Nga tăng cường phòng thủ đề phòng Mỹ tấn công toàn cầu
Nga đang chủ động trong việc thúc đẩy khả năng phòng thủ nhằm chống lại nguy cơ tấn công toàn cầu mà Mỹ có thể thực hiện “trong điều kiện nhất định”.
Thiếu tướng Krill Makarov cho biết, mối đe dọa tiềm tàng từ “Chương trình tấn công toàn cầu tức thời” (PGS) của Mỹ nhằm chống lại Liên Bang Nga là một trong những thách thức hàng đầu đối với Lực lượng Phòng vệ Không gian vũ trụ.
Về vấn đề này, một hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa hiệu quả vẫn là ưu tiên hàng đầu của Nga, đồng thời, sự lãnh đạo chính trị và quân sự Nga trong hoạt động này là vô cùng quan trọng, ông Makarov nhấn mạnh.
Chương trình tấn công toàn cầu tức thời của Washington có cấu trúc tổng thể tương tự như một bộ ba hạt nhân. Trước tiên, nó tiến hành các cuộc tấn công nhanh từ đất liền và biển, sử dụng tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa hành trình và tàu ngầm. Tên lửa siêu thanh phóng từ trên không đang được nghiên cứu phát triển là lựa chọn thứ hai của Lầu Năm Góc. Ngoài ra còn có những kế hoạch giả định oanh tạc từ các căn cứ trên không gian ngoài trái đất.
Ông Makarov nói, Nga ước tính đến năm 2020, Mỹ sẽ có tới 8.000 tên lửa hành trình, khoảng 6.000 trong số đó có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Chính vì thế, Nga “phần nào chắc chắn” rằng “trong một điều kiện nhất định”, quân đội Mỹ có thể được triển khai tấn công tới lãnh thổ Nga.
Nga tăng cường phòng thủ đề phòng Mỹ tấn công toàn cầu.
Học thuyết quân sự mới của Nga thông qua năm ngoái nhấn mạnh rằng quân đội của nước này vẫn chỉ được sử dụng như một biện pháp phòng thủ. Tuy nhiên, Nga liệt kê chương trình tấn công toàn cầu tức thời của Mỹ vào một trong những mối đe dọa an ninh lớn nhất cùng sự phát triển quân đội của NATO gần biên giới Nga. Mặc dù vậy, quân đội Nga cuối cùng vẫn có thể và buộc phải phát triển một hệ thống tương tự như Mỹ đã tạo ra, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng NgaYuri Borisov nói.
Video đang HOT
Để chống lại các mối đe dọa này, Nga đang phát triển một loạt hệ thống phòng thủ mới, trong đó có hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không lưu động S-500, có khả năng đánh chặn các mục tiêu siêu âm. Hiện tại hệ thống này vẫn đang trong giai đoạn phát triển, ông Makarov cho biết sau khi hoàn thành, nó có khả năng đánh chặn bất kỳ loại tên lửa đạn đạo hay mục tiêu khí động học nào.
Ngoài ra, Nga cũng đã thử nghiệm thành công một tên lửa hành trình tầm xa mới cho hệ thống phòng thủ đất đối không S-400 hiện tại. Ông Makarov cho biết: “Các bước thử nghiệm đều đã được thực hiện đầy đủ. Ba ngày trước, chúng tôi đã thử nghiệm thành công khi một tên lửa đất đối không bắn chính xác các mục tiêu”.
Mặc dù Moscow gần như được bảo vệ 100% trước các cuộc tấn công từ trên không nhưng Lực lượng Phòng vệ Không gian vũ trụ vẫn tiếp tục tiến hành nghiên cứu để bảo vệ vùng biên giới xa xôi của đất nước.
Tại khu vực Bắc Cực, Nga cũng đã triển khai tên lửa phòng không và các hệ thống pháo binh. Bộ Quốc phòng cũng có kế hoạch sử dụng máy bay đánh chặn MiG-31 để bảo vệ cho các tàu thuyền Nga chạy dọc biển Bắc. Bên cạnh đó, một trạm radar hoàn toàn tự động mới cũng đang được kiểm tra ở những khâu cuối cùng. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng cho biết mạng lưới các trạm radar này sẽ hoạt động ở Bắc Cực mà không yêu cầu nhân viên nào phải điều khiển và chỉ cần bảo trì mỗi tháng một lần.
