Nga tập trận với tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars
Bộ Quốc phòng Nga ngày 29.3 cho biết quân đội nước này bắt đầu tập trận với hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa ( ICBM) Yars và hàng ngàn binh sĩ.
Một vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars của Nga. Ảnh BỘ QUỐC PHÒNG NGA/RIA NOVOSTI
“Tổng cộng hơn 3.000 quân nhân và khoảng 300 thiết bị tham gia vào cuộc tập trận”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một thông báo đăng trên kênh Telegram của cơ quan này.
Video đang HOT
Theo thông báo, trong cuộc tập trận, Lực lượng Tên lửa Chiến lược của Nga tiến hành kiểm tra toàn diện khả năng kiểm soát của đội hình tên lửa Omsk, cũng như diễn tập chỉ huy – tham mưu với đội hình tên lửa Novosibirsk được trang bị hệ thống Yars.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết các hệ thống Yars di động sẽ tiến hành diễn tập ở 3 khu vực của Nga, nhưng không nêu rõ đó là các khu vực nào.
Ngoài ra, các binh sĩ Lực lượng Tên lửa Chiến lược, phối hợp với các đơn vị thuộc Quân khu Trung tâm và Lực lượng Hàng không vũ trụ của Nga, cũng sẽ diễn tập cách thức ngụy trang cho các hệ thống tên lửa và chống lại các phương tiện trinh sát trên không hiện đại, bao gồm nhiều loại máy bay không người lái, thông báo cho hay.
Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh các quan chức Nga gần đây đã tăng cường những lời lẽ đe dọa về nguy cơ chiến tranh hạt nhân, cảnh báo Moscow có các loại vũ khí để tiêu diệt “bất cứ kẻ thù nào”, bao gồm Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đặt mục tiêu đưa các hệ thống Yars, loại ICBM thay thế các hệ thống Topol, trở thành một trong những “vũ khí bất khả chiến bại” của Nga và là trụ cột chính của bộ phận trên mặt đất của kho vũ khí hạt nhân nước này, theo Reuters.
Có rất ít đặc điểm chiến thuật và kỹ thuật được xác nhận về hệ thống Yars, được cho là có phạm vi hoạt động 12.000 km. Theo các blogger quân sự, các hệ thống này có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân có thể nhắm mục tiêu độc lập, cũng như có thể được gắn trên các tàu sân bay hoặc triển khai trong các silo.
Kể từ khi phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, Nga đã tiến hành nhiều cuộc tập trận quân sự của riêng mình hoặc với các nước khác, chẳng hạn như Trung Quốc hoặc Nam Phi.
Lực lượng của Moscow cũng đã tăng cường huấn luyện quân sự với Belarus, quốc gia có chung biên giới với cả Nga và Ukraine, với một loạt cuộc tập trận toàn diện trong năm qua. Mới đây, Tổng thống Putin tuyên bố họ sắp sửa hoàn thành việc xây dựng một cơ sở để đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga ở Belarus, dẫn đến phản ứng mạnh mẽ từ phương Tây, đặc biệt là châu Âu.
Triều Tiên công bố thông tin về vụ phóng ICBM Hwasong-17 hôm 16/3
Ngày 17/3, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin trước tình hình nghiêm trọng - trong đó, môi trường an ninh trên Bán đảo Triều Tiên rơi vào trạng thái bất ổn nhất do các hoạt động tập trận quy mô lớn mang tính khiêu khích của Mỹ và Hàn Quốc gây ra, Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên đã quyết định tiến hành vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-17 hôm 16/3.
Người dân theo dõi bản tin trên truyền hình Hàn Quốc về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên, tại nhà ga Seoul ngày 16/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo KCNA, vụ phóng vũ khí chiến lược ICBM Hwasong-17 "nhằm mục đích đưa ra cảnh báo mạnh mẽ hơn đối với những kẻ thù có ý đồ leo thang căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên, đồng thời thể hiện phản ứng cương quyết trước những lời đe dọa quân sự vô trách nhiệm và mang tính coi thường bất chấp cảnh báo nghiêm khắc từ phía Triều Tiên", cũng như "cho thấy rõ ràng hơn quyết tâm thực sự của Đảng và Chính phủ Triều Tiên phản kích bằng những biện pháp tấn công ồ ạt vào bất cứ thời điểm nào".
Vụ phóng ICBM Hwasong-17 được thực hiện tại Sân bay Quốc tế Bình Nhưỡng. Tên lửa bay lên tới độ cao 6.045km và di chuyển qua quãng đường 1.000,2 km trong 4.151 giây trước khi rơi chính xác xuống vị trí định trước ở vùng biển ngoài khơi phía Đông Triều Tiên.
Cũng theo KCNA, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã chỉ đạo vụ phóng ICBM Hwasong-17 nói trên tại hiện trường.
Vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên được thực hiện trong bối cảnh Hàn Quốc và Mỹ đang tiến hành cuộc tập trận Lá chắn Tự do, dự kiến kéo dài 11 ngày. Đây là cuộc tập trận lớn nhất giữa hai nước đồng minh trong nhiều năm qua. Triều Tiên lên án hoạt động này, cho rằng đây là "sự chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh xâm lược" nhằm vào Bình Nhưỡng.
Nga nhất trí phối hợp với Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên Hãng thông tấn RIA ngày 25/3 dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh Moskva và Bắc Kinh đã nhất trí phối hợp chặt chẽ về tình hình Bán đảo Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới. (Ảnh do Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên đăng phát): Tên lửa đạn đạo...