Nga thả tín hiệu cực kỳ tích cực với Ukraine
Các thủy thủ Ukraine bị Nga bắt giữ trong vụ tranh chấp trên biển Azov đã được thả, Nga thả tín hiệu tích cực.
Nga và Ukraine đang dần có những tín hiệu tích cực, có xu hướng hạ nhiệt căng thẳng giữa hai nước kể từ khi ông Volodymyr Zelensky.
Nga và Ukraine đã trao đổi tù binh sau vụ sự cố trên biển Azov?
Mới đây, Nga đã thả toàn bộ 24 thủy thủ Ukraine bị lực lượng chấp pháp Nga bắt giữ hồi cuối năm ngoái với cáo buộc xâm phạm lãnh thổ Nga trên biển nội địa Azov.
Các thủy tủ này đã được thả tự do, lên máy bay về nước.
Phát ngôn viên của Tổng thống Ukraine Volydymir Zelensky xác nhận trên trang Facebook chính thức ngày 30/8, theo Reuters.
Trước đó, tổng công tố Ukraine là người đầu tiên thông báo về vụ việc, nhấn mạnh Nga cũng thả tự do cho nhà làm phim Oleg Sentsov.
Động thái trên diễn ra sau khi tòa án tối cao Ukraine đã phóng thích nhà báo Nga Kirill Vyshinsky, nhân vật bị bắt năm ngoái với cáo buộc mơ hồ liên quan đến phe ly khai thân Nga. Nếu bị kết tội, nhà báo của hãng RIA Novosti có thể đối mặt án tù 15 năm.
Ruslan Ryaboshapka, công tố viên mới được bổ nhiệm của Ukraine, cũng đã xác nhận về vụ việc khi đăng lại tin trên Facebook của một nhân viên Hội đồng tối cao Ukraine chúc mừng các thủy thủ, nhà làm phim Oleg Sentsov cùng các công dân khác của Ukraine bị Nga giam giữ được trả tự do.
“Cuộc trao đổi đã hoàn tất: các thủy thủ, Sentsov, [Mykola] Karpyuk, [Volodymyr] Balukh, và [Pavlo] Hryb đang bay về nước” – tài khoản Facebook Anna Islamova đăng tải được công tố viên Ryaboshapka chia sẻ.
Video đang HOT
Việc trao đổi tù nhân giữa Nga và Ukraine đã được truyền thông hai nước đăng tải tuy nhiên Văn phòng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 30/8 phủ nhận việc đang tiến hành trao đổi tù nhân với Nga và quá trình thảo luận vẫn đang diễn ra.
“Quá trình thảo luận về việc trao đổi tù nhân vẫn đang diễn ra. Thông tin nói rằng việc trao đổi đã hoàn tất là không đúng sự thật” – tuyên bố của Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết.
Dẫu vẫn còn các thông tin mâu thuẫn nhưng tin tức về việc trao đổi tù binh được cho là kết quả của quá trình đàm phán con thoi giữa giới chức ngoại giao Nga và Ukraine.
Thông báo từ giới chức Nga từ tháng 7 đã cho thấy hai nước đang tiến hành thảo luận họp kín về Hiệp định trao đổi tù nhân, có liên quan trực tiếp đến 24 công dân Ukraine bị bắt gần Eo biển Kerch vì xâm phạm lãnh thổ Nga cuối năm ngoái.
Triển vọng về việc hai bên sẽ trao đổi tù binh, trong động thái được coi là bước đầu tiên hạ nhiệt căng thẳng, được cho là nỗ lực do Nga khởi xướng, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với người đồng cấp Ukraine rằng Moscow sẵn sàng tiến hành “bất cứ dạng đối thoại nào về vấn đề Ukraine”.
Ông Putin cũng đã từng ký sắc lệnh nối lại các hoạt động trung chuyển hàng hóa của Ukraine qua Nga và từ các nước qua Nga đến Ukraine. Đây là các nỗ lực đầu tiên của Moscow đối với Kiev sau khi ông Zelensky nhậm chức.
Quan hệ Nga-Ukraine xuống dốc sau chính biến lật đổ chính quyền Yanukovich ở Ukraine và việc Moscow đồng ý sáp nhập bán đảo Crimea sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2014.
Kể từ khi ông Volodymyr Zelensky – một diễn viên hài kịch – lên làm Tổng thổng và nhận được sự ủng hộ lớn của nhân dân vì các nỗ lực hòa bình miền Đông Ukraine, phía Nga đã bày tỏ những sự hạ nhiệt nhất định. Thảo luận về vấn đề trao đổi tù binh là một tín hiệu cực kỳ tốt lành.
Đặc biệt, phía Nga đã gửi lời mời Tổng thống Zelensky tới dự sự kiện lịch sử kỷ niệm 75 năm Chiến thắng phát xít tại Moscow vào ngày 9/5/2020.
