Nga tài trợ cho Lào một số thiết bị quân sự
Hãng Thông tấn Nhà nước Lào KPL vừa cho biết, tại Bộ Quốc phòng Lào đã diễn ra lễ bàn giao một số thiết bị quân sự giữa Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nga Vladimir Kalinin và Đại tướng Chansamone Chanyalath – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào.
Quang cảnh lễ bàn giao các thiết bị quân sự do Nga tài trợ cho Lào
Các thiết bị kĩ thuật quân sự mà Nga bàn giao cho Lào lần này gồm các loại xe chuyên dụng của lực lượng công binh, hậu cần, như: xe sửa chữa lưu động, bảo dưỡng các loại phương tiện quân sự; ca nô và máy phát điện.
Theo đại sứ Nga Vladimir Kalinin, việc trao khoản viện trợ này nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước, cũng như góp phần nâng cao năng lực quốc phòng, từng bước hiện đại hóa của Quân đội Lào.
Cũng theo đại sứ Nga, các phương tiện kỹ thuật quân sự được trao tặng lần này nhằm giúp Lào đảm bảo tốt hơn trong công tác gìn giữ hòa bình, rà phá bom mìn, cứu trợ nhân đạo đối với người dân vùng bị ảnh hưởng do thiên tai; phục vụ tốt hơn cho công tác tuần tra biên giới thủy cũng như biên giới bộ, trấn áp các hoạt động tội phạm, bao gồm tội phạm buôn bán ma túy.
Đại sứ Phạm Sanh Châu: Bạn bè quốc tế đánh giá Việt Nam quản lý đất nước hiệu quả
Bạn bè quốc tế đánh giá cao Việt Nam về mô hình chống dịch, quản lý đất nước hiệu quả, duy trì được tăng trưởng kinh tế dương trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái.
Về nước tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Ấn Độ Phạm Sanh Châu đã có những chia sẻ với phóng viên VOV về những thành tựu trong công tác đối ngoại nhiệm kỳ Đại hội XII và những kỳ vọng ở nhiệm kỳ Đại hội XIII sắp tới. Đại sứ Phạm Sanh Châu cũng đánh giá: Năm 2020 là một năm "đầy bất trắc" trong 3 thập kỷ trở lại đây song Việt Nam đã vượt qua thách thức, đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo thế và lực mới cho đất nước.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa Ấn Độ Phạm Sanh Châu.
Ngoại giao Việt Nam đã thực sự biến nguy thành cơ
Video đang HOT
PV: Thưa Đại sứ Phạm Sanh Châu, đại dịch COVID-19 đã tác động sâu sắc đối với thế giới trong năm qua. Theo quan sát của ông, ngành ngoại giao Việt Nam đã "xoay sở" thế nào trong bối cảnh đó, nhất là khi Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực HĐBA Liên Hợp Quốc?
Đại sứ Phạm Sanh Châu: Không một ai có thể lường và lường hết được về đại dịch COVID-19. Đại dịch quy mô toàn cầu này đã đưa đến nhiều cuộc khủng hoảng dây chuyền, tạo ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và bất ổn chính trị ở nhiều nước, đồng thời, làm thay đổi tư duy và thúc đẩy thay đổi trong chính sách của nhiều nước lớn với hệ lụy sâu rộng đối với nền chính trị và kinh tế quốc tế.
Bối cảnh mới đặt ra những thách thức rất lớn đối với công tác đối ngoại nói chung, trong đó trực tiếp có việc Việt Nam đồng thời đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ. Không gặp gỡ trực tiếp thì sao làm ngoại giao. Không tiếp xúc thì sao có thể vận động. Khó khăn là vậy nhưng ngoại giao Việt Nam chủ động, tích cực, đặc biệt linh hoạt, sáng tạo, nhờ đó đã vượt qua thách thức một cách thành công, đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo thế và lực mới cho đất nước và góp phần vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng. Theo tôi nghĩ, chúng ta đã đạt được những thành công lớn sau:
Một là, uy tín và vị thế của đất nước trong khu vực và trên trường quốc tế được củng cố rõ rệt. Mặc dù đất nước còn nhiều khó khăn, nguồn lực hạn hẹp, ta đã tăng cường đoàn kết, hợp tác, chia sẻ với các nước về tình hình và kinh nghiệm chống dịch. Việt Nam đã hỗ trợ khẩu trang, vật tư y tế, tài chính cho 51 quốc gia và tổ chức quốc tế ứng phó với đại dịch COVID-19. Bạn bè quốc tế đánh giá cao Việt Nam về mô hình chống dịch, quản lý đất nước hiệu quả, duy trì được tăng trưởng kinh tế dương trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái.
