Nga tập trận giả định tấn công tàu sân bay khiến Mỹ không thể ngồi yên
Việc Nga tiến hành các cuộc tập trận ngày càng gần quần đảo Hawaii của Mỹ đã khiến Washington không thể ngồi yên.
Nga mới cung cấp thêm các thông tin chi tiết về những cuộc tập trận trên không và trên biển được tiến hành ở Thái Bình Dương gần đây, trong đó bao gồm các cuộc tấn công giả lập nhóm tác chiến tàu sân bay. Mặc dù không rõ cuộc tập trận trên xảy ra khi nào nhưng thông báo trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi môt báo cáo cho biết các chiến đấu cơ tàng hình F-22A Raptor của Không quân Mỹ cất cánh từ Hawaii nhằm phản ứng trước các động thái của Nga trong khu vực. Sự hiện diện mạnh mẽ của Nga đã khiến Mỹ phải rung chuông cảnh báo.
Bộ Quốc phòng Nga công bố video về các cuộc diễn tập gần đây của nước này ở trung tâm Thái Bình Dương, trong đó bao gồm cả cuộc tấn công vào nhóm tác chiến tàu sân bay của kẻ thù giả định.
Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một bài viết miêu tả về các cuộc diễn tập ở Thái Bình Dương, nhận định các cuộc tập trận này được tiến hành với “nhiệm vụ phá hủy nhóm tác chiến tàu sân bay của kẻ thù giả định”. Một cuộc tấn công tên lửa hành trình giả định đã được tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga tiến hành.
Video đang HOT
Hai tàu chiến diễn tập hoạt động cách nhau gần 500 km trong đó một tàu sẽ đóng vai kẻ thù. Cùng tham gia các cuộc diễn tập còn có tàu ngầm chưa đặt tên của Hải quân Nga và 2 chiến đấu cơ chống tàu ngầm tầm xa Tupolev Tu-142, cất cánh từ Căn cứ Không quân Yelizovo trên quần đảo Kamchatka và được các tiêm kích đánh chặn MiG-31BM hộ tống.
Cuộc diễn tập này được tiến hành với “nhiệm vụ phát hiện, đối phó và tiến hành tấn công tên lửa nhằm vào nhóm tác chiến tàu sân bay của kẻ thù giả định”, Bộ Quốc phòng Nga thông báo. Cùng với các cuộc tấn công chống hạm, lực lượng tác chiến cũng được thử thách về khả năng sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ chống tàu ngầm và phòng không, Bộ Quốc phòng Nga cho hay.
Một số hình ảnh vệ tinh chưa được xác nhận cho thấy lực lượng tác chiến bề mặt của Hải quân Nga chỉ cách phía nam Honolulu, quần đảo Hawaii, 35 hải lý ngày 19/6 khi lực lượng này bị 3 tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ và 1 tàu tuần dương lớp Sentinel của Tuần duyên Mỹ theo dõi. Nếu được xác nhận, vị trí này cho thấy lực lượng của Nga đang cách quần đảo Hawaii gần hơn bất kỳ nguồn tin nào chỉ ra hiện nay và đó là điều vô cùng bất thường khi không có báo cáo nào ghi nhận sự quan sát trực tiếp từ người dân địa phương ở khu vực lân cận.
Thông báo từ Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết, cuộc tấn công tên lửa giả định được tiến hành từ cả tàu chiến bề mặt và từ trên không. Cơ quan này cũng thông tin rằng, loạt diễn tập gần đây ở Thái Bình Dương là kiểu tập trận đầu tiên mà Hạm đội Thái Bình Dương tiến hành trong những năm gần đây với sự tham gia của 20 tàu chiến bề mặt, tàu ngầm, các tàu hỗ trợ cùng với một số chiến đấu cơ.
