Nga tăng cường khai thác vàng ở châu Phi để đối phó lệnh trừng phạt
Đối mặt với các hậu quả tài chính quốc tế do cuộc xung đột ở Ukraine, Nga đang tăng cường khai thác và nhập khẩu vàng từ các nước châu Phi nhằm hạn chế những tác động từ lệnh trừng phạt của phương Tây.
Ảnh minh họa: BI
Đó là nhận định của chuyên gia phân tích Jędrzej Czerep thuộc Chương trình Trung Đông và Châu Phi của Viện Vấn đề Quốc tế Ba Lan (PISM) mới đây.
Theo ông Czerep, có một “cơn sốt tìm vàng” ở một số quốc gia châu Phi sau một loạt phát hiện về các mỏ mới ở Sahara và Sahel. Nó cũng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với vàng trên thị trường toàn cầu trong những năm gần đây, vốn càng trở nên trầm trọng hơn do đại dịch COVID-19. Do đó, trung tâm khai thác vàng ở lục địa này đang chuyển từ khu vực Nam Phi truyền thống sang các khu vực bất ổn ở Sahel và Tây Phi, nơi Nga đang củng cố ảnh hưởng của mình.
Video đang HOT
Tại Sudan, nơi khai thác khoảng 100 tấn vàng hàng năm, hoạt động khai thác vàng đã thay thế khai thác dầu thô. Ghana và Mali cũng có các hoạt động tương tự.
Phần lớn giao dịch vàng châu Phi, đặc biệt là trong các mỏ mới, nằm ngoài kiểm soát của nhà nước. Ví dụ, Burkina Faso ghi nhận năm 2018 chỉ có 300 kg vàng được sản xuất bởi các nhóm nhỏ, độc lập, trong khi ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là 15-20 tấn. Năm ngoái, Bộ trưởng Tài chính Sudan thông báo chỉ có khoảng 20% lượng vàng được xuất khẩu qua các kênh chính thức ở nước này.
Kể từ năm 2010, Ngân hàng trung ương Nga đã liên tục tăng dự trữ vàng của mình. Ngoài việc mua vào từ các nhà sản xuất trong nước (Siberia), Nga phần lớn nhập khẩu vàng từ các nước châu Phi, chủ yếu là qua các kênh không chính thức.
Triển vọng tiếp cận vàng là một trong những lý do khiến Nga tăng cường hiện diện quân sự và kinh doanh ở châu Phi trong những năm gần đây, thông qua hỗ trợ chính trị và mở ra không gian hoạt động cho các nhà tài phiệt muốn vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Theo cách này, kể từ năm 2017, Moskva đã xây dựng quan hệ đối tác với chỉ huy Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) của Sudan, Tướng Mohamed Hamdan Dagalo, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng cầm quyền nước này và kiểm soát một phần lớn hoạt động khai thác vàng của Sudan. Nhờ sự hỗ trợ của ông Dagalo, trong những năm gần đây, Nga có thể nhập khẩu không chính thức từ nước này tới 30 tấn mỗi năm, trong khi giá trị nhập khẩu chính thức là rất nhỏ.
Hoạt động này ở châu Phi đã góp phần bảo vệ tương đối tốt hệ thống tài chính của Nga trước những tác động từ những lệnh trừng phạt tài chính của phương Tây. Sau khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra, vàng đã giúp duy trì giá trị của đồng rúp, bất chấp chi phí ngày càng tăng từ cuộc xung đột và thiệt hại từ các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Bất kể những hạn chế được áp đặt, Nga vẫn có khả năng bán vàng một cách không chính thức thông qua các nước thứ ba hoặc bên ngoài các kênh của ngân hàng trung ương. Điều này cho phép các nhà chức trách Nga phục hồi và ổn định giá trị của đồng rúp sau những lần mất giá ban đầu. Vàng cũng có thể được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay và đầu tư vốn cho các doanh nhân và giới tài phiệt Nga có tài sản ở nước ngoài bị phong tỏa.
Tóm lại, Nga đã mở rộng hiện diện ở châu Phi trong vài năm qua, cho phép các thực thể từ Nga thu được vàng theo cách không chính thức, qua đó giúp tăng cường khả năng phục hồi của hệ thống tài chính của Moskva.
Nga ghi nhận lạm phát giảm trong tháng 5
Ngày 8/6, Cơ quan Thống kê LB Nga (Rosstat) thông báo lạm phát hằng năm của nước này đã giảm xuống 17,1% trong tháng 5 so với mức cao kỷ lục trong 2 thập kỷ qua là 17,8% ghi nhận một tháng trước đó.
Một khu chợ ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Rosstat cho biết mặc dù tỷ lệ lạm phát giảm trong tháng 5, song giá lương thực tăng tới 21,5% so với 20,5% trong tháng 4, giá đường tăng 61,4%, mỳ sợi tăng 29,2% và rau quả tăng 26,3%.
Ngân hàng Trung ương Nga dự báo tỷ lệ lạm phát trong cả năm nay có thể lên tới 23% trước khi giảm dần vào năm tới và trở lại mục tiêu lạm phát mà nước này đề ra là 4% vào năm 2024. Tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin dự báo tỷ lệ lạm phát ở nước này trong cả năm nay sẽ không vượt quá 15%.
Giá cả tăng cao đã ảnh hưởng đáng kể tới sức mua của người dân Nga. Doanh số bán lẻ trong tháng 4 đã giảm 9,7% so với tháng 4/2021.
Cuối tháng 5 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Nga đã giảm lãi suất chủ chốt sau khi tiến hành họp khẩn cấp nhằm tìm cách kiềm chế đà tăng giá của đồng ruble. Dự kiến, giới chức ngân hàng trung ương sẽ nhóm họp vào ngày 10/6 để ấn định mức lãi suất tiếp theo.
Trong khi đó, một phân tích được Viện Tài chính quốc tế (IIF) có trụ sở tại Mỹ công bố ngày 8/6 cho rằng các biện pháp trừng phạt mà Moskva phải hứng chịu do liên quan tới cuộc xung đột Ukraine đã khiến nước này thụt lùi hơn một thập kỷ phát triển kinh tế cùng 3 thập kỷ hội nhập với phương Tây.
IIF cũng dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga sẽ giảm 15% trong năm 2022 và tiếp tục giảm thêm 3% trong năm 2023. Theo dự báo, những diễn biến hiện nay có thể sẽ xóa sạch những thành tựu kinh tế mà Nga gặt hái được trong khoảng 15 năm qua.
Nga cân nhắc sử dụng tiền điện tử trong giao dịch quốc tế Ngày 31/5, Phó Thống đốc thứ nhất Ngân hàng trung ương Nga, bà Ksenia Yudaeva, cho biết ngân hàng này có thể cho phép sử dụng tiền điện tử trong các giao dịch quốc tế, dù giao dịch bằng tiền điện tử tại Nga tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đồng xu ruble của Nga (phía trên) và đồng đôla Mỹ (dưới) tại thủ...