Hai là, công tác ngoại giao kinh tế được đẩy mạnh, thu hút thêm nhiều nguồn lực phục vụ phát triển đất nước. Ta đã thực hiện hiệu quả Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), thúc đẩy kết thúc đàm phán và ký kết thành công Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (RCEP)... Ngoại giao đã thực sự biến nguy thành cơ và chuyển cơ hội thành lợi thế thực sự cho đất nước.
Ba là, hòa bình, ổn định được giữ vững trong khi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền lợi hợp pháp của ta ở Biển Đông được bảo vệ. Ta chủ động, tích cực cùng các nước ASEAN và các đối tác liên quan thúc đẩy hòa bình, hợp tác, thượng tôn pháp luật, giải quyết hòa bình tranh chấp trên biển, nhấn mạnh Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 là cơ sở xác định các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và là khuôn khổ điều chỉnh các hoạt động trên biển. Các nước lớn, trong đó có Ấn Độ, thể hiện quan điểm rõ ràng hơn về vấn đề Biển Đông, khẳng định ủng hộ trật tự dựa trên luật lệ, kêu gọi các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng UNCLOS, đồng thời giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Bốn là, đối ngoại đa phương có bước chuyển biến quan trọng, nâng tầm cả về chính sách và triển khai thực tiễn, từ tích cực tham gia sang chủ động tham gia xây dựng, định hình các thể chế đa phương quan trọng. Chúng ta đã đảm nhiệm rất thành công vai trò kép, Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc với nhiều sáng kiến được ghi nhận và đưa vào triển khai thực hiện trong bối cảnh thế giới quay cuồng với đại dịch COVID-19. Ta đã dẫn dắt, điều phối ASEAN vượt qua nhiều thách thức, ứng phó hiệu quả với đại dịch; linh hoạt tổ chức thành công nhiều Hội nghị, nhất là Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36, 37 và hội nghị cấp cao với các đối tác đối thoại chủ chốt, thông qua hơn 80 văn kiện tại các hội nghị cấp cao và tiếp tục thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Với Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, chúng ta đã thể hiện tinh thần trách nhiệm, đề cao luật pháp quốc tế và đã để lại những dấu ấn riêng, trong đó, lần đầu tiên đề xuất và thúc đẩy Nghị quyết của Đại hội đồng lấy ngày 27/12 hàng năm là Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh, thúc đẩy kết nối ASEAN - Liên Hợp Quốc.
Điểm sáng nổi bật thứ năm là quan hệ đối ngoại với các nước tiếp tục được củng cố. Năm qua, ta đã nâng cấp quan hệ với New Zealand lên cấp Đối tác chiến lược, đưa tổng số đối tác chiến lược của nước ta lên 17 quốc gia, đối tác toàn diện 13 quốc gia.
Sáu là, công tác bảo hộ công dân và vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài được triển khai kịp thời trong bối cảnh dịch COVID-19. Trong năm 2020, các cơ quan hữu quan đã tổ chức 260 chuyến bay chở 73.000 công dân từ 59 quốc gia và vùng lãnh thổ về nước an toàn. Đó là một đại chiến dịch chưa từng có trong lịch sử, đòi hỏi sự chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo quốc gia, nỗ lực vượt bậc và phối hợp chặt chẽ của ngành ngoại giao với các cơ quan chuyên trách khác.
Hiện thực hóa lợi ích quốc gia - dân tộc
PV: Ngành Ngoại giao có những giải pháp gì để tiếp tục phát huy vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước, đặc biệt, là hướng tới những mục tiêu được nêu trong dự thảo văn kiện Đại hội Đảng XIII?
Đại sứ Phạm Sanh Châu: Nhìn lịch sử nền ngoại giao Việt Nam, nhất là nền ngoại giao hiện đại, chúng ta có thể thấy nhiều bài học quý giá về vai trò và ý nghĩa của sự tiên phong của nền ngoại giao. Ngoại giao đã giúp cách mạng Việt Nam vượt qua những tình huống hiểm nghèo, trở thành mặt trận quan trọng có ý nghĩa chiến lược trong đường lối cách mạng. Đến thời kỳ sau chiến tranh, ngoại giao cũng là lực lượng chủ công trong đấu tranh đưa nước ta thoát khỏi thế bị cô lập về chính trị, bao vây cấm vận về kinh tế, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển đất nước.
Tôi cho rằng, để tiếp tục kế thừa và phát huy hơn nữa vai trò tiên phong của nền ngoại giao Việt Nam, chúng ta cần thực hiện được bốn điều cơ bản sau:
Một là, luôn thấm nhuần quan điểm chỉ đạo, tìm mọi cách để hiện thực hóa lợi ích quốc gia - dân tộc. Trong ba lợi ích an ninh, phát triển và vị thế, ta cần đặt ưu tiên vào lợi ích phát triển, tận dụng mọi cơ hội để xây dựng đất nước giàu mạnh.
