Nga thẳng toẹt về tương lai của Assad
Ngoại trưởng Nga cho hay, không giữ ghế cho Tổng thống Syria mà chỉ ủng hộ cho chính quyền hợp hiến ở Syria, ổn định tình hình Trung Đông.
Hôm 17/5, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố rằng, Nga không bảo vệ cá nhân Tổng thống Bashar al-Assad, mà chỉ ủng hộ chính quyền hợp Hiến ở Syria trong cuộc chiến chống khủng bố.
Tuyên bố này được ông Ngoại trưởng Nga phát biểu tại cuộc họp báo thông báo kết quả phiên họp của Nhóm Quốc tế hỗ trợ Syria.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga khẳng định rằng, mục đích của Moscow khi can thiệp quân sự vào Syria không phải là để giữ chắc chiếc ghế cho ông Assad, mà nhằm duy trì sự ổn định của chính quyền hiện thời, để tập trung tối đa sức mạnh cho cuộc chiến chống khủng bố.
Ngoại trưởng 18 nước nhóm ISSG họp về Syria tại thủ đô Vienna (Áo) ngày 17/5. Ảnh: AP
“Nga không ủng hộ cá nhân đặc biệt nào, Nga chủ ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố và Nga không thấy có sự thay thế nào tốt hơn so với quân đội Syria trong cuộc chiến này”, RT dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov.
Ngoại trưởng Nga nhận định rằng, trong số tất cả các lực lượng đang tham gia cuộc chiến chống các tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và al-Qaeda (chi nhánh ở Syria là al-Nusra) trên lãnh thổ Syria, không có lực lượng nào hiệu quả hơn là quân đội của ông Assad.
Theo các quan chức lãnh đạo Nga, việc Mỹ chấp nhận quay sang hỗ trợ ông Assad là “con đường thực tế” duy nhất để đánh bại khủng bố IS và al-Qaeda, giúp khu vực này tìm lại sự ổn định, như trong giai đoạn trước phong trào “Mùa xuân Ả Rập” do chính Washington gây ra.
Các nhóm được gọi là “phe đối lập ôn hòa”, mà nòng cốt là Quân đội Syria Tự do (FSA) do Mỹ hậu thuẫn và huấn luyện đã biến mất khi đa số các tay súng của chúng đã gia nhập các tổ chức khủng bố, mang theo toàn bộ số vũ khí mà Hoa Kỳ đã cung cấp.
Hiện chỉ còn quân chính phủ của Tổng thống al-Assad, với sự hỗ trợ của lực lượng Hezbollah Lebanon và các nhóm vũ trang dòng Shia, được sự hậu thuẫn của Nga, Iran là có thực lực mạnh nhất để chiến thắng khủng bố.
Video đang HOT
Ông Sergey Lavrov cho biết, sai lầm lớn nhất của Mỹ và EU là sử dụng các công cụ trừng phạt một cách bừa bãi, thể hiện sự bất lực trong giải quyết các sự vụ quốc tế.
Ngay trong một báo cáo mật của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ (JCS) vào năm 2013 cũng đánh giá rằng, việc thay thế Tổng thống Assad sẽ tạo ra hỗn loạn ở Syria, biến quốc gia này thành miếng mồi béo bở cho các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Tuy không trực tiếp khẳng định việc Nga bỏ mặc cho việc để ông Assad phải ra đi nhưng tuyên bố trên của Ngoại trưởng Nga đang cho thấy sự chuyển biến dần trong các nhận thức về tương lai của Tổng thống Syria.
Nga đang dần từ bỏ Assad?
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng tuyên bố về một tối hậu thư dành cho Syria đã được thông qua thảo luận với Nga sau khi Moscow cho rằng Tổng thống Syria không phải là đồng minh của họ.
Reuters đăng tải thông tin trong “tối hậu thư” của ông Kerry về thời hạn chót cho sự ở lại của ông Assad là tháng 8.
Tuy nhiên, ông Lavrov phủ nhận nguồn tin của báo Debka (Israel) cho rằng, Nga đã đồng ý thảo luận với Mỹ về việc “loại bỏ” ông Assad khỏi “cuộc chơi” ở Syria và việc Nga chấp nhận việc đàm phán về tương lai của một số tướng lĩnh Syria. Cuộc đàm phán này được cho là quyết định “ai đi, ai ở”.
Theo Ngoại trưởng Lavrov, Nga dự kiến hòa đàm Syria tại Geneva sẽ được nối lại trong tháng này, song các điều kiện thích hợp vẫn chưa được đáp ứng để tiến hành các cuộc thương lượng trực tiếp do “những ý thích bất chợt” của Ủy ban đàm phán cấp cao (HNC) và những nước khác, kể cả Thổ Nhĩ Kỳ.
Đông Phong(Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Vì sao Ukraine lo Nga thoát trừng phạt kinh tế?
Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố đừng nuôi hy vọng đòi lại Crimea bởi nó đã thuộc về Nga mãi mãi cộng thêm động thái từ EU làm Ukraine lo ngại.
Ngày 12/5, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga là Maria Zakharova tuyên bố rằng, vấn đề qui chế của Crimea đã được khép lại hoàn toàn, bán đảo này đã trở thành một phần lãnh thổ không thể chia tách của Liên bang Nga. Đó là một vấn đề mang tính nguyên tắc, không ai có thể thay đổi được.
Bà Zakharova cho rằng, nghị quyết của Nghị viện châu Âu trong việc buộc Nga trả lại bán đảo Crimea về Ukraine giống như "nghe một câu chuyện cười".
Phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga là Maria Zakharova.
Bà nói: "Khi nhà lãnh đạo lừng danh của Ukraine (chỉ Tổng thống Petro Poroshenko) cầu Chúa: &'Hãy giúp tôi lấy lại Crimea!' thì ông ta chỉ nhận được câu trả lời rằng &'Crimea trả xong rồi, bây giờ đến lúc phải trả lại tiền" !".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nghiêm túc nhấn mạnh rằng, tất cả những gì liên quan đến chủ đề buộc nước này phải trả lại Crimea nên vĩnh viễn khép lại, đồng thời nhắc nhở Ukraine và châu Âu là bất kỳ nỗ lực dù ở cấp độ nào đều chỉ là sự lãng phí thời gian, tiền bạc và công sức.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên giới chức lãnh đạo Nga bày tỏ thái độ cương quyết về vấn đề này. Các quan chức quốc hội, Thủ tướng Dimitry Medvedev và thậm chí là Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã nhiều lần tỏ thái độ cứng rắn.
Khi trả lời phỏng vấn của giới truyền thông thế giới, ông Putin tuyên bố rằng, người dân trên bán đảo đã thực hiện sự lựa chọn của mình bằng cách bỏ phiếu ủng hộ thống nhất với Liên bang Nga, thông qua cuộc Trưng cầu dân ý vào ngày 16/3/2014.
"Tương lai của Crimea đã được xác định bởi chính những con người đang sinh sống trên mảnh đất này" - ông Putin nói và nhấn mạnh rằng, hầu như toàn bộ nhân dân trên bán đảo đã bỏ phiếu cho việc sáp nhập vào Nga và đó là nghị quyết tối cao của nhân dân, không thể đảo ngược.
Mặc dù đã có nhiều lần khẳng định, nhưng Ukraine vẫn kiên quyết về lập trường đòi lại Crimea. Cả EU và Mỹ, Ukraine đều không chấp nhận cuộc sáp nhập này và lấy cớ đó để trừng phạt kinh tế đối với Nga. Ukraine cho rằng bản thân nước này là nguồn gốc phát sinh các tranh chấp và cấm vận và thường xuyên vin vào cớ đó để xin các khoản viện trợ từ không chỉ Mỹ, EU và Quỹ tiền tệ quốc tế IMF.
Trước việc EU đang bắt đầu có những động thái dỡ cấm vận kinh tế với Nga bởi việc Ukraine đang lộ mặt là những người vi phạm các thỏa thuận Minsk, EU đang bắt đầu xem xét lại cấm vận kinh tế trên.
Cuối tháng 6 sẽ là thời điểm mà liên minh 28 nước thực hiện xem xét việc có gia hạn hay không các trừng phạt kinh tế với Nga. Nguyên do không chỉ là thời hạn của các cấm vận đã gần hết mà hơn thế nữa, 28 nước đã quá mệt mỏi với những suy thoái kinh tế từ việc bỏ thông thương với Nga mang lại.
Trong khi đó, cuộc chiến tại Trung Đông với cùng sự can thiệp của 2 bên đối đầu Nga- Mỹ ở Syria đã phần nào làm cho EU có đi một cái nhìn khác với Mỹ và Nga. Niềm tin hay sự thất vọng dành cho bên nào nhiều hơn có lẽ không cần khoa trương khi chính các chính trị gia và quan chức Mỹ cũng phải thừa nhận năng lực thực sự của Nga trong cuộc chiến này.
EU đang muốn dỡ cấm vận Nga bởi cả Mỹ và Ukraine đang thể hiện quá tệ?
Chính điều này có lẽ đã thôi thúc EU về một tương lai Ukraine trở thành một mặt trận và kết quả trên sẽ lại diễn ra. Khi đó, hậu quả với EU sẽ không còn chỉ là được và mất.
Như vậy, ngay từ bây giờ, việc gia hạn trừng phạt Nga đã được các Hạ viện Pháp và phía Đức bày tỏ phản đối.
Tương lai của đại diện Pháp, Đức chưa rõ sẽ ngả theo ai nhưng Ukraine đang lo sợ về tương lai Nga thoát khỏi cấm vận kinh tế từ cả Mỹ, EU và từ Ukraine cũng như một số nước chịu ảnh hưởng khác.
Việc này trước mắt bày tỏ đồng thuận với các chính sách của Nga từ khi bán đảo Crimea sáp nhập vào Nga và liên đới làm Dobass, miền Đông Ukraine đòi ly khai với Chính phủ.
Bán đảo Crimea khi đó đương nhiên thoát khỏi tầm với của Kiev mà bán đảo mang vị trí quan trọng cũng như đóng góp vào GPD của Ukraine một phần không nhỏ đó đương nhiên sẽ là của Nga hợp pháp. Chắc chắn các quan chức Ukraine không hài lòng về điều này.
Sau nữa, Ukraine sẽ chỉ đơn giản là một quốc gia láng giềng giữa cả Nga và EU, mất đi trọng lượng, mất đi tiếng nói trong các đàm phán chính trị quan trọng.
Theo_Báo Đất Việt
Tương lai nào chờ đợi CHDCND Triều Tiên? Đại hội toàn quốc lần thứ 7 của Đảng Lao động Triều Tiên (WKP) se tac đông như thê nao đên tương lai cua CHDCND Triêu Tiên? Phóng viên Andrey Ivanov của đai Sputnik, vừa trở về từ Bình Nhưỡng, có bài phân tích sau đây: "Đánh giá kết quả Đai hôi lần thứ 7 cua Đảng Lao động Triều Tiên, một số...