Nga tăng thuế thu nhập giới nhà giàu
Duma quốc gia Nga hôm đã đưa ra dự luật tăng thuế thu nhập đối với những người mỗi tháng kiếm được hơn 1 triệu rúp (tức 28.700 USD), từ 13% hiện nay lên 30%.
Hạ nghị sĩ Andrei Krutov, một trong những người soạn thảo dự luật trên, cho biết có thể sẽ bỏ phiếu thông qua dự luật vào mùa thu tới và nếu được thông qua, mỗi năm ngân sách Nga sẽ có thêm khoảng 300 tỉ-500 tỉ rúp (8,6 tỉ-14,30 tỉ USD).
Hạ nghị sĩ Andrei Krutov. Ảnh: ENERGY FORUM
Nếu được áp dụng, luật trên sẽ ảnh hưởng đến gần 2% lực lượng lao động, tức 2,3 triệu người.
Mục đích chính của dự luật nhằm hỗ trợ ngân sách các khu vực, trong đó có cả các khu vực lãnh thổ mới của Nga, như Crimea.
Một số nhân viên nhà nước xác nhận họ đã được yêu cầu tặng một ngày lương để giúp Crimea.
Thêm vào đó, Bộ Tài chính Nga cũng đề nghị thuế thu nhập cá nhân có thể tăng lên khoảng 1-2% để giúp chính phủ bù đắp các chi phí.
Video đang HOT
Theo ông Krutov, dự luật trên đi theo hướng xây dựng một cơ chế thuế tiến bộ, đồng thời ông phủ nhận sự ảnh hưởng đến xã hội.
Ông nhấn mạnh: “Gánh nặng xã hội sẽ ở mức tối thiểu trong khi dòng tiền mặt chảy vào ngân sách sẽ là đáng kể”.
Nhóm những người giàu có ở Nga chiếm hơn 1/3 tổng số thu nhập cá nhân ở nước này.
Hiện vẫn chưa có ai lên tiếng chỉ trích dự luật trên vì những người phê bình có thể bị gán cho cái mác là không yêu nước nhưng cuộc thăm dò gần đây trên tạp chí Snob, nhằm vào giới nhà giàu, cho thấy 66% người được hỏi không ủng hộ ý tưởng xây dựng loại “thuế đoàn kết”.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu (EU) hôm 22-7 đã nhất trí áp đặt lệnh trừng phạt mới chống lại các giới chức bị quy trách nhiệm về hành động của Nga ở Ukraine giữa lúc dư luận quốc tế ngày càng phẫn nộ sau vụ máy bay Malaysia rơi trên vùng lãnh thổ quân nổi dậy miền Đông Ukraine chiếm giữ.
Tại cuộc họp ở Brussels- Bỉ hôm 22-7, các ngoại trưởng EU quyết định chưa áp dụng lệnh trừng phạt mạnh hơn tác động đến toàn bộ các khu vực kinh tế Nga, ít nhất là lúc này.
Ngoại trưởng Hà Lan Frans Timmermans cho biết EU đã đồng ý áp đặt lệnh cấm thị thực và phong tỏa tài sản đối với một số giới chức Nga nữa nhưng ông không tiết lộ bao nhiêu người cũng như danh tính của họ.
Ngoài ra, các ngoại trưởng EU còn yêu cầu chính phủ 28 nước thành viên chuẩn bị thêm lệnh trừng phạt có tác động sâu rộng khác nữa, kể cả nhắm đến các lĩnh vực vũ khí, năng lượng và tài chính của Nga nếu Moscow không hành động để xuống thang căng thẳng ở Ukraine.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nhận xét: “Nga hành động chưa đủ để xuống thang căng thẳng cuộc xung đột ở Ukraine”.
Có mặt ở Brussels hôm 22-7, nhận xét về lệnh trừng phạt mới nêu trên, Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin cho rằng đó chỉ là hành động của EU chứ không phải là lệnh trừng phạt.
Ông này khăng khăng rằng lực lượng quân nổi dậy hình thành từ các thành viên của các cơ quan an ninh Nga, được huấn luyện bằng kinh phí Nga và sử dụng vũ khí Nga để gây bất ổn miền Đông Ukraine và sau này là toàn bộ đất nước Ukraine.
Quân nổi dậy thân Nga ở miền Đông Ukraine. Ảnh: REUTERS
Còn ngoại trưởng Lithuania Linas Linkevicius đổ lỗi cho bọn khủng bố được Nga cung cấp vũ khí đã bắn hạ máy bay Malaysia, làm chết toàn bộ số người trên đó.
Ngoài ra, ông còn kêu gọi tiến hành lệnh cấm vận vũ khí đối với Nga – một thách thức nhắm trực tiếp vào Pháp khi Paris đóng 2 tàu chiến cho hải quân Nga.
Về phần mình, ở Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ làm tất cả trong quyền hạn của mình để tạo điều kiện thuận tiện cho cuộc điều tra về vụ máy bay Malaysia rơi, kể cả việc gây áp lực với quân nổi dậy miền Đông Ukraine.
Theo Người Lao động
Khí đốt từ Mỹ không đáp ứng đủ nhu cầu cho châu Âu
Tiềm năng xuất khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) đến EU của Mỹ sẽ không thể đáp ứng nổi nhu cầu của khu vực này, phó chủ tịch hội đồng năng lượng hạ viện Nga, Pavel Zavalny phát biểu vào thứ 4 (14/5).
"Hiện tại, nhà cung cấp khí đốt tiềm năng của EU chỉ có Mỹ, nơi có khối lượng chiết dầu lớn hơn nhu cầu năng lượng trong nước. Tuy nhiên, sự xuất khẩu khí đốt của Mỹ có thể không mang lại lợi nhận và không thể đáp ứng được chủ cầu nhập khẩu khí đốt đang tăng lên của châu Âu", ông Pavel Zavalny, phó chủ tịch hội đồng năng lượng hạ viện Nga nói trong một cuộc họp về năng lượng giữa EU và Nga ở Brussels, Bỉ.
Ông Pavel Zavalny, Phó Chủ tịch hội đồng năng lượng hạ viện Nga
Ông Zavalny cũng nói thêm rằng, "giá khí đốt Mỹ bán cho châu Âu vào khoảng 450 USD/1000 m3, cũng không hề rẻ hơn Nga".
Nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu gần đây đã trở thành vấn đề tiêu điểm của báo chí, khi Mỹ đang thúc giục châu Âu xoá bỏ dần sự phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu từ Nga, nhất là trong hoàn cảnh quan hệ hai bên đang xấu đi vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Đại sứ Nga tại EU Vladimir Chizhov cũng tự tin rằng, nguồn cung cấp khí đốt từ Nga sang châu Âu vẫn sẽ được bảo đảm, vì việc Mỹ bán khí đốt cho EU là việc làm không mang lại lợi nhuận. Mỹ sẽ phải mất rất nhiều tiền để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc vận chuyển khí đốt giữa hai châu lục và giá khí đốt cũng có thể tăng cao nếu điều này xảy ra.
Theo ANTD
Nga: Kiev đang "phá hủy" nền tảng thống nhất của Ukraina Ông Alexei Pushkov, chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề quốc tế của Hạ viện Duma Quốc gia Nga cho rằng, giới chức Kiev đang phá hoại sự thống nhất của đất nước Ukraina. Ông Alexei Pushkov, chủ nhiệm Uỷ ban các vấn đề quốc tế của Hạ viện Duma Quốc gia Nga. Ông Pushkov hôm nay viết trên trang Twitter của mình:...