Nga thản nhiên trước cảnh báo đáng sợ từ EU
Châu Âu dưới sự hậu thuẫn của Mỹ hôm qua (27/6) đã ra “tối hậu thư”, trong đó cho Nga 72 giờ đồng hồ để có những bước đi cụ thể nhằm làm dịu căng thẳng ở Ukraine,nếu không Nga sẽ phải đối mặt thêm với các biện pháp trừng phạt đau đớn về kinh tế. Đối diện với lời cảnh báo đáng sợ nhất từ Châu Âu này là Nga giữ một thái độ thản nhiên, không hề nao núng.
Nga thản nhiên trước cảnh báo của EU
Châu Âu thách thức trực diện Nga
Hội đồng Châu Âu ngày hôm qua đã có cuộc họp để bàn về việc áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Sau cuộc họp, Hội đồng Châu Âu đã ra quyết định cho Moscow thêm 3 ngày để tháo ngòi căng thẳng tình hình ở Ukraine, nếu không Nga sẽ phải hứng một loạt đòn trừng phạt mới, tuyên bố của Hội đồng Châu Âu đã cho biết như vậy.
Hội đồng Châu Âu cũng đưa ra một loạt điều kiện cho việc làm dịu tình hình căng thẳng ở Ukraine .
“Hội đồng Châu Âu mong đợi rằng, đến ngày thứ Hai tới (30/6), những bước đi sau đây sẽ được thực hiện: Thỏa thuận về một cơ chế giám sát do Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) thực hiện để theo dõi, kiểm tra veiecj thực thi lệnh ngừng bắn cũng như việc kiểm soát có hiệu quả khu vực biên giới; trao trả lại cho chính quyền Ukraine 3 chốt chặn an ninh ở khu vực biên giới (Izvarino, Dolzhanskiy, Krasnopartizansk); phóng thích các con tin, trong đó bao gồm tất cả các quan sát viên của OSCE; khởi động các cuộc đàm phán thực sự về việc thực thi kế hoạch hòa bình của Tổng thống Petro Poroshenko”, tuyên bố của Hội đồng Châu Âu viết.
Hội đồng Châu Âu cho biết, cơ quan này lấy làm tiếc khi lệnh ngừng bắn dù “được tôn trọng và thực hiện nghiêm túc bởi giới chức cầm quyền Ukraine” nhưng lại không dẫn đến sự chấm dứt hoàn toàn các hành động thù địch về mặt quân sự giữa các bên. Châu Âu kêu gọi các bên “thực tâm cam kết thực hiện kế hoạch hòa bình và ngừng mọi hoạt động quân sự”.
Giới lãnh đạo của Liên minh Châu Âu (EU) đã kêu gọi Nga “tích cực sử dụng ảnh hưởng của mình đối với các nhóm vũ trang bất hợp pháp và ngăn chặn nguồn cung cấp vũ khí, chiến binh qua biên giới để nhanh chóng đạt được những kết quả cụ thể trong mục tiêu làm dịu tình hình”.
Hội đồng Châu Âu cho biết, họ đang chuẩn bị sẵn sàng để nhóm họp bất kỳ lúc nào nhằm đưa ra quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt mới lên Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine nếu thấy cần thiết.
“Hội đồng Châu Âu sẽ đánh giá tình hình và nếu thấy cần thiết sẽ đưa ra những quyết định. Hội đồng Châu Âu nhấn mạnh cam kết sẽ nhóm họp lại vào bất kỳ thời điểm nào để đưa ra những biện pháp trừng phạt có ý nghĩa hơn”, tuyên bố của Hội đồng Châu Âu cho hay.
Lời cảnh báo mạnh mẽ nhất, đáng sợ nhất của EU nói trên được đưa ra sau khi EU vừa ký thỏa thuận hợp tác về chính trị và thương mại với 3 nước cựu Xô-viết gồm Ukraine, Moldova và Gruzia. Bước đi này giúp EU mở rộng ảnh hưởng của liên minh này ra hướng đông và làm căng thẳng thêm mối quan hệ với Nga.
Video đang HOT
Những sự việc diễn ra liên tiếp trên cho thấy, Liên minh Châu Âu đang thách thức trực diện Nga và điều này khiến cho cuộc khủng hoảng trong mối quan hệ Đông-Tây trở nên nghiêm trọng hơn..
Trước EU, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 26/6 cũng đã lớn tiếng cảnh báo rằng, Nga sẽ phải đối mặt với viễn cảnh hứng chịu thêm nhiều đòn trừng phạt hà khắc hơn nếu không hành động “trong vài giờ tới” để buộc người miền đông Ukraine hạ vũ khí.
Nga thản nhiên trước những lời cảnh báo đáng sợ
Trước những lời cảnh báo đáng sợ của EU, Nga tỏ ra thản nhiên và không hề nao núng. Giới phân tích tin rằng, sở dĩ Nga có thái độ như vậy là vì Moscow thừa hiểu EU sẽ không dám tung ra những đòn trừng phạt hà khắc nhằm vào Nga.
