Nga thành lập lực lượng không gian vũ trụ mới
Nga vừa thành lập lực lượng không gian vũ trụ bằng việc hợp nhất các lực lượng không quân, phòng không, phòng thủ và không gian của nước này, theo The Moscow Times.
Máy bay tiêm kích ném bom Su-25 của Nga biểu diễn tại cuộc thi không quân Aviadarts gần Ryazan ngày 2.8.2015 trong khuôn khổ cuộc thi quân đội quốc tế diễn ra ở Nga – Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 3.8 tuyên bố thành lập lực lượng không gian vũ trụ, thành phần mới trong lực lượng vũ trang Nga. Lực lượng mới này được thành lập dựa trên sự hợp nhất lực lượng không quân và lực lượng phòng thủ không gian vũ trụ của nước này.
Ông Sergei Shoigu cho biết việc hợp nhất các lực lượng nói trên thành lực lượng không gian vũ trụ là lựa chọn tốt nhất cho việc tổ chức hệ thống phòng không và phòng thủ của Nga. Đồng thời, động thái này cũng xuất phát từ sự đổi hướng trọng tâm khi các cuộc chiến có thể xảy ra trong không gian vũ trụ.
Video đang HOT
The Moscow Times nhận định việc Nga thành lập lực lượng mới này cho thấy sự phát triển trong tư tưởng của quân đội Nga. Động thái này cũng là một trong những nỗ lực nhằm cải tổ và hiện đại hóa lực lượng vũ trang của nước này, bên cạnh việc đầu tư mới các trang thiết bị và thay đổi học thuyết quân sự, trong bối cảnh NATO đang tiếp tục mở rộng ảnh hưởng.
Với việc hợp nhất từ hai lực lượng thành một, lực lượng mới sẽ có nhiều nhiệm vụ, từ việc điều khiển tập trung mạng lưới của đơn vị không quân chiến đấu, phòng thủ trên không, phòng thủ chống tên lửa đến việc chịu trách nhiệm phóng và điều phối hoạt động của tàu không gian Nga trên quỹ đạo.
Lực lượng không gian vũ trụ mới của Nga có cơ cấu tổ chức gần giống với lực lượng không quân Mỹ, khác biệt lớn nhất là ở Nga, việc kiểm soát tên lửa hạt nhân vẫn thuộc quyền một lực lượng hoàn toàn độc lập là lực lượng tên lửa chiến lược Nga, theo The Moscow Times.
Tổng Tư lệnh không quân Nga, ông Viktor Bondarev đã được bổ nhiệm làm người đứng đầu lực lượng mới thành lập này.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Câu trả lời của "gấu" Nga trong cuộc chiến không gian
Cùng với sự phát triển ngày một tân tiến của khoa học công nghệ, các hình thức chiến tranh theo thời gian cũng trở nên ngày một tinh vi hơn. Các quốc gia không những dựa vào lực lượng nòng cốt là quân đội để bảo vệ chủ quyền, mà còn nghiên cứu phát triển những loại vũ khí hiện đại, khả năng sát thương cao để giành lợi thế trên chiến trường và giảm thiểu thương vong cho quân lính.
Gần đây, quân đội Mỹ đã ký một thỏa thuận với hãng Malloy Aeronautics trong việc sản xuất và phát triển loại xe bọc thép cỡ nhỏ có tên gọi: TRV (Tactical Reconnaissance Vehicle- tạm dịch là phương tiện trinh sát).
Về phía Nga, họ cũng vừa công bố một "siêu vũ khí" hoàn toàn mới có tính năng vô hiệu hóa tất cả các thiết bị vô tuyến điện tử dựa trên vệ tinh của đối phương, ngăn chặn các hệ thống vũ khí cũng như tên lửa hành trình, biến chúng trở thành những "cục sắt". Đây là một phương tiện hiện đại giúp gia giảm đáng kể mức độ thương vong của quân đội.
Một phiên bản trước của "siêu vũ khí", có tên gọi là Krasuha- 4.
Hệ thống mới này đang được phát triển bởi Tập đoàn Công nghệ Vô tuyến- Điện tử của Nga (KRET- Russia"s Radio-Electronic Technologies Group), nó cũng được điều chỉnh để phù hợp với Luật vũ khí quốc tế. Theo đó, Nga sẽ không gắn trên vệ tinh mà thay vào đó sẽ chỉ dùng với các phương tiện dưới mặt đất, trên không và ngoài biển.
"Siêu vũ khí" của Nga có khả năng vô hiệu hóa mọi hoạt động thông tin liên lạc, định vị và tên lửa hành trình của kẻ địch. Về cơ bản nó có thể tắt các vệ tinh của đối phương, do đó làm cho các loại vũ khí tinh vi trở nên vô dụng.
Hệ thống này đã và đang được thử nghiệm trên mặt đất. Dự kiến cuối năm nay Nga sẽ đưa "bí kíp" của mình ra kiểm tra với các cuộc thử nghiệm tầm xa.
Theo_An ninh thủ đô
Quân đội Hàn Quốc ra mắt trung tâm giám sát không gian Quân đội Hàn Quốc hôm nay 8.7 cho ra mắt trung tâm giám sát không gian, trung tâm đầu tiên thuộc loại này ở Hàn Quốc, nhằm đối phó với vệ tinh của đối thủ và phản ứng trước những tình huống khẩn cấp, bất ngờ. Tàu vũ trụ Progress M27-M được phóng để mang nhu yếu phẩm cho Trạm không gian quốc...