Nga tàng hình mọi thứ nhưng vẫn hiện nguyên hình?
Việc Nga bất ngờ tuyên bố phát triển loại cầu lắp ghép tàng hình cho thấy, Nga đang tàng hình hóa gần như tất cả những gì có thể.
Nga đi trước thời đại
Theo Sputnik, quân đội Nga đang hợp tác cùng các nhà thầu quốc phòng trong nước để phát triển cầu lắp ghép tự động và có khả năng tàng hình trước các hệ thống dò tìm của đối phương.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Dmitry Bulgakov cho biết hôm 14/3: “Những chiếc cầu này phải biến mất trước các hệ thống dò tìm của quân địch nhằm tăng cường khả năng sống sót cho binh lính và thiết bị quân sự khi đi qua cầu”.
Cấu trúc mới sẽ được phát triển bằng vật liệu tổng hợp có khả năng lắp ráp nhanh, trong khi giảm trọng lượng nhằm khiến nó chịu được trọng tải lớn và kéo dài được hơn, ông Bulgakov cho biết thêm.
Mặc dù có tính năng tàng hình nhưng chi phí cho việc bảo dưỡng và vận hành loại cầu này sẽ rẻ hơn, trong khi thời gian sử dụng kéo dài hơn hẳn. Hiện nay, các công ty quốc phòng Nga đã bắt tay nghiên cứu tính năng năng lắp ráp tự động của cầu.
Theo ông Bulgakov, Dự án này sẽ được Bộ Quốc phòng Nga giao cho nhà thầu chính là Học viện Hậu cần quân đội Khrulev.
Hiện nay, trên thế giới, công nghệ tàng hình đang là xu hướng phát triển của nhiều loại vũ khí, từ máy bay, tàu chiến hay tàu ngầm đều được thiết kế nhằm chống phản xạ đối với sóng radar của quân địch.
Tiêm kích tàng hình T-50.
Nga tàng hình hóa mọi thứ có thể
Trước khi Nga công khai chương trình phát triển cầu lắp ghép tàng hình, Bộ Quốc phòng Nga đang phát triển nhiều chương trình vũ khí tàng hình khác nhau, tuy nhiên chưa một chương trình nào thành công.
Video đang HOT
Điển hình là chương trình máy bay tàng hình T-50 PAK FA. Tiêm kích này đã thực hiện chuyến bay đầu tiên ngày 29/1/2010. Đã 6 năm trôi qua kể từ lần cất cánh đầu tiên, dòng tiêm kích tàng hình này vẫn chưa thể góp mặt trong Không quân Nga.
Đồng nghĩa với sự chậm trễ này là một thực tế tiêm kích T-50 ngốn của Nga nguồn lực khổng lồ, đặc biệt là chi phí khiến Nga khó có thể kham nổi.
Cụ thể, sau khi đối mặt với những khó khăn về kinh tế và kỹ thuật nghiêm trọng, Nga đã quyết định cắt giảm đáng kể chương trình phát triển dòng tiêm kích tàng hình tối tân T-50.
Theo các chuyên gia phân tích quân sự, với việc trì hoãn trang bị số lượng lớn máy bay T-50, Nga đang ngầm thừa nhận một sự thật đau đớn mà Mỹ đã trải qua nhiều thập kỷ trước đây, và Trung Quốc có lẽ sắp phải nếm trải trong những năm tới: chế tạo máy bay tàng hình không hề dễ dàng.
Trong một bài viết đăng trên Reuters, chuyên gia phân tích quốc phòng David Axe, người điều hành chuyên trang quân sự WarIsBoring cho rằng cũng như tất cả các dòng máy bay tàng hình trước đây, chương trình phát triển siêu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ năm T-50 đã ngốn rất nhiều tiền của của Nga, dù con số chính xác chưa được công bố.
Theo đó, các mẫu máy bay tàng hình như T-50 đòi hỏi phải được thiết kế rất cẩn thận, sử dụng các vật liệu đắt tiền, và phải được thử nghiệm toàn diện để đảm bảo khả năng né radar của đối phương, khiến chi phí chế tạo có thể cao hơn gấp đôi hoặc gấp ba so với các dòng chiến đấu cơ thông thường.