Trong khi các nhà kinh tế học của Nga đồng ý rằng, các biện pháp trừng phạt mới của EU sẽ không phải là một diễn biến tích cực cho Nga nhưng họ cũng đều đồng tình rằng, các đòn trừng phạt đó sẽ chỉ có ảnh hưởng nhỏ và không lâu dài. Hiện tại, theo con số thống kê của cơ quan phụ trách thương mại của Ủy ban Châu Âu, trong năm 2012, 41,9 nhập khẩu của Nga là từ Châu Âu và 52,9 xuất khẩu của Nga là sang Châu Âu.
“Sẽ là điều không bao giờ tốt khi đối tác thương mại quan trọng nhất của bạn đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bạn”, ông Roman Andreyeshev, Phó Trưởng khoa Dự án và Quản lý Chương trình về các vấn đề quốc tế ở Học viện Kinh tế và Quản lý công của Tổng thống Nga, cho biết. “Tuy nhiên, tôi cho rằng, việc EU áp đặt các biện pháp trừng phạt với Nga là không thể. Nguồn năng lượng của Nga và sự phụ thuộc của EU đang đem lại lợi thế cho Nga”, ông Andreyeshev đã nhận định như vậy.
Năm 2012, Nga cung cấp nhu cầu khí đốt của EU. Cùng năm đó, toàn bộ nguồn cung cấp khí đốt cho các quốc gia Baltic và Phần Lan là từ Nga trong khi Đức nhập 37% nhu cầu khí đốt từ các nguồn của Nga, con số thống kê của Eurogas cho biết.
Trong tình trạng Châu Âu phụ thuộc nặng nề và nguồn năng lượng của Nga như vậy, ông Andreyeshev cho rằng, các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào ngành năng lượng Nga cuối cùng sẽ là hành động khiến EU tự chuốc họa vào thân.
Việc “EU trừng phạt ngành năng lượng của Nga không phải chỉ là một câu hỏi tu từ mà còn là một vấn đề về lô gics. Bạn có thực sự muốn làm đau chính mình vì một vấn đề nguyên tắc”, vị chuyên gia người Nga cho hay.
Theo nhà kinh tế Vladimir Mantusov thuộc Học viện Ngoại giao của Bộ Ngoại giao Nga, EU có thể thiên về việc tung ra các biện pháp trừng phạt nhằm vào các lĩnh vực khác ngành công nghiệp năng lượng. Tuy nhiên, những biện pháp như thế lại chẳng có mấy ảnh hưởng lên Nga.
Trước đó, Đại sứ Nga tại EU – ông Vladimir Chizhov cũng tự tin nói rằng, EU không có ý định cũng như ý chí chính trị để mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Theo_VnMedia
Trung Quốc "mất ngủ" vì đối thủ khó chịu nhất
Thủ tướng Shinzo Abe cuối tuần này sẽ trình bày kế hoạch tạo dựng Nhật Bản trở thành một nước đối trọng với sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Đây là thông tin khiến Trung Quốc "toát mồ hôi" bởi nước này sẽ phải đối diện với một kỳ phùng địch thủ đầy khó chịu ở ngay sát nách.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe
Thủ tướng Abe sẽ nói tại Diễn đàn Shangri-La rằng, Nhật Bản và đối tác Mỹ sẵn sàng tăng cường hợp tác an ninh với Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tờ Sankei Shimbun đưa tin.
Ông Abe sẽ không đề cập trực tiếp đến cái tên Trung Quốc nhưng chẳng ai hoài nghi về việc Nhà lãnh đạo Nhật Bản đang ấp ủ kế hoạch lập liên minh làm đối trọng với Trung Quốc, trong đó Tokyo sẽ có vai trò chủ lực. Điều này xuất phát từ mối lo ngại ngày càng tăng trước việc Trung Quốc liên tiếp "gây sóng gió" và khuấy đảo Biển Đông cũng như biển Hoa Đông vì các cuộc tranh chấp với các nước láng giềng xung quanh.
Thủ tướng Abe có thể sẽ "thông báo mục tiêu của ông trong việc tiến tới để Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn, tích cực hơn ở Châu Á bằng cách tận dụng liên minh Nhật-Mỹ như một nền tảng", ông Koichi Nakano - một giáo sư về khoa học chính trị thuộc trường Đại học Sophia ở thủ đô Tokyo cho biết.
Ông Abe đã có kế hoạch vạch ra những quy định, đường hướng mới nhằm để quân đội hùng mạnh nhưng ít được sử dụng của Nhật Bản tham gia vào các vấn đề an ninh bên ngoài. Đây là một phần trong học thuyết "chủ nghĩa hòa bình tích cực" của Thủ tướng Nhật Bản.
