Nga tăng giải pháp quân sự khép vòng vây NATO?
Học thuyết Hải quân mới nhấn mạnh Nga sẽ tăng hiện diện tại Bắc Cực, Đại Tây Dương và Địa Trung Hải, được cho là giải pháp khép vòng vây NATO trên biển.
Học thuyết mới được công bố đúng ngày Hải quân Nga năm nay là ngày 26/7, đi kèm với một chương trình phô diễn sức mạnh của các hạm đội Thái Bình Dương, phương Bắc, Baltic, Biển Đen và Caspia… cho thấy mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Nga với phương Tây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin quan sát lễ duyệt binh nhân ngày Hải quân tại Baltiisk, phía Tây nước Nga vào hôm 26/7. (Ảnh: AFP)
Học thuyết hải quân Nga trên trang web chính thức của Bộ Quốc phòng và Điện Kremlin, bao gồm 4 chức năng và 6 khu vực. Bốn chức năng bao gồm hoạt động hải quân, giao thông hàng hải, khoa học biển và phát triển các nguồn tài nguyên. Sáu khu vực bao gồm Đại Tây Dương, Bắc Cực, Thái Bình Dương, Biển Caspi, Ấn Độ Dương và Nam Cực.
Trong đó, đáng chú ý nhất là sự gia tăng hoạt động của hải quân Nga tại Bắc Cực và Đại Tây Dương, kết hợp với chiến lược kết nối Hạm đội Biển Đen với Địa Trung Hải (được Nga đề cập từ trước)… Tất cả được cho là nhằm mục đích khống chế sự bành trướng của NATO.
Dàn tàu chiến khắp các đại dương
Sputnik dẫn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết hơn 80 tàu hải quân thuộc nhiều lớp khác nhau đang làm nhiệm vụ tại nhiều vùng biển như Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và vịnh Aden. Đây được cho là lực lượng nòng cốt trong chiến lược Hải quân mới, đảm đương những nhiệm vụ quan trọng của Nga trong trong thời gian tới.
Cụ thể, hơn 10 chiến hạm và tàu hỗ trợ đang thực hiện nhiệm vụ tại Địa Trung Hải. Tại Nam Đại Tây Dương, tuần dương hạm Moscow của Hạm đội Biển Đen đang dẫn đầu một nhóm chiến hạm thực thi nhiệm vụ.
Cuối cùng là nhóm tàu hải quân đang giám sát Vịnh Aden và gần vùng Mũi châu Phi nhằm bảo đảm an ninh hàng hải dân sự.
Video đang HOT
Theo tin từ Bộ Quốc phòng Nga, hai tàu ngầm diesel-điện Project 636 – Novorossiysk và Rostov on Don – sẽ được điều động sau khi về với Hạm đội Biển Đen vào cuối năm nay.
Bên cạnh mua mới, Nga cũng đang đóng các tàu tuần tra thế hệ mới để đưa vào 6 đơn vị, có khả năng hộ tống, chống cướp biển và bảo vệ an ninh đồn trú. Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên bố sẽ đáp lại động thái hiện đại hóa và trang bị hệ thống tên lửa tự vệ vào tàu chiến từ phía Mỹ.
Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov ngày 26/7 cho biết Hải quân sẽ nhận được 10 tàu chiến và hơn 40 tàu hộ vệ vào cuối năm nay. Ông Chirkov cũng nói rằng Nga có kế hoạch đóng các tàu ngầm thuộc lớp Borei, Yasen và Lada sau năm 2015.
Phân tích học thuyết tạo vòng tròn bao vây NATO
Học thuyết Hải quân mới của Nga nhấn mạnh rõ nhằm mục đích đối phó với NATO: “Không thể chấp nhận được những kế hoạch của NATO trong việc đưa vũ khí quân sự đến sát biên giới Nga. Vì thế, Nga buộc phải đáp trả bằng việc đặt mục tiêu “phát triển cơ sở hạ tầng” cho các hạm đội tàu chiến ở Biển Đen và Crimea”.
Tàu chiến Nga diễu binh trong Ngày Hải quân ở Crimea. (Ảnh: RIA Novosti)
Trước đó, trong bản học thuyết Hải quân được công bố năm 2010, Nga đã coi NATO là mối đe dọa chính của nước này. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Ukraine đã đẩy mối quan hệ giữa Nga và NATO trở nên đối đầu nghiêm trọng.
Sau khi Nga tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea, NATO đã tuyên bố cắt đứt mối quan hệ với Moscow. Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương ra sức cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở Ukraine. Bất chấp việc Nga kiên quyết bác bỏ cáo buộc trên, NATO vẫn đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình tại các quốc gia nằm sát biên giới với Nga như Ba Lan, một số quốc gia vùng Baltic như Latvia, Lithuania và Estonia.
Việc NATO tiến sát đến biên giới Nga được phía Moscow nhận định là đi ngược lại những cam kết mà liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương đưa ra trong Dự luật Nga- NATO. Dự luật này quy định liên minh quân sự phương Tây không được phép triển khai một số lượng binh lính đáng kể đến lãnh thổ của các nước thành viên NATO mới, nằm sát với Nga. Bởi thế, trước động thái của NATO, Nga tuyên bố “sẽ không ngồi yên”.
