Nga tăng ngân sách quốc phòng kỷ lục vì khủng hoảng Ukraine
Ngân sách quốc phòng của Nga trong năm 2015 sẽ đạt mức kỷ lục 3,3 ngàn tỷ rúp (81 tỷ USD), tương đương 4,2 % tổng GDP của cả nước. Đó là thông báo của Đô đốc Vladimir Komoyedov – người đứng đầu ủy ban quốc phòng Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) trên hãng tin Interfax hôm Thứ Năm.
Ngân sách năm 2015 tăng 812 tỷ rúp (20 tỷ USD) so với năm nay và báo hiệu ngân sách quốc phòng sẽ còn phình to hơn trong những năm tiếp theo. Theo Ngân hàng Thế giới, GDP của Nga trong năm nay được dự đoán là chỉ hơn 2 nghìn tỷ USD. Bộ Tài chính Nga cũng chỉ hy vọng nó sẽ tăng khoảng 1% vào năm 2015.
Theo ông Komoyedov, Duma Quốc gia có kế hoạch chi 3,1 ngàn tỷ rúp (76 tỷ USD), tương đương 3,7 % GDP cho quốc phòng vào năm 2016 và 3,23 ngàn tỷ rúp (79 tỷ USD), tương đương 3,6 % GDP, năm 2017.
“Các thông số này cao hơn đáng kể so với năm 2014, khi ngân sách quốc phòng chiếm tỷ lệ là 3,4 % GDP,” ông Komoyedov cho biết. Năm ngoái, chi tiêu quốc phòng đã tăng thành 3,2 % GDP còn năm 2012 chỉ là 3% GDP.
Nga là cường quốc quân sự thế giới
Tuy nhiên, dữ liệu Ngân hàng Thế giới cho thấy chi tiêu quốc phòng gần đây của Nga còn nhiều hơn con số được nêu bởi ông Komoyedov. Năm ngoái, Ngân hàng Thế giới cho biết ngân sách quốc phòng của Nga đã là 4,2 % GDP.
Đối chiếu với Mỹ, Ngân hàng Thế giới cho biết Mỹ dành 3,8 % GDP cho quốc phòng trong năm 2013. Trong khi đó, hầu hết các nước trên thế giới chi tiêu ít hơn 3 % GDP cho quân đội, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.
Gia tăng chi tiêu quân sự diễn ra trong thời điểm Nga đang suy thoái kinh tế đối do giá dầu thấp, lạm phát và lệnh trừng phạt của phương Tây. Chỉ có các ngành công nghiệp phục vụ cho quốc phòng là ăn nên làm ra còn các ngành khác bị cho là rơi vào trì trệ.
Tổng thống Vladimir Putin năm 2012 đã phát động một chương trình tái vũ trang đầy tham vọng đến năm 2020 với ngân sách 20 nghìn tỷ rúp (500 tỷ USD). Mục tiêu của Nga là hiện đại hóa 70% quân đội. Chương trình này càng được đẩy mạnh sau khủng hoảng Ukraine vì Moscow tin rằng họ đang bị phương Tây kề gươm vào cổ.
Theo Một Thế Giới
Tân Tổng thư ký NATO và những thách thức trong nhiệm kỳ mới
Cựu Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg đã nhậm chức Tổng thư ký NATO, thay thế người tiền nhiệm Anders Fogh Rasmussen, trong bối cảnh liên minh quân sự này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tại Ukraine, mối quan hệ xấu đi với Nga và mối đe dọa từ các nhóm khủng bố.
Video đang HOT
Tân Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Không có kinh nghiệm quốc phòng
Ông Stoltenberg, 55 tuổi, đã trở thành tổng thư ký thứ 13 của NATO kể từ ngày 1/10.
Cựu Thủ tướng Na Uy dường như không phải là một lựa chọn thích hợp cho chức tổng thư ký NATO vì lý do ông là một nhà kinh tế không có kinh nghiệm quốc phòng.
