Nga tấn công thủ đô Kiev của Ukraine bằng tên lửa siêu chính xác
Ngày 27/6, các phương tiện truyền thông Nga và châu Âu đưa tin các lực lượng vũ trang Nga đã tấn công thủ đô Kiev của Ukraine bằng các loạt tên lửa có độ chính xác cao.
Một quả tên lửa dẫn đường chính xác của Nga. Ảnh: Khaleej Times
Hãng tin RT (Nga) cho biết Nga được cho là đã tấn công và phá hủy nhà máy Artyom, nơi sản xuất đạn rocket cho các hệ thống rocket phóng loạt.
RT dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho hay các lực lượng nước này đã thực hiện thành công vụ tấn công bằng tên lửa vào nhà máy sản xuất rocket Artyom ở thủ đô Kive của Ukraine.
Bộ này nêu rõ vụ không kích được tiến hành ngày 26/6 bằng 4 quả tên lửa có độ chính xác cao và tất cả đều trúng mục tiêu là nhà máy Artyom ở quận Shevchenkovskiy của Kiev.
Theo nguồn tin trên, cơ sở hạ tầng dân sự của thành phố không bị thiệt hại trong vụ tấn công.
Trong khi đó, hãng tin BBC (Anh), trang tin DW (Đức) dẫn lời quan chức Chính phủ Ukraine nói rằng hai quả tên lửa đã bắn trúng một trung tâm mua sắm đông đúc ở thành phố Kremenchuk, miền Trung Ukraine.
Tờ Pravda tại Ukraine cho hay các lực lượng tại Kiev đã cố gắng đánh chặn các tên lửa chính xác của Nga bằng vũ khí phòng không bố trí xung quanh thành phố, trong đó có hệ thống tên lửa đất đối không S-300 và Buk M1. Các hệ thống này được cho là đã phóng 10 quả đạn.
Video đang HOT
Các phương tiện truyền thông phương Tây, như NPR và hãng tin AP của Mỹ, dẫn lời Thị trưởng Kiev Vitaly Klitschko nói rằng tên lửa Nga đã bắn trúng ít nhất 2 khu căn hộ tại Kiev. Moskva phủ nhận thông tin này.
Trong khi đó, một người phát ngôn của Không quân Ukraine khẳng định máy bay chiến đấu Nga đã phóng tới 6 quả tên lửa nhằm vào thủ đô Kiev và 2 quả trong số này đã bị đánh chặn.
Trong diễn biến liên quan cùng ngày, kênh truyền hình CNN đưa tin Mỹ đang lên kế hoạch cung cấp các tên lửa có tầm bắn từ trung tới xa cho Ukraine và quyết định dự kiến được Washington công bố tuần này.
Hãng thông tấn Tass (Nga) dẫn thông tin của CNN cho hay Mỹ sẵn sàng cung cấp cho Ukraine một hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung và xa. CNN trích một nguồn tin ẩn danh nói rằng Washington dự kiến thông báo rằng Mỹ đã mua cho Ukraine một hệ thống tên lửa phòng không tối tân ngay trong tuần này. Bên cạnh đó, dự kiến Mỹ cũng sẽ thông báo kế hoạch cung cấp cho Kiev thêm các hệ thống radar và đạn pháo.
Tên lửa chống tăng phương Tây viện trợ đang tham chiến tại miền Đông Ukraine. Ảnh: DW
Ngày 27/6, báo chí Đức và Nga đưa tin Chính phủ Ukraine đã bỏ tiền mua khoảng 2.900 vũ khí chống tăng từ Đức. Theo báo Welt am Sonntag đơn hàng được chia làm hai đợt và Chính phủ Ukraine tự bỏ tiền khoảng 187 triệu USD để mua số vũ khí này. Báo này cho biết thêm, trước đó, Kiev đã mua 5.100 khẩu súng phóng lựu chống tăng Matador từ nhà sản xuất DND hồi tháng 3.
Trong khi đó, tuần qua Chính phủ Đức đã lần đầu tiên công bố danh sách vũ khí-khí tài mà Berlin sẵn sàng cung cấp cho Ukraine, với một kế hoạch chuyển giao 30 khẩu pháo tự hành Gepard, một hệ thống phòng không IRIS-T, 3 hệ thống pháo phản lực đa nòng Mars, 22 xe tải và 80 xe bán tải. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov hôm 21/6 cho hay Kiev cũng đã nhận từ Đức các khẩu bích kích pháo Panzerhaubitze 2000.