Nhà lãnh đạo Nhật Bản đều đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ, cả trên lời nói lẫn hành động, cho Philippines và Việt Nam trong cuộc tranh chấp giữa hai nước này với Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này thể hiện dưới hình thức cung cấp tàu cho lực lượng bảo vệ và qua những tuyên bố công khai.
Thủ tướng Abe hy vọng, các nước khác trong khu vực sẽ xem sự giúp đỡ của Nhật Bản cho Philippines và Việt Nam là dấu hiệu chứng tỏ sự sẵn sàng của Tokyo trong việc tham gia vào các vấn đề khu vực, toàn cầu, và đưa Nhật Bản trở thành một đối trọng đối với Trung Quốc.
Kế hoạch của Thủ tướng Abe sẽ được đón nhận nhiệt thành ở khu vực
Theo các nhà phân tích, thông điệp của Thủ tướng Abe về vai trò an ninh toàn cầu lớn hơn cho Nhật Bản tại diễn đàn vào cuối tuần này có thể sẽ được các nước trong khu vực đón nhận nhiệt thành bởi họ đang ngày càng lo ngại về Trung Quốc. Mặc dù vậy, có thể có một số nước sẽ kiềm chế để không vỗ tay quá to, khiến Bắc Kinh tức giận.
Trong khi Nhật Bản đang có cuộc tranh chấp quyết liệt chưa từng có với Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông thì căng thẳng cũng đang trào lên dữ dội ở Biển Đông khi Trung Quốc ngày một lấn tới trong các cuộc tranh chấp với các nước láng giềng Đông Nam Á xung quanh.
Theo dự kiến, Thủ tướng Abe sẽ có bài phát biểu quan trọng tại diễn đàn Shangri-La diễn ra trong ngày hôm nay (30/6) - một diễn đàn quy tụ sự tham gia của các chuyên gia an ninh, quốc phòng hàng đầu của Châu Á, trong đó có các nước thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Mỹ và Australia.
Thủ tướng Abe được cho là sẽ giải thích những nỗ lực của ông trong việc dỡ bỏ lệnh cấm quân đội Nhật Bản tham gia vào các hoạt động bên ngoài kể từ sau thế chiến II.
"Căng thẳng đang leo thang ở Châu Á-Thái Bình Dương. Tôi muốn phát đi thông điệp với thế giới về sự đóng góp chủ động, tích cực của Nhật Bản đối với hòa bình dựa trên sự hợp tác quốc tế", hãng tin Kyodo dẫn lời ông Abe phát biểu trước một hội đồng quốc hội ngày hôm qua (29/5).
Bất chấp những ký ức không mấy đẹp đẽ về thời đế quốc Nhật Bản chiếm đóng các nước Đông Nam Á, nhiều nước trong khu vực hiện giờ được cho là sẽ đón nhận tích cực thông điệp của Thủ tướng Abe bởi họ vốn đang ngày một quan ngại về Trung Quốc.
"Các nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc sẽ ủng hộ ông ấy", ông Malcolm Cook - một chuyên gia cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore đã nhận định như vậy.
"Nhật Bản có thể thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc hơn là ASEAN có thể làm", ông Cook nói.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Philippines mới đây đã tuyên bố: "Chúng tôi hoan nghênh sự đóp góp của Nhật Bản nhằm tăng cường an ninh và sự ổn định trong khu vực, trong đó có kế hoạch đưa nước này đóng vai trò an ninh lớn hơn trong khu vực".
Bài phát biểu của Thủ tướng Abe được cho là cũng nhấn mạnh đến việc các nước phải tôn trọng pháp quyền và phản đối việc thay đổi thế nguyên trạng. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Thời báo Phố Wall hồi đầu tuần, Thủ tướng Abe đã thẳng thắn nói rằng, việc "Trung Quốc đơn phương tiến hành các hoạt động khoan thăm dò" ở vùng biển của Việt Nam đã dẫn đến "tình trạng căng thẳng leo thang". Ông Abe tuyên bố đầy cứng rắn rằng: "Chúng tôi sẽ không bao giờ dung thứ cho hành động tìm cách thay đổi thế nguyên trạng bằng vũ lực hay sự dọa dẫm".
Trung Quốc bị các nước cáo buộc đang tìm mọi cách để thay đổi thế nguyên trạng trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông nhằm giành giật những khu vực lãnh thổ, lãnh hải vốn thuộc chủ quyền của các nước khác.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
15 con số khác thường về kinh tế thế giới Tuần trước, Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch mới phát hành một ấn phẩm với tựa đề "Một thế giới đang chuyển mình." Ảnh minh họa. Để mô phỏng các nội dung được xem xét, ngân hàng đưa ra 15 con số khác thường: 1. Trong vòng 10 ngày tới, 112.000 người ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản sẽ nghỉ hưu ở độ...