Ông Stoltenberg từng phục vụ trên cương vị thủ tướng tại đất nước của ông với 3 nhiệm kỳ. Ông từng trở thành thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Na Uy khi trở thành thủ tướng ở tuổi 40 vào năm 2000 và tại vị cho tới năm 2001. Sau đó, ông trở lại ghế thủ tướng và phục vụ 2 nhiệm kỳ liên tiếp từ 2005-2013.
Ngoài 3 nhiệm kỳ làm thủ tướng, ông Stoltenberg còn từng đứng đầu các bộ trong các nội các cầm quyền khác nhau nhưng chưa từng giữ bộ trưởng quốc phòng. Vào đầu những năm 1990, ông Stoltenberg là thành viên của Ủy ban quốc phòng Na Uy và đây có lẽ là vị trí duy nhất gắn kết ông với NATO.
Khi còn trẻ, ông Stoltenberg từng phản đối Na Uy gia nhập khối liên minh quân sự và các chính sách gây tranh cãi của Mỹ. Trong cuộc biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam, ông Stoltenberg từng đập vỡ cửa sổ tại tòa nhà đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Oslo. Ông cũng phản đối liên minh quân sự phương Tây.
Nhưng về sau này ông Stoltenberg đã thay đổi quan điểm đối với NATO.
Trên cương vị thủ tướng, ông Stoltenberg đã chịu trách nhiệm về các sứ mệnh quân sự quốc tế: NATO tham gia vào cuộc chiến tại Afghanistan, chiến dịch không kích tại Libya. Điều này đã giúp ông và Na Uy giành được sự ủng hộ của Mỹ.
Nhờ đó, Mỹ và các quốc gia thành viên khác của NATO đã quên đi những hành động thời trẻ của Stoltenberg và ông dần dần nổi lên thành ứng viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo NATO.
Những thách thức to lớn
Ông Stoltenberg nhậm chức trong bối cảnh NATO đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Trong cuộc họp báo đầu tiên trên cương vị mới, tân Tổng thư ký NATO đã nhấn mạnh rằng cuộc khủng hoảng tại Ukraine, mối quan hệ giữa NATO với Nga và cuộc chiến chống khủng bố là những vấn đề ưu tiên hàng đầu của ông.
Giới phân tích cho hay, NATO đã tìm thấy một mục đích mới do cuộc khủng hoảng tại Ukraine, nhưng ông Stoltenberg cũng ý thức rằng khối quân sự phương Tây còn phải đối mặt với nhiều thách thức khác và lâu dài.
Cuộc xung đột với Nga chắc chắn sẽ đòi hỏi ông Stoltenberg vận dụng tất cả các kỹ năng ngoại giao cả trong và bên ngoài khối NATO. Một câu hỏi quan trọng được đặt ra khi ông nhậm chức là: Làm cách nào để NATO có thể bảo vệ các quốc gia thành viên ở phía đông nhằm chống lại sự ảnh hưởng của Nga mà không gây ra một cuộc đối đầu quân sự công khai với Mátxcơva?
NATO sẽ phải thúc đẩy một mối quan hệ hợp tác với Nga do các mối đe dọa lớn hơn - sự phổ biến vũ khí hạt nhân, khủng bố, tình trạng bất ổn tại Trung Đông - mà cả hai bên phải đối mặt.
NATO nên duy trì các biện pháp hợp tác với Nga về lâu dài, điều đó có thể đồng nghĩa với việc phải có cách thức tiếp cận thận trọng và thực tế về Ukraine.
Tiền cũng là một vấn đề đối với 28 quốc gia thành viên của NATO.
Trước khi cuộc khủng hoảng tại Ukraien bùng phát, Mỹ đã nhiều lần hối thúc các đồng minh NATO tại châu Âu chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng. Những yêu cầu này ngày càng trở nên khẩn thiết hơn.
Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng đã khiến các lực lượng của NATO bị "đuối sức" nghiêm trọng nhằm thực thi sự răn đe với Nga ở phía đông châu Âu, trong khi đối mặt với mối đe dọa ngày càng gia tăng ở Bắc Phi và Trung Đông.
