Nga thản nhiên: EU trừng phạt trước, cớ gì phản đối “danh sách đen”?
Vừa qua bản danh sách cấm vận đáp trả lại lệnh trừng phạt tương tự của Mỹ và EU, do Nga đưa ra đã khiến các nước châu Âu nổi giận.
Các quan chức chính quyền Nga cho rằng, bản “ danh sách đen” mà Moscow đưa ra chỉ thuần túy là đáp trả lại hành động tương tự mà Mỹ và châu Âu đã áp đặt đối với Nga từ rất lâu rồi, vậy mà không hiểu sao phương Tây lại tức tối đến vậy đối với bản danh sách này.
Phản ứng trước động thái trên của Nga, một phát ngôn viên của EU cho biết, lệnh cấm của Nga không hề có lời giải thích nào và điều đó là hoàn toàn “tùy tiện” và “phi lý”, các nước Thụy Điển, Hà Lan, Đức cùng lên tiếng phản đối bản “danh sách đen” của Nga
“Moscow khẳng định đã gửi tới các nước EU bản danh sách những nhân vật bị cấm nhập cảnh vào Nga, tuy nhiên nước này cũng không muốn bình phẩm về những người bị cấm nhập cảnh, việc họ làm như thế nào thì tự họ biết” – tuyên bố Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ.
Bộ này cũng nhắc lại rằng, Điện Kremlin lâu nay đã khuyến cáo rằng đại diện của những nước áp đặt trừng phạt chống lại nước Nga, trước các chuyến đi đến Nga nên liên hệ với tòa lãnh sự của nước này để xác minh xem mình có được nhập cảnh vào Liên bang Nga hay không.
“Tuy nhiên, các đối tác của chúng tôi không làm như vậy mà yêu cầu thông báo qua kênh ngoại giao. Trong bối cảnh đó, Nga đã gửi danh sách trên cho Liên minh châu Âu” – một vị quan chức giấu tên thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Ông này cũng nói thêm rằng qui định hạn chế nhập cảnh vào Nga đối với đại diện một số nước EU được áp dụng thuần túy là một phản ứng đáp trả của Moscow đối với các lệnh trừng phạt tương ứng mà Liên minh châu Âu đã áp đặt đối với Nga, sau khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine nổ ra.
Video đang HOT
Từ khi cuộc khủng hoảng chính trị Ukraine nổ ra, Nga và Mỹ-EU đã đưa ra nhiều lệnh trừng phạt lẫn nhau
Được biết, Moscow đã chuyển tới đại sứ quán các nước EU danh sách những nhân vật bị cấm nhập cảnh vào Liên bang Nga. Bản sao tài liệu đã được công bố trên trang web của công ty phát thanh truyền hình quốc gia Phần Lan và một số phương tiện truyền thông châu Âu.
Danh sách bao gồm 89 nhân vật, trong đó có các thành viên Nghị viện châu Âu, quan chức cao cấp quân sự, an ninh và tình báo, các nhân vật hoạt động xã hội. Đa số những người được “danh sách đen” của Nga đề cập là công dân các nước Baltic, Ba Lan, Thụy Điển và Vương quốc Anh.
Danh sách này có một số nhân vật tầm cỡ như Tổng thư ký Hội đồng Liên minh châu Âu Uwe Corsepius, lãnh đạo đảng Xã hội Pháp Bruno Le Roux, cựu Phó Thủ tướng Anh Nick Clegg, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Anh Malcolm Rifkind, cựu Thủ tướng Bỉ Guy Verhofstadt…
Ba Lan là đất nước có nhiều chính trị gia lên tiếng chỉ trích “chính sách” của Nga đối với Ukraine, có 18 cái tên trong danh sách đen cấm nhập cảnh, ví dụ như Thứ trưởng Bộ Tư pháp Ba Lan Robert Kupiecki…
Trên thực tế, phía Nga vẫn chưa công khai bản “danh sách đen” mà chỉ chuyển cho đại diện Liên minh châu Âu tại Moscow và một số đại sứ quán châu Âu vào ngày 27 tháng 5, nhưng sau đó nó đã được chính các nước EU công khai trước truyền thông thế giới.
Theo các phương tiện truyền thông Đức và Phần Lan, danh sách đã được Bộ Ngoại giao Nga đưa ra, đáp ứng đề nghị từ các nước châu Âu là những quan chức chính phủ, chính khách của họ không hiểu sao lại bị từ chối nhập cảnh vào Nga.
Theo_An ninh thủ đô
Shangri-La lần thứ 14 kết thúc: Đối thoại để xây dựng lòng tin và sự minh bạch
Ngày 31-5, trong ngày thảo luận cuối cùng về "Các thách thức an ninh toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương", Đối thoại Shangri-La lần thứ 14 tại Singapore đã kết thúc với thông điệp đối thoại để xây dựng lòng tin và sự minh bạch.
