Nga thay giám đốc cơ quan vũ trụ
Nga đã sa thải Giám đốc cơ quan vũ trụ liên bang (Roscosmos) Vladimir Popovkin và bổ nhiệm một cựu thứ trưởng quốc phòng lên thay ông này.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev (phải) và tân giám đốc Roscosmos Oleg Ostapenko.
Động thái trên diễn ra sau một loạt các sự cố trong chương trình vũ trụ của Nga, trong đó các vụ phóng vũ trụ bị thất bại.
Báo chí Nga đưa tin, Thủ tướng Dmitry Medvedev đã bổ nhiệm ông Oleg Ostapenko làm tân giám đốc Roscosmos.
Trước đó, ông Ostapenko là thứ trưởng quốc phòng và chỉ huy lực lượng vũ trụ của quân đội.
Trong cuộc gặp với ông Ostapenko ngày 10/10, Thủ tướng Medvedev đã bày tỏ hi vọng rằng với tư cách là người đứng đầu Roscosmos, ông Ostapenko sẽ giúp tổ chức hiệu quả chương trình vũ trụ quốc gia.
Video đang HOT
“Ông đã tham gia ngành công nghiệp vũ trụ trong suốt sự nghiệp, bao gồm có các vị trí trong quân đội”, Thủ tướng Medvedev nói.
Người tiền nhiệm của ông Ostapenko là Vladimir Popovkin trước đó đã bị sa thải theo một sắc lệnh của chính phủ. Ông Popovkin giữ chức giám đốc Roscosmos được 2 năm rưỡi.
Ông Popovkin được bổ nhiệm hồi tháng 4/2011 trong giai đoạn khó khăn của chương trình vũ trụ. Nga mất 3 vệ tinh khi một tên lửa rơi xuống Thái Bình Dương. Ông Popovkin đã cam kết cải thiện tiêu chuẩn chế tạo và các biện pháp kiểm tra an toàn.
Nhưng trong thời gian Popovkin đương chức, chương trình vũ trụ của Nga cũng gặp một loạt sự cố, trong đó có vụ nổ tên Proton-M sau khi nó được phóng từ trung tâm vũ trụ Baikonur của Nga ở Kazakhstan.
Vụ nổ đã được ghi lại qua chương trình trực tiếp hồi tháng 7/2013 và hàng trăm tấn nhiên liệu độc hại đã bị rơi vãi sau tai nạn.
Các quốc gia khác vẫn phải phụ thuộc vào Nga để phóng các tàu vũ trụ có người lái lên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Theo Dantri
Phát hiện nguyên tố hóa học "siêu nặng" mới
Các nhà khoa học Thụy Điển vừa tạo ra một nguyên tố hóa học mới siêu nặng với 115 proton nhưng vẫn chưa đặt được tên cho nguyên tố này.
Các nhà khoa học Thụy Điển tuyên bố họ vừa xác nhận được sự tồn tại của một nguyên tố hóa học siêu nặng mới từng được các nhà khoa học Nga đề xuất vào năm 2004. Tuy nhiên nguyên tố có 115 proton này vẫn chưa được đặt tên.
Trong thông cáo báo chí của mình, Đại học Lund ở Thụy Điển cho biết một nhóm nghiên cứu quốc tế do các nhà vật lý ở trường đại học này dẫn đầu đã tạo ra nguyên tố này bằng cách bắn một chùm canxi có 20 proton vào một tấm phim ameridi mỏng có 95 proton.
Nguyên tố mới được các nhà khoa học Thụy Điển tạo ra
Chưa đầy một giây sau, nguyên tố mới có 115 proton ra đời. Nguyên tố mới hình thành này nhanh chóng biến mất trong một ánh chớp bức xạ mà các nhà khoa học có thể đo đếm được.
Ánh chớp hay "dấu ấn" này xác nhận sự tồn tại của một nguyên tố có 115 proton ở nhân, điều này sẽ đặt nguyên tố này vào ô số 115 trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Về lý thuyết, nguyên tử có càng nhiều proton thì nó càng nặng. Với 115 proton, nguyên tử mới này xứng đáng với danh hiệu "nguyên tử siêu nặng". Kim loại nặng nhất là chì chỉ có 82 proton, còn vàng có 79 proton.
Hiện nguyên tố tồn tại trong tự nhiên nặng nhất trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là Urani với 92 proton.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sẽ có thêm nguyên tố mới?
Đại học Lund cho biết: "Một ủy ban gồm các các nhà vật lý và hóa học ứng dụng sẽ xem xét phát hiện mới này để quyết định xem liệu có cần phải tiến hành thêm các thí nghiệm trước khi thừa nhận sự ra đời của nguyên tố mới này hay không."
Các nhà khoa học hy vọng rằng với việc tạo ra các nguyên tố ngày càng nặng hơn, họ sẽ tìm ra "đảo nguyên tố bền" - một khu vực vẫn chưa được khám phá trên bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nơi có thể tồn tại các nguyên tố siêu nặng bền vững với những tính năng tác dụng mà chúng ta chưa thể tưởng tượng ra.
Cho đến nay, nguyên tố này vẫn được tạm đặt tên là "ununpentium", thuật ngữ được sử dụng để chỉ vị trí thứ 115 của nguyên tố này trong bảng tuần hoàn hóa học.
Theo khampha
Tên lửa Nga nổ tung sau khi rời bệ phóng Sáng sớm nay, một tên lửa Proton-M của Nga đã bất ngờ lao xuống đất nổ tung chỉ vài giây sau khi được phóng đi từ trung tâm vũ trụ Baikonur, Kazakhstan. Tên lửa Proton-M của Nga đã 2 lần trục trặc trong 3 năm qua Theo hãng tin RIA Novosti, tên lửa Proton-M nêu trên được phóng lên trong kế hoạch bổ...