Nga thách thức ưu thế trên không của NATO?
Các chuyên gia đang nghi ngờ sự sẵn sàng của NATO cho một cuộc đối đầu như vậy, bất chấp sự hiện diện của các hệ thống phòng không tinh vi và máy bay chiến đấu hiện đại trên khắp châu Âu.
Hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga tại lễ tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở Moskva, Nga, ngày 4/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trang tin Business Insider dẫn ý kiến của các chuyên gia quân sự và nhà phân tích mới đây cho biết, trong thời gian qua, Nga đã bắt đầu tăng cường sức mạnh cho lực lượng hàng không vũ trụ và phòng không. Hiện nước này đã thách thức sự thống trị của phương Tây và có thể đe dọa ưu thế trên không từ lâu của NATO trong trường hợp xảy ra xung đột trực tiếp.
Business Insider lưu ý rằng trong trường hợp đối đầu mở, Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ khó thiết lập sự thống trị trên không thông thường, ngay cả khi sử dụng hàng trăm máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm thuộc dòng F-35. Trong khi đó, Nga có những khả năng tác chiến thực sự mà NATO phải tính đến.
Chuyên gia Giorgio Di Mizo từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS – có trụ sở tại London, Anh) lưu ý rằng, cuộc xung đột với Nga sẽ khác biệt đáng kể so với các kịch bản trước đó, vì Moskva có năng lực công nghệ và công nghiệp quốc phòng hùng mạnh để tạo ra một hệ thống phòng không đáng tin cậy.
Ngược lại, Đại tá Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu Mark Cancian, cố vấn cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS – trụ sở tại Mỹ), giải thích rằng các nước phương Tây trên thực tế đã ngừng tài trợ cho việc cải thiện hệ thống phòng không sau Chiến tranh Lạnh – điều này làm phức tạp thêm tình hình đối với NATO nói chung.
Hiện tập đoàn công nghiệp quân sự Mỹ Lockheed Martin đang nỗ lực tăng cường sản xuất tên lửa cho hệ thống phòng không Patriot, nhưng những nỗ lực này có thể rất hạn chế trong trường hợp xảy ra xung đột kéo dài với Nga. Các chuyên gia đang nghi ngờ sự sẵn sàng của NATO cho một cuộc đối đầu như vậy, bất chấp sự hiện diện của các hệ thống phòng không tinh vi và máy bay chiến đấu hiện đại trên khắp châu Âu, Business Insider kết luận.
NATO tạo 'hành lang trên bộ', tái vũ trang cho kịch bản xung đột với Nga
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang tạo ra một loạt 'hành lang trên bộ' ở Tây Âu để quân đội Mỹ có thể điều động lực lượng ra chiến tuyến kịp thời trong kịch bản xảy ra xung đột với Nga.
Tờ Telegraph dẫn lời các quan chức cho biết quân đội và thiết giáp Mỹ có thể đổ bộ tại một trong 5 cảng ở Hà Lan, Hy Lạp, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Na Uy, từ đó đi qua các hành lang trên bộ tới các nước NATO giáp Ukraine và sẽ di chuyển dọc theo các tuyến đường hậu cần đã được lên kế hoạch, trong tình huống có một cuộc tấn công của Nga.
Tuyến đường chính của quân đội Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga sẽ đi qua cảng Rotterdam của Hà Lan đến Đức và Ba Lan. Từ các cảng của Ý, lực lượng Mỹ có thể được vận chuyển bằng đường bộ qua Slovenia và Croatia, tới Hungary - quốc gia có chung biên giới với Ukraine. Các hành lang thay thế nhằm vận chuyển lực lượng từ các cảng của Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, qua Bulgaria và Romania. Ngoài ra, NATO còn có kế hoạch huy động sự tham gia của Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan vào hoạt động hậu cần dự phòng.
Trước đó, tại cuộc họp của NATO ở Vilnius (Lithuania) năm 2023, các nhà lãnh đạo NATO đồng thuận phát triển các kế hoạch mới để đảm bảo liên minh có thể triển khai 300.000 quân trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, các hoạt động huấn luyện đã bộc lộ những thách thức về quan liêu và cơ sở hạ tầng, vận chuyển nhân sự và trang thiết bị.
Quân nhân Đức tham gia cuộc tập trận quân sự Quadriga 2024 ở Pabrade (Lithuania) ngày 29.5.2024. Ảnh REUTERS
Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Na Uy Eirik Kristoffersen ngày 3.6 cho rằng thời gian để NATO chuẩn bị cho kịch bản xung đột với Nga đang ngắn dần. "Trước đó, nhiều người cho rằng chúng ta còn 10 năm nữa để chuẩn bị. Nhưng tôi nghĩ, chúng ta còn chưa đến 10 năm vì cơ sở công nghiệp của Nga đang phục hồi nhanh. Chúng ta chỉ còn 2 - 3 năm tới để xây dựng lại lực lượng của mình, xây dựng lại nguồn dự trữ và hỗ trợ Ukraine", theo ông Kristoffersen.
Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn những lo ngại về khả năng phòng không của NATO để bảo vệ khi cơ động quân đội khắp châu Âu. Tờ Financial Times hôm 29.5 dẫn các nguồn tin cho biết, hơn 2 năm sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, khả năng phòng không của sườn phía đông NATO chưa đạt đến 5% mức cần thiết để ngăn chặn một cuộc tấn công từ bên ngoài. Các thành viên NATO ở Trung và Đông Âu trong những tuần gần đây đã công bố kế hoạch nhằm cải thiện khả năng phòng không tập thể của họ nhằm đối phó với mối đe dọa từ Nga.
Châu Âu "bùng nổ" đơn đặt hàng vũ khí
Một máy bay chiến đấu F-35A lăn trên đường băng ở Emmen (Thụy Sĩ) ngày 23.3.2022. Ảnh REUTERS
Theo Telegraph ngày 4.6, nhà thầu quân sự Chemring công bố giá trị đơn đặt hàng trên sổ sách của họ đã tăng 39% trong nửa đầu năm lên mức kỷ lục 1,04 tỉ bảng Anh - doanh số cao nhất trong lịch sử công ty. Cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy làn sóng tái vũ trang khắp phương Tây, đơn đặt hàng của công ty "bùng nổ" từ số lượng lớn đơn mua máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ sản xuất từ đồng minh bao gồm Anh, Úc và Đức.
Ông Michael Ord, Giám đốc điều hành của công ty quân sự Chemring (Anh), cảnh báo: "Sự gia tăng căng thẳng địa chính trị trên khắp thế giới đang thúc đẩy một chu kỳ tái vũ trang cơ bản dự kiến sẽ kéo dài ít nhất trong thập niên tới".
Kíp lái Ukraine tiết lộ điểm yếu của xe tăng Mỹ M1 Abrams
Công ty Chemring cũng tiết lộ họ được hưởng lợi từ các đơn đặt hàng mới cho F-35, với việc Bộ Quốc phòng Mỹ có kế hoạch mua 2.456 máy bay phản lực cho đến năm 2044. Trong khi Bộ Quốc phòng Anh cũng đã xác nhận ý định mua thêm 74 chiếc biến thể F-35B trong tương lai gần.
Đằng sau việc Pháp và Moldova ký hiệp ước quốc phòng mới Pháp sẽ hỗ trợ những nỗ lực của Moldova trong việc tìm cách phát triển năng lực quân sự của mình, bao gồm cả việc có thể mua các vũ khí phòng không tương tự như hệ thống tên lửa Mistral của Pháp. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết sẽ nhấn mạnh "sự ủng hộ của mình đối với độc lập, chủ...