5 yếu tố then chốt cho hòa bình, an ninh khu vực
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen cho rằng, tuy thách thức an ninh ở châu Âu và châu Á không giống nhau nhưng lại có những điểm tương đồng như cùng phải đối mặt với chủ nghĩa khủng bố xuyên quốc gia, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Chia sẻ quan điểm của mình, Bộ trưởng Ursula von der Leyen cho rằng có 5 yếu tố then chốt bảo đảm hòa bình và an ninh cho khu vực: Một là các nước cần phải xây dựng cơ chế bảo đảm đối thoại thường xuyên để ngăn chặn và giải quyết xung đột; hai là các nước cần phải đưa ra những quy định có tính ràng buộc và tôn trọng quy định luật pháp; ba là các nước phải củng cố lòng tin thông qua sự minh bạch; bốn là các nước cần xác định rằng một cấu trúc an ninh bền vững không bao giờ chống lại bất cứ nước nào mà phải mang lại lợi ích cho tất cả các bên; và cuối cùng, chỉ có hợp tác, các nước mới có thể đi đúng hướng.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen nhấn mạnh, châu Á đang ngày càng khẳng định là một khu vực phát triển nhanh nhất trên toàn cầu cả về thương mại, tài chính và quốc phòng, song khu vực này cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ như chủ nghĩa khủng bố cực đoan, nạn buôn người xuyên biên giới, an ninh mạng... Do đó, các quốc gia phải cần có sự đồng thuận cao, tránh xung đột, tìm ra các giải pháp chung trên cơ sở duy trì hòa bình và ổn định an ninh trong khu vực. Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore một lần nữa kêu gọi các bên kiềm chế, không gia tăng những hành động gây căng thẳng cả trên biển và trên không.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen phát biểu tại Đối thoại Shangri-La.
Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc không trả lời nhiều câu hỏi
trực diện
Cùng ngày, đáp lại những chỉ trích cũng như quan ngại của đại diện các nước tham dự Đối thoại về những hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông gây căng thẳng trong khu vực, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) Tôn Kiến Quốc cho rằng, tình hình Biển Đông hiện nay "về tổng thể là hòa bình và ổn định". "Khi xử lý các tranh chấp trên biển với các nước láng giềng, Trung Quốc luôn ghi nhớ lợi ích lớn hơn của an ninh hàng hải. Trung Quốc luôn kiềm chế, bảo đảm an ninh an toàn trên biển, đóng góp tích cực vào hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới", hãng tin của Pháp dẫn lời ông Tôn Kiến Quốc.
Liên quan đến hoạt động xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông, ông Tôn Kiến Quốc cho rằng hoạt động này của Trung Quốc "ngoài việc đáp ứng các yêu cầu phòng thủ cần thiết, cải thiện cuộc sống của những người sống trên đảo, còn giúp thực hiện tốt hơn các trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc liên quan tìm kiếm và cứu hộ trên biển, phòng, chống thiên tai, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường...".
Hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian qua đã dẫn đến những quan ngại cho rằng nước này sẽ sớm thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại đây. Theo Reuters ngày 31-5, tại Đối thoại, ông Tôn Kiến Quốc tuyên bố động thái đó còn "phụ thuộc vào việc liệu an ninh hàng không và hàng hải của chúng tôi có bị đe dọa hay không, các yếu tố khác cũng sẽ được xem xét".
Ông Tôn Kiến Quốc cũng nói rằng: "Trung Quốc theo đuổi chính sách nhất quán là một cường quốc có trách nhiệm, tuân thủ các nguyên tắc quốc tế... Các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) cần phải được tuân thủ và là cách duy nhất để phát triển hòa bình. Hợp tác cùng thắng phải là mục đích cuối cùng hướng tới hòa bình và ổn định".
Phó tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng khẳng định, Bắc Kinh sẽ có trách nhiệm gánh vác cùng các nước trên nguyên tắc coi Liên hợp quốc là trung tâm để bảo đảm hòa bình, đồng thời các nước cần thúc đẩy lòng tin, tìm ra điểm chung để giải quyết những khác biệt...
Tuy nhiên, những câu hỏi trực diện của nhiều đại biểu về việc Trung Quốc đưa vũ khí tới các đảo tranh chấp cũng như cần một sự giải thích rõ ràng, minh bạch hơn cho những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông đã không được ông Tôn Kiến Quốc giải đáp với lý do thời gian quá hạn hẹp.
Theo_An ninh thủ đô
Ông McCain đề xuất giúp các nước ASEAN đối phó với Trung Quốc Theo Reuters, ngày 29/5, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đề xuất Mỹ nên cung cấp hàng trăm triệu USD để giúp huấn luyện và trang bị cho các lực lượng vũ trang của các quốc gia Đông Nam Á nhằm đối phó với những thách thức lãnh thổ từ phía Trung Quốc. Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain. (Nguồn: Reuters) Ông McCain,...