Nga là nước tham gia khá muộn vào cuộc đua tàng hình trên thế giới. Từ năm 1983, Mỹ đã đưa vào hoạt động F-117, chiếc máy bay tấn công có khả năng né sóng radar đầu tiên trên thế giới.
Đến năm 1997, Mỹ bổ sung vào kho vũ khí tàng hình của mình máy bay ném bom chiến lược B-2, và sau đó là chiến đấu cơ tàng hình “Chim ăn thịt” F-22 Raptor vào năm 2005. Thủy quân lục chiến Mỹ là lực lượng đầu tiên sử dụng F-35, chiếc máy bay tàng hình mới nhất của không quân nước này, vào tháng 7/2015.
Không chỉ phát triển máy bay tàng hình, hiện tại Nga đang phát triển hạm đội tàu ngầm, chiến hạm cỡ trung và nhỏ có tính năng tàng hình và được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh.
Ngoài ra, còn có dòng xe Armata, tên lửa đạn đạo chiến thuật đất đối đất Isakander-M được quân đội Nga đưa vào biên chế mấy năm gần đây được cho rằng sở hữu tính năng tàng hình độc đáo của người Nga – công nghệ plasma khiến đối phương gần như không thể hát hiện và đánh chặn.
Tuy nhiên, gần như tất cả những phương tiện và vũ khí này mới chỉ có chiến hạm tàng hình cỡ nhỏ của Nga trải qua thực chiến khi phóng tên lửa hành trình tấn công lực lượng khủng bố IS tại Syria.
Trong khi đó, những phương tiện và vũ khí khác mới chỉ được Nga công bố về sự ưu việt của tính năng tàng hình mới chỉ được Nga công bố qua những cuộc thử nghiệm.
Theo_Báo Đất Việt
Lý do Mỹ bán tên lửa cho Indonesia và Malaysia
Theo Cơ quan DSCA, việc bán tên lửa cho Indonesia và Malaysia sẽ giảm sự phụ thuộc của 2 nước này vào Mỹ khi cần can thiệp vào Biển Đông.
Thông tin về thương vụ mua bán tên lửa này được International Business Times dẫn nguồn từ Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) cho biết trong một thông báo, Mỹ đã đồng ý bán tên lửa đối không AIM-9X Sidewinder và AMRAAM cho Indonesia và Malaysia.
Thông báo của DSCA cho biết: "Thương vụ được đề xuất này sẽ đóng góp cho các mục tiêu trong chính sách đối ngoại và các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, thông qua việc giúp Indonesia nâng cao năng lực đánh bại các mối đe doạ đối với ổn định khu vực, và tăng cường khả năng phòng thủ của nước này".
Giải thích cho quyết định của Mỹ, DSCA cho biết, thương vụ sẽ giảm sự phụ thuộc của Indonesia vào Mỹ khi cần can thiệp vào Đông Nam Á nhằm duy trì ổn định, đồng thời tăng khả năng tương tác của nước này với Mỹ.
Để tăng cường sự hiện diện của vũ khí Mỹ và duy trì cán cân quân sự tại khu vực, Mỹ cũng thông qua đề xuất bán các tên lửa không đối không tầm trung tân tiến (AMRAAM) trị giá 21 triệu USD cho Malaysia.
Trước khi thông qua thương vụ AMRAAM với Malaysia, Không quân Hoàng gia Malaysia hiện cũng đang sở hữu AMRAAM trên các máy bay F/A-18D. Các tên lửa mua thêm sẽ là biện pháp ngăn chặn các mối đe doạ trong khu vực và tăng cường khả năng tương tác với Mỹ, DSCA cho hay.
Tiêm kích F-22 phóng tên lửa AIM-120C-7.
Mỹ khẳng định vị thế
Dù DSCA không cho biết biến thể nào của dòng tên lửa đối không AMRAAM được Mỹ bán cho Malaysia, tuy nhiên theo UPI đưa tin trước đó cho thấy, lô tên lửa này thuộc biến thể AIM-120C-7 AMRAAM.