Trợ lý của Tổng thống Putin, ông Yuri Ushakov ngày 30/8 cho biết Điện Kremlin sẽ mời Tổng thống Ukraine cùng hàng chục quan chức khác trên thế giới tới sự kiện lịch sử này.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ gửi giấy mời đến Tổng thống Ukraine”. Theo ông Ushakov hiện tại 17 vị nguyên thủ quốc gia đã xác nhận họ sẽ tham dự sự kiện.
Vị trợ lý lưu ý rằng trong số những quan khách đã xác nhận tham gia có các nhà lãnh đạo Ấn Độ, Cuba, Pháp, Séc, Venezuela, Belarus, Armenia, Bulgaria và Serbia. Nhiều nhà lãnh đạo của Cộng đồng Các quốc gia Độc lập cũng đã nhận lời mời.
Trước đó, đích thân Tổng thống Putin đã mời ông Trump dự buổi lễ này trong cuộc gặp giữa hai người bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản. Tổng thống Trump đã đáp lại lời mời “một cách rất tích cưc”, vị trợ lý Tổng thống Nga cho biết.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện vẫn chưa có phúc đáp chính thức trước lời mời từ Nga.
Hải Lâm
Theo baodatviet
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk "dội gáo nước lạnh" lên Nga
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk tuyên bố ông không thể đồng ý với đề xuất mời Nga tham gia G7 một lần nữa và khuyên nên mời Ukraine tham gia Hội nghị thượng đỉnh G7 tiếp theo tại Mỹ.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đề nghị mời Ukraine tham dự G7 thay Nga
Ông Donald Tusk tuyên bố điều này tại một cuộc họp báo trước khi Hội nghị thượng đỉnh G7 khai mạc ở Biarritz (Pháp).
Phát biểu trước báo giới, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nói: "Một năm trước tại Canada, Tổng thống Mỹ Trump đã đề nghị một lần nữa mời Nga quay trở lại G7. Trong mọi trường hợp, chúng tôi không thể đồng ý với đề xuất này, bởi vì các điều kiện để loại Nga khỏi G7 vào năm 2014 vẫn còn hiệu lực".
Ngoài ra, ông Donald Tusk còn cáo buộc Nga khiêu khích ở Biển Azov, theo ông, đó là một lý do khác không cho phép Nga tiếp tục công việc ở định dạng G8.
"Khi Nga lần đầu tiên được mời tham dự G7, người ta tin rằng nước này sẽ đi theo con đường dân chủ tự do, nhân quyền và pháp quyền. Ai trong chúng ta có thể nói với sự tin tưởng hoàn toàn rằng Moscow đang đi theo con đường này?", ông Tusk nói thêm.
Theo ông Tusk, cuộc họp tiếp theo của Nhóm G7 nên mời Ukraine với tư cách khách mời để nghe ý kiến của tân Tổng thống Zelensky. Tôi đã nói chuyện với ông Zelensky về điều này một vài ngày trước và tôi biết rằng ông ấy quan tâm đến điều này.
Trước đó, một quan chức cấp cao giấu tên của Liên minh châu Âu (EU) cho hay, khối này phản đối lời mời vô điều kiện để Nga tái tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).
Quan chức này nêu rõ, các lý do loại Nga khỏi nhóm các nền kinh tế phát triển hàng đầu vẫn có hiệu lực và bất cứ lời đề nghị Moscow trở lại một cách vô điều kiện nào đều sẽ "phản tác dụng" và là "dấu hiệu của sự yếu đuối".
Nga bị loại khỏi nhóm này hồi năm 2014 sau khi sáp nhập Bán đảo Crimea của Ukraine.
Tổng thống Mỹ Trump, Tổng thống Pháp Macron
Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói về việc nối lại định dạng G8 (có sự tham gia của Nga). Họ đã thảo luận vấn đề này qua điện đàm và Tổng thống Trump đồng ý với đề xuất của Tổng thống Pháp Macron nên mời Nga tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 tiếp theo sẽ được tổ chức tại Hoa Kỳ vào năm 2020. Tổng thống Trump dự kiến sẽ nêu vấn đề này ở Hội nghị thượng đỉnh lần này ở Biarritz (Pháp).
Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Moscow coi bất kỳ liên hệ nào với các nước G7 đều hữu ích và không loại trừ việc Nga quay lại định dạng G8, nhưng đó không phải là mục tiêu chính của Moscow.
Trí Dũng (Lược dịch)
Theo infonet
24 thủy thủ Ukraine bị Nga bắt được trở về nước 24 thủy thủ Ukraine cùng nhà làm phim Sentsov đang đi trên chuyến bay về nước hôm nay sau cuộc trao đổi tù nhân giữa Kiev và Moscow. Thông tin trên được đăng trên Facebook của tổng công tố Ukraine, song Nga chưa xác nhận. Hải quân Nga nổ súng bắt 24 thủy thủ Ukraine cùng ba tàu hải quân ở eo biển...