Khi Mỹ chuyển sự tập trung sang châu Á-Thái Bình Dương, Washington sẽ mong muốn nhiều hơn từ các đồng minh, vốn sẽ phải định hình xem họ phải làm thế nào để thiết lập an ninh và sự ổn định từ Đông Âu tới Trung Á, và từ Trung Đông tới Bắc Phi.
Tình trạng bất ổn tại Trung Đông và châu Phi đang gây ra những mối nguy hiểm phức tạp, vốn cũng cần một câu trả lời.
Tại Afghanistan, NATO đang kết thúc sứ mệnh chiến đấu dài nhất trong lịch sử trong khi vẫn thực hiện sứ mệnh huấn luyện và cố vấn sau năm 2014.
Tại hội nghị thượng đỉnh của NATO ở xứ Wales hồi đầu tháng 9, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi các đồng minh ủng hộ một liên minh quốc tế rộng lớn nhằm đánh bại nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và Syria.
Hội nghị sau đó nhất trí tăng cường sự sẵn sàng của NATO, thiết lập một lực lượng phản ứng nhanh để đối mặt với các cuộc khủng hoảng trong tương lai, và quan trọng là tăng chi tiêu quốc phòng sau nhiều năm giảm.
"Chúng tôi đã tái khẳng định nhiệm vụ trung tâm của liên minh. Một cuộc tấn công có vũ trang nhằm chống lại một quốc gia sẽ được xem là một cuộc tấn công nhằm vào tất cả các thành viên của liên minh. Đây là một quy định hiệp ước bắt buộc. Đó là điều không phải bàn cãi", ông Obam nói.
Stoltenberg "sẽ phải tập trung vào việc thực thi điều mà liên minh đã quyết định tại hội nghị", Jan Techau, giám đốc tổ chức nghiên cứu chính sách Carnegie Europe tại Brussels, nhận định.
Cam kết nhằm dành 2% GDP cho quân sự trong vòng 10 năm - một mục tiêu mà hầu hết các quốc gia thành viên NATO không đạt được hiện nay - sẽ là rất khó khăn: một số quốc gia có thể không tuân thủ điều đó, những người khác sau đó sẽ làm theo. Đây là một trò chơi chính trị đòi hỏi cần phải rất khéo léo.
Tại cuộc họp báo trong ngày đầu nhậm chức, ông Stoltenberg cho biết Ba Lan và Thổ Nhĩ Kỳ là những quốc gia đầu tiên mà ông sẽ tới thăm trên cương vị tổng thư ký NATO. Điều này phản ánh các mối quan tâm của ông trong nhiệm kỳ này.
Ba Lan ngày càng có ảnh hưởng tại châu Âu và có vị trí chiến lược trong mối quan hệ phức tạp hiện thời giữa NATO và Nga. NATO đã tăng cường sự hiện diện và nỗ lực tại cả Ba Lan và khu vực Baltic như một biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Chuyến thăm của ông Stoltenberg tới Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy các ưu tiên của tân Tổng thư ký NATO. Do Syria và Iraq nằm ở biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, các mối đe dọa từ nhóm khủng bố IS có thể trở thành thách thức lớn đối với liên minh quân sự và nhà lãnh đạo mới của khối.
NATO đang chờ đợi xem ông Stoltenberg sẽ chọn phong cách lãnh đạo nào để giải quyết tất cả vấn đề phức tạp mà khối phải đối mặt.
Người tiền nhiệm của ông Stoltenberg vốn nổi tiếng là cứng rắn và đơn độc về quan điểm. Thách thức cho ông Stoltenberg sẽ là làm thế nào để đạt được sự đồng thuận trong liên minh, nơi tất cả các quyết định phải được thông qua bằng sự nhất trí của 28 quốc gia thành viên.
An Bình
Tổng hợp
Theo dantri
Quân đội Trung Quốc tiêu tiền khủng khiếp như thế nào? Mặc dù ngân sách QP của TQ ở mức cao nhưng một phần trong đó phải dùng để nuôi lực lượng quân đội thường trực khổng lồ, ngân sách phát triển vũ khí vẫn hạn chế. Trung Quốc hiện là nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới, với con số chính thức năm nay vào khoảng 131 tỷ USD,...