Theo nguồn tin từ Chính phủ Đức, danh mục vũ khí chuyển cho Ukraine còn bao gồm: 10.000 quả đạn pháo, 40 máy bay không người lái do thám, 10 xe bọc thép, 54 xe bọc thép chở quân M113, 8 hệ thống radar mặt đất di động, 10 vũ khí chống máy bay không người lái.
Ngày 24/6, các phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin binh sĩ Ukraine đã được lệnh rút khỏi thành phố chiến lược Severodonetsk khi cuộc xung đột hiện nay giữa nước này và Nga bước sang tháng thứ 4.
Hãng tin DW (Đức), tổ hợp truyền thông BBC (Anh) dẫn lời Thống đốc khu vực Luhansk, miền đông Ukraine, ông Serhiy Gaidai, ngày 24/6 cho biết các lực lượng Ukraine sẽ rút khỏi “chảo lửa” Severodonetsk, nơi quân đội Nga đang dần chiếm ưu thế trong vài tuần trở lại đây.
Mỹ tố Nga 'đe dọa' truyền thông Mỹ ở Nga
Ngày 6-6, Mỹ cáo buộc Nga đã tìm cách "đe dọa" các phóng viên đang hoạt động ở Matxcơva của nước này.
Theo đó, một số phóng viên Mỹ bị Bộ Ngoại giao Nga triệu tập và đe dọa bị trả đũa vì các lệnh trừng phạt Mỹ áp đặt lên Nga.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin AFP, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói với các phóng viên trong một cuộc họp ở Washington: "Bộ Ngoại giao Nga đã triệu tập đồng nghiệp của các bạn để giải thích cho họ về hậu quả của đường lối thù địch của Chính phủ (Mỹ) trong truyền thông".
"Hãy để tôi làm rõ, Điện Kremlin đang tham gia một cuộc tấn công toàn diện vào quyền tự do truyền thông, quyền tiếp cận thông tin và sự thật", ông Price nói và gọi hành động của Nga là "một nỗ lực rõ ràng để đe dọa các nhà báo độc lập".
Hồi tháng 5-2022, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định Nga sẽ trục xuất giới truyền thông phương Tây nếu YouTube còn tiếp tục chặn các cuộc họp giao ban hằng tuần của bộ này.
Tuần qua, bà lại cáo buộc Washington "nhắm mục tiêu để đàn áp truyền thông Nga" ở Mỹ.
Bà nói: "Họ đang làm mọi cách để truyền thông Nga không thể hoạt động được". Bà khẳng định "nếu (Mỹ) không bình thường hóa hoạt động của truyền thông Nga trong lãnh thổ Mỹ, thì tất yếu sẽ có những biện pháp mang tính cưỡng bức".
Bà Zakharova cho biết các đại diện truyền thông Mỹ đã được "mời" tới Bộ Ngoại giao Nga trong ngày thứ hai tuần trước, ngày 30-5.
Ông Price cho biết Nga đã phản ứng về việc 3 kênh truyền hình Nga là Pervy Kanal, Rossiia-1 và NTV bị đưa vào danh sách đen cách đây một tháng do các lệnh trừng phạt phản đối chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Ông Price cho rằng Nga đã sai khi so sánh các nhà báo độc lập của Mỹ với các phương tiện truyền thông Nga bị trừng phạt, vì đó là những công cụ "tuyên truyền của Chính phủ Nga".
Ông khẳng định "Mỹ tiếp tục cấp thị thực cho các nhà báo Nga đủ tiêu chuẩn và không thu hồi giấy phép của bất kỳ nhà báo Nga nào làm việc tại Mỹ".
Chính quyền Mỹ chấp thuận gửi các hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt tới Ukraine Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận gửi các hệ thống tên lửa dẫn đường phóng loạt tới Ukraine. Các hệ thống được đề cập có thể là M31 GMLRS. Tên lửa dẫn đường phóng loạt (GMLRS) được phóng từ xe bánh lốp ở California, Mỹ vào tháng 12/2020. Ảnh: Getty Hãng tin TASS dẫn nguồn tờ New York Times...