tại Kursk: "Lúc cao nhất, chúng tôi kiểm soát được khoảng 1.376km2 nhưng này diện tích này đã thu nhỏ lại. Đối phương đang gia tăng các cuộc phản kích. Bây giờ chúng tôi chỉ còn nắm khoảng 800km2. Chúng tôi sẽ cố giữ lãnh thổ còn lại chừng nào điều đó còn phù hợp về mặt quân sự".
Tên lửa Triều Tiên "tiếp sức" cho các cuộc tấ.n côn.g của Nga vào Ukraine: Theo các quan chức quân sự Ukraine và hồ sơ công khai được CNN phân tích, Nga đã tăng cường sử dụng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên trong các cuộc tấ.n côn.g vào Ukraine, với khoảng 1/3 số cuộc tấ.n côn.g trong năm 2024 có sự xuất hiện của loại vũ khí này.
Năm 2024, Nga đã phóng khoảng 60 tên lửa KN-23 của Triều Tiên, chiếm gần 1/3 trong số 194 cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa đạn đạo được Không quân Ukraine theo dõi. Tháng 8 và tháng 9 chứng kiến sự gia tăng các cuộc tấ.n côn.g này. Các quan chức Ukraine cũng công khai xác nhận KN-23 là mối đ.e dọ.a đáng kể trong giai đoạn đó.
Pháp kêu gọi không đặt "giới hạn đỏ" trong vấn đề viện trợ cho Ukraine: Trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine có dấu hiệu gia tăng, ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot ngày 23/11 đã kêu gọi phương Tây "không đặt và nêu ra các giới hạn đỏ" trong nỗ lực viện trợ cho Ukraine và cho biết Pháp không loại trừ "bất kỳ lựa chọn" nào trong vấn đề Ukraine.
Ngoại trưởng Pháp tiếp tục khẳng định cam kết ủng hộ của Pháp dành cho Ukraine miễn là còn cần thiết, đồng thời kêu gọi các nước phương Tây không đặt hay đưa ra các "giới hạn đỏ" trong vấn đề viện trợ cho Kiev. Theo quan chức Pháp, nếu quân đội Ukraine dần thất thế trên chiến trường, điều đó đồng nghĩa với việc an ninh của châu Âu sẽ ngày càng bị đ.e dọ.a.
Lo ngại về xung đột Ukraine lan rộng: Một số quốc gia châu Âu khác bày tỏ quan ngại về việc phương Tây cho phép Ukraine tấ.n côn.g lãnh thổ Nga. Trong một tuyên bố đưa ra hôm qua, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và Thủ tướng Hungary Victor Orban cảnh báo, điều này sẽ chỉ làm tăngnguy cơ lan rộng xung đột ở Ukraine.
Trong một tuyên bố Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nhấn mạnh: "Cuộc chiến ở phía đông đang bước vào giai đoạn quyết định. Không ai trong chúng ta biết được hồi kết của cuộc xung đột này, chúng ta chỉ biết rằng nó hiện đang diễn ra theo những chiều hướng rất kịch tính. Những sự kiện trong vài ngày qua cho thấy mối đ.e dọ.a này thực sự nghiêm trọng và có thật khi nói đến xung đột toàn cầu".
Nga khẳng định tự sản xuất hầu hết vũ khí: Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết, Nga hiện nay tự sản xuất hầu hết vũ khí của mình, mặc dù nước này vẫn duy trì hợp tác với một số quốc gia khác.
Quan chức Medvedev đưa ra tuyên bố về việc Nga tự sản xuất phần lớn vũ khí của bản thân sau khi ông được hỏi liệu Nga có tiếp nhận vũ khí từ các nước khác như Trung Quốc, Triều Tiên và Iran hay không.
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Al Arabiya, ông Medvedev nói rằng "tuyệt đại đa số vũ khí khí tài, thiết bị hủy diệt đặc biệt, tên lửa, đạn pháo do đất nước chúng tôi tự sản xuất" dù rằng "chúng tôi đang hợp tác với nhiều quốc gia khác".
Nga xóa nợ cho các tân binh tham chiến chống Ukraine: Ngày 23/11, Tổng thống Nga Putin đã ký đạo luật về xóa nợ cho các công dân đăng ký tham gia chiến đấu tại Ukraine.
Theo luật này, Nga sẽ xóa nợ lên tới 10 triệu rúp (xấp xỉ 96.000 USD) cho những ai ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga để chiến đấu tại Ukraine trong vòng ít nhất một năm, tính từ ngày 1/12 tới đây.
Đây là một cách để quân đội Nga mở rộng nhân lực tham chiến mà không cần mở tiếp một đợt tổng động viên.
Ukraine và Séc thảo luận về hợp tác quốc phòng, chống thông tin sai lệch: Ngày 23/11, Ngoại trưởng Séc Jan Lipavsky đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Ukraine Zelensky bên lề Hội nghị thượng đỉnh về an ninh lương thực ở Kiev.
Tại cuộc họp, hai bên đã thảo luận về việc hỗ trợ quốc phòng, tiến độ thực hiện sáng kiến cung cấp đạn pháo, cũng như hợp tác giữa Ukraine và Cộng hòa Séc trong việc chống lại thông tin sai lệch.
Nga siết gọng kìm Donbass, tiến quân bóp nghẹt phòng tuyến Ukraine Nga tiếp tục kiểm soát thêm các khu vực ở miền Đông Ukraine, gây sức ép với lực lượng Kiev tại mặt trận này. Lính Ukraine khai hỏa về phía lực lượng Nga (Ảnh: Reuters). Bộ Quốc phòng Nga ngày 6/11 tuyên bố lực lượng Nga đã kiểm soát thêm 2 khu định cư ở những khu vực có hoạt động quân sự...