Và giải pháp hiện tại của Nga nhằm ngăn sự bành trướng của NATO là “tăng cường sức mạnh cho các hạm đội tàu chiến”, dùng vũ lực hải quân bao vây, khống chế sức mạnh của NATO trên đất liền.
Ngoài việc chú trọng tới Hạm đội Biển Đen, tăng cường sự hiện diện của hải quân Nga tại Địa Trung Hải và Đại Tây Dương; một điểm chú ý nữa mà Học thuyết hải quân mới đưa ra là động thái vòng lên Bắc Cực của Moscow.
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nói: “Việc chúng tôi chú trọng đến việc mở rộng ra Đại Tây Dương là hoàn toàn hợp lý khi NATO đang mở rộng sang phía Đông. Nga cũng tính đến việc đưa các tàu Hải quân ra hiện diện thường xuyên tại Địa Trung Hải”.
Còn việc tăng cường tiềm năng hải quân Nga ở Bắc Cực được tờ Business Insider lý giải là để “kiểm soát con đường biển phía Bắc với nguồn tài nguyên phong phú, đồng thời đẩy mạnh năng lực của Hạm đội Phương Bắc, phối hợp Bắc Cực – Kaliningrad – Crimea tạo thành tam giác chiến lược quốc phòng, khống chế NATO”.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Tatyana Shevtsova cho biết: năm tới, Bộ Quốc phòng sẽ chi 3.300 tỷ Ruble (tương đương 64 tỷ USD) để hiện đại hóa lục quân, hải quân và xây dựng cơ sở hạ tầng cho quân đội. Con số này chiếm tới 4,2% tổng sản phẩm quốc nội, nhiều gấp 2 lần các khoản chi cho quốc phòng trong những năm gần đây.
Trong đó đáng chú ý, Nga công bố sẽ tăng kinh phí trang bị cho lực lượng Hải quân lên tới 51%, cao hơn hẳn Lục quân là 32% và Không quân là 33%… cho thấy vị trí của Hải quân được đề cao ra sao trong chiến lược đối phó với sự gia tăng quân sự của các nước phương Tây có hiềm khích với Nga./
Theo Ngân Giang/VOV.VN
Mỹ củng cố kế hoạch phòng vệ ở châu Á - Thái Bình Dương
Trang tin Sputnik của Nga ngày 27/7 bình luận chuyến bay do thám với sự tham dự của Đô đố Scott Swift của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ mới đây cho thấy cường quốc này đang muốn củng cố kế hoạch phòng vệ tại Biển Đông.
Máy bay tuần tra P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ .(Ảnh: Sputnik)
Thay vì giảm căng thẳng với Trung Quốc tại Biển Đông, trang Sputnikcho rằng Mỹ đang tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực nhằm kiềm chế những hoạt động của Hải quân Trung Quốc.
Với Mỹ, vấn đề tự do hàng hải đóng vai trò chiến lược quan trọng ở Ấn Độ Dương và Biển Đông, nơi các hạm đội của nước này thường đi qua để di chuyển tới các khu vực trên toàn thế giới.
Nếu không có các biện pháp để di chuyển và điều động binh sĩ và vũ khí tới các khu vực một cách nhanh chóng, quân đội Mỹ đồn trú tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ gặp khó khăn khi xảy ra xung đột.
Theo Sputnik, Mỹ đã lên kế hoạch tăng cường các cuộc tập trận với những quốc gia ở phía Đông Thái Bình Dương, như Philippines và Úc, nhằm tăng cường hợp tác.
Tháng trước, Nhật Bản cũng được mời tham dự cuộc tập trận tại Biển Đông và tại Ấn Độ Dương.
Các nguồn tin cho biết Nhật Bản sẽ tham dự cuộc tập trận Malabar mà Mỹ tổ chức cùng với Ấn Độ vào tháng Mười tới.
Đây sẽ là cuộc tập trận mà Mỹ triển khai tàu sân bay, máy bay ném bom chiến lược và tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân mới tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi Trung Quốc cũng sẽ tổ chức tập trận quy mô lớn ngoài biển để khẳng định vị thế.
Trang Sputnik cho rằng những động thái nêu trên của Mỹ thông qua việc tăng cường hợp tác với các quốc gia trong khu vực bằng những cuộc tập trận sẽ không làm Trung Quốc e ngại, thay vào đó Bắc Kinh sẽ tiếp tục thúc đẩy chiến lược mà nước này áp dụng trong thời gian qua.
Ngọc Anh
Theo Dantri/Sputnik
Chỉ trích NATO đông tiến, Nga sửa đổi học thuyết hàng hải Tổng thống Putin ngày 26/7 đã phê chuẩn học thuyết hàng hải phiên bản mới của Nga, trong đó kêu gọi duy trì sự hiện diện mạnh mẽ của Nga ở Đại Tây Dương và Bắc Cực, đồng thời chỉ trích sự mở rộng về phía đông của NATO. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê chuẩn học thuyết hàng hải mới. (Ảnh:Sputnik)...