Sự gia tăng hoạt động của Hải quân Nga quanh Hawaii diễn ra giữa bối cảnh cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa kết thúc ở Thụy Sĩ vào tuần trước. Hội nghị Thượng đỉnh trên diễn ra sau khi Washington và Moscow trục xuất các nhà ngoại giao của nhau hồi đầu năm và rút các đại sứ về nước. Dù vậy, cuộc gặp này đã tìm ra giải pháp và nối lại quan hệ ngoại giao giữa các đại sứ quán, mặc dù hai bên vẫn còn tồn tại nhiều bất đồng.
Nhìn chung, việc Hải quân Nga ngày càng sẵn sàng tiến hành các cuộc diễn tập tầm xa gần các vùng biển của Mỹ dường như cho thấy Moscow quan tâm hơn đến Hawaii và khu vực trung tâm Thái Bình Dương. Trong khi đó, một quan chức cấp cao của Hải quân Mỹ cảnh báo vào năm ngoái rằng, ông không còn coi Bờ Đông của nước Mỹ là khu vực “không cạnh tranh” hay là một “nơi trú ẩn an toàn” cho các tàu thuyền và tàu ngầm nữa khi hoạt động của Hải quân Nga ngày càng gia tăng ở khu vực này./.
Trung Quốc bắn thử tên lửa 'sát thủ tàu sân bay' DF-26
Lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc đã bắn thử tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 - có khả năng tấn công tàu sân bay - trong bối cảnh quan hệ với Mỹ căng thẳng.
Vụ bắn thử tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 diễn ra vào ban đêm tại một địa điểm không xác định, đài phát thanh quốc gia Trung Quốc đưa tin hôm 8/6, South China Morning Post trích dẫn.
DF-26 thuộc loại tên lửa đạn đạo tầm trung, tầm bắn hơn 4.000 km, có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường. Nó có thể tấn công các mục tiêu mặt đất hoặc tàu chiến trên biển.
Theo một nguồn tin, cuộc tập trận có thể cải thiện kỹ năng của người điều khiển tên lửa và nâng cao khả năng sống sót. Nguồn tin không cho biết địa điểm mà tên lửa hướng tới và nó có nhắm mục tiêu mô phỏng tàu chiến hay không.
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 của Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh. Ảnh: Tân Hoa xã.
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 của Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh. Ảnh: Tân Hoa xã.
Tháng 8/2020, lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc đã phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm trung vào Biển Đông, trong đó có DF-26, như một thông điệp cảnh báo Mỹ. Trước đó, Washington đã điều động 2 nhóm tác chiến tàu sân bay tập trận cùng lúc ở Biển Đông.
Loại tên lửa như DF-26 bị cấm theo Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký kết giữa Mỹ và Nga, nhưng Trung Quốc không phải là bên tham gia vào INF. Năm 2020, Mỹ tuyên bố rút khỏi INF, Washington viện dẫn lý do Nga vi phạm hiệp ước cũng như Trung Quốc đang phát triển các tên lửa tầm trung.
DF-26 được giới phân tích quân sự Trung Quốc đặt cho biệt danh "sát thủ đảo Guam", nhưng một số gọi tên lửa này là "sát thủ tàu sân bay", cùng với tên lửa đạn đạo DF-21D. Trung Quốc đang nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm, nhằm răn đe hạm đội tàu sân bay của Mỹ.
Dù tuyên bố DF-26 là DF-21D là sát thủ tàu sân bay, nhưng Trung Quốc chưa cho thấy tên lửa của họ có thể bám theo mục tiêu đang di chuyển trên biển. Trên thế giới chưa quốc gia nào phát triển thành công tên lửa đạn đạo chống hạm.
Tàu sân bay Mỹ diễn tập với tiêm kích Malaysia trên Biển Đông Tiêm kích trên tàu sân bay Theodore Roosevelt diễn tập phối hợp tác chiến với chiến đấu cơ Malaysia trong hai ngày ở Biển Đông. Không quân Malaysia hôm 7/4 ra thông cáo cho biết các tiêm kích Su-30 do Nga sản xuất của nước này tham gia diễn tập cùng tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và không đoàn trên hạm số...