Trần Hoa (Theo RT)
Theo_Người Đưa Tin
IS bị phát hiện sở hữu tên lửa đất đối không hiện đại
Một tên lửa đất đối không hiện đại được tin là do Qatar cung cấp cho lực lượng nổi dậy Syria, đi ngược với mong muốn của Mỹ, đã được nhìn thấy trong tay của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), làm dấy lên những lo ngại cho các hoạt động của liên quân tại Iraq.
Tên lửa vác vai đất đối không FN6.
Một thành viên của IS đã được nhìn thấy bắn một tên lửa vác vai đất đối không FN6 do Trung Quốc chế tạo. Một bức ảnh sau đó cho thấy tên lửa đã bắn rơi một trực thăng quân sự của Iraq.
Vụ tấn công được tin là xảy ra trong một trận chiến tại Baiji, một thị trấn có nhà máy lọc dầu lớn nhất của Iraq, phía bắc thủ đô Baghdad.
Mối lo ngại lớn nhất là sức mạnh lớn hơn của FN6, một vũ khí hiện đại hiện vẫn đang được sản xuất, so với các tên lửa cũ hơn do Nga chế tạo mà các nhóm nổi dậy ôn hòa và IS được nhìn thấy đã sở hữu.
Chiếc trực thăng mà các phiến quân IS khẳng định đã bắn hạ, một chiếc Mi-35M, là một loại trực thăng được Nga cung cấp cho Iraq hồi năm ngoái và được cho là tương thích với các hệ thống phòng không.
Nguy cơ nhằm gây thiệt hại lớn cho các hoạt động trên không của Iraq và Syria - và giờ đây là Mỹ - thường được miêu tả là một "nhân tố thay đổi cuộc chơi" trong các cuộc chiến tại cả hai nước.
Phe nổi dậy Syria thỉnh thoảng cố gắng bắn hạ các trực thăng và thậm chí máy bay chiến đấu của quân đội Syria, nhưng hiếm khi thành công, vì họ chỉ có thể mua và chiếm các mẫu tên lửa cũ thời Liên Xô từ các kho vũ khí của quân đội Syria.
Tên lửa mới đã gây ra mối đe dọa đối với trực thăng Apache của Mỹ, vốn đã trở lại Iraq trong khuôn khổ sự hỗ trợ của liên quân do Mỹ đứng đầu dành cho quân đội Iraq.
"Các trực thăng Apache của Mỹ được triển khai tới Baghdad sẽ có các biện pháp đối phó, nhưng tôi không thể bình luận về việc liệu chúng có hiệu quả hơn các biện pháp trên trực thăng mới Mi-35M của Iraq hay không", Jeremy Binnie, từ tạp chí quốc phòng IHS Jane's, nhận định.
Mỹ đã phản đối cung cấp cho phép nổi dậy Syria các tên lửa đất đối không vì lo ngại rằng chúng có thể rơi vào tay các phần tử thánh chiến.
Nhưng hồi năm ngoái, tờ New York Times đưa tin rằng Qatar, một đồng minh của Mỹ, đã chuyển một lô tên lửa đất đối không cho phe nổi dậy tại Syria. Qatar hiện cũng đang bị chỉ trích vì hỗ trợ các nhóm cực đoan hơn trong phe nổi dậy.
Chính phủ Iraq khẳng định rằng không có mối đe dọa nào đối với hàng không dân sự. Các tên lửa vác vai không nguy hiểm đối với các máy bay dân dụng loại lớn ở độ cao thông thường, không giống tên lửa Buk được tin là đã bắn rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines ở đông Ukraine hồi tháng 7.
Tuy nhiên, tên lửa vác vai lại nguy hiểm đối với các máy bay đang cất cánh và hạ cánh. Một số lượng lớn những tên lửa như vậy, vốn mất tích trong các cuộc nổi dậy "Mùa xuân Ả-rập", vẫn tiếp tục gây lo ngại.
Sân bay Baghadad đang được bảo vệ bởi một vành đai rộng lớn và các phi công sử dụng sử dụng một kỹ thuật "xoắn ốc" để bảo vệ mình khỏi các tên lửa như FN6.
An Bình
Theo Telegraph
Nhật sửa Hiến pháp, Trung Quốc lo ngại Khi giải thích về kế hoạch sửa Hiến pháp, nhằm cho phép Nhật Bản có thể thực hiện quyền tự vệ tập thể, Thủ tướng Shinzo Abe không hề đề cập trực tiếp đến Trung Quốc. Nhưng theo báo Asahi Shimbun, Bắc Kinh rõ ràng là mối đe dọa tiềm tàng trong sự bận tâm của ông Abe. Quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Ảnh:...