AIM-120C-7 là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn hiện đại có khả năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết do Tập đoàn Raytheon của Mỹ nghiên cứu phát triển. Nó có khả năng lắp đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 18,1kg.
Về mặt động cơ, AIM-120C-7 thiết kế với động cơ rocket hiệu suất cao sử dụng nhiên liệu HTPB (hydroxyl terminated polybutadiene) cho phép tên lửa đạt tốc độ tối đa Mach 4. Về tầm bắn, tùy từng biến thể tên lửa mà có tầm bắn tên lửa, với loại AIM-120C-7 đạt tầm phóng tối đa tới 105km.
Phương thức dẫn bắn tên lửa AIM-120C-7 cũng như là các biến thể khác, trong tác chiến diệt mục tiêu tầm xa, máy bay nhận dữ liệu mục tiêu trước khi rời bệ phóng từ hệ thống radar máy bay phóng, hoặc có thể nhận hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại hoặc từ kênh liên kết dữ liệu máy bay tiêm kích khác hoặc từ máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không.
Sau khi phóng, tên lửa sẽ tiếp tục được máy bay phóng gửi cập nhật dữ liệu mục tiêu cho phép tên lửa tự điều chỉnh hướng (bám mục tiêu). Tới khoảng cách nhất địch (tầm theo dõi mục tiêu của radar trên tên lửa) thì đầu tự dẫn radar chủ động kích hoạt và tìm, khóa, tấn công mục tiêu mà không cần máy bay mang phóng chỉ thị.
Đặc điểm này cho phép phi công bắn nhiều tên lửa cùng lúc vào nhiều mục tiêu. Hoặc, nếu tác chiến chống mục tiêu ở cự ly gần, đầu tự dẫn radar chủ động của AIM-120C-7 có thể kích hoạt ngay sau khi rời bệ phóng và tự tìm mục tiêu.
Với khả năng của AIM-120C-7, khi chúng được tích hợp trên tiêm kích F/A-18D, dòng tên lửa này thực sự là cơn ác mộng với bất cứ mục tiêu nào nó nhắm tới.
Trong khi Malaysia được tăng cường sức mạnh không chiến với tên lửa AIM-120C-7 thì dàn tiêm kích F-16A/B của Indonesia cũng trở nên rất đáng sợ với tên lửa AIM-9X Sidewinder.
Theo nhà sản xuất Raytheon, AIM-9X Sidewinder là "thành viên" mới nhất trong gia đình của tên lửa không đối không tầm ngắn Sidewinder. Đây được cho là một trong những tên lửa không đối không tầm ngắn hiện đại nhất trên thế giới, nó cũng có thể dễ dàng tích hợp với một loạt các máy bay chiến đấu hiện đại.
Biến thể AIM-9X Block-I được trang bị một thiết bị tìm kiếm máy bay bằng hồng ngoại, động cơ đẩy nhiên liệu rắn và đầu đạn nổ phân mảnh. Tên lửa này cũng có khả năng tồn tại trước các hệ thống chống gây nhiễu hồng ngoại.
Không phải là đối thủ
Theo giải thích của DSCA, thương vụ tên lửa đối không với Indonesia và Malaysia sẽ giảm sự phụ thuộc của 2 quốc gia này vào Mỹ khi cần can thiệp vào Biển Đông khi khu vực này xảy ra xung đột. Đồng thời DSCA nhấn mạnh, đối thủ của Malaysia, Indonesia và cả khu vực Đông Nam Á không ai khác chính là Trung Quốc.
Theo_Báo Đất Việt
Hết hồn kho tên lửa đạn đạo hạt nhân của Triều Tiên Quân đội Triều Tiên hiện sở hữu gần 10 loại tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có sức hủy diệt khủng khiếp. Với thành tựu thu nhỏ đầu đạn hạt nhân đủ khả năng gắn lên tên lửa đạn đạo, Quân đội Triều Tiên gần như đã hoàn tất việc xây dựng lực lượng răn đe hạt...