Dự thảo văn kiện Đại hội XIII đặt ra mục tiêu cho từng mốc thời gian, tôi cho là rất hợp lý. Cụ thể đến năm 2025, nước ta phấn đầu trở thành là nước phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức trung bình thấp; vào năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; và năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Trên cơ sở tầm nhìn đó, các bộ ngành, trong đó có ngành ngoại giao, sẽ xây dựng các chiến lược và định hướng chính sách cụ thể để đạt được các mốc mục tiêu đó.
Hai là, các hoạt động đối ngoại cần được quản lý thống nhất để nâng cao hiệu quả, tập trung hơn vào các nhiệm vụ chủ chốt. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế vừa là mệnh lệnh, vừa là yêu cầu của thực tế. Theo tôi, cần sớm phát triển một chiến lược đối ngoại để có thể huy động sức mạnh của toàn hệ thống chính trị, vừa đảm bảo hòa bình, ổn định, vừa thu hút mạnh mẽ các nguồn lực để phát triển kinh tế, đảm bảo uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam.
Ba là, linh hoạt, sáng tạo theo phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" để luôn thích ứng và phát triển với tình hình thế giới luôn biến động nhanh chóng. Trong bối cảnh thế giới có nhiều bất trắc, ta càng cần có sự nhanh nhạy, nhìn xa, trông rộng để phát hiện những cơ hội, chủ động hóa giải các khó khăn, thách thức của đất nước theo chủ trương "bảo vệ Tổ quốc từ xa", "giữ nước từ khi nước còn chưa nguy". Ngoại giao có thể được coi là "người chèo lái" con thuyền của đất nước trong tiến trình hội nhập, nên luôn phải có tầm nhìn xa, kiên định về nguyên tắc, nhưng đủ can đảm và khéo léo để đưa con thuyền vượt qua sóng gió. Không xa khơi thì sao bắt được cá lớn.
Bốn là, phải thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ "cán bộ là gốc của mọi công việc". Nhà ngoại giao giỏi là gốc của nền ngoại giao hiện đại. Theo đó, xây dựng một đội ngũ cán bộ ngoại giao thực sự chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, nhạy bén về tư duy, có năng lực nghiên cứu tốt, có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm, nhạy bén và sáng tạo trong xử lý các tình huống.
Tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới: Những trải nghiệm đặc biệt
PV: Trong năm 2020, Ấn Độ cũng trải qua những giai đoạn ứng phó căng thẳng của dịch COVID-19, xin Đại sứ cho biết, những giai đoạn khó khăn đó, ĐSQ Việt Nam tại Ấn Độ có những hỗ trợ và bảo hộ công dân như thế nào?
Đại sứ Phạm Sanh Châu: Tôi nghĩ ai cũng thấy và thấm thía tác động của đại dịch COVID-19. Sống và làm việc tại một trong những điểm nóng của tâm dịch lớn thứ hai thế giới, ĐSQ Việt Nam tại Ấn Độ có những trải nghiệm đặc biệt hơn rất nhiều. Một nhiệm vụ lớn, đột xuất chưa từng có của ĐSQ Việt Nam tại Ấn Độ cũng như nhiều cơ quan đại diện ngoại giao khác của Việt Nam trên thế giới trong năm vừa qua là nắm vững tình hình công dân và tổ chức các chuyến bay đưa công dân bị mắc kẹt về nước.
ĐSQ đã nhận được hàng nghìn cuộc điện thoại qua số máy bảo hộ công dân, qua đó phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hướng dẫn bà con về các vấn đề quan tâm, cung cấp thông tin, hỗ trợ bà con thực hiện các thủ tục tham gia các chuyến bay về nước. Chúng tôi mạnh dạn áp dụng các phương thức thông tin khác nhau, khuyến khích bà con phát huy các công cụ kết nối online, thường xuyên thăm hỏi, chia sẻ lẫn nhau về tình hình sức khỏe, phổ biến kinh nghiệm cuộc sống trong dịch và phòng chống dịch, thông tin tới nhau về các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước.
Đồng thời, cùng với các bộ ngành, cơ quan trong nước, ĐSQ nỗ lực tổ chức các chuyến bay giải cứu bà con. Đây là một nỗ lực không dễ dàng và đối mặt với nhiều bất trắc, khó lường bởi Ấn Độ áp dụng chính sách phong tỏa, giới nghiêm, hạn chế đi lại rất nghiêm ngặt, khiến cho mọi hoạt động giao lưu, giao thương bị gián đoạn. Sự chỉ đạo sát sao, phối hợp chặt chẽ giữa Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, các hãng hàng không, cơ quan y tế, cơ sở cách ly, các ban ngành sở tại... chưa bao giờ lại quan trọng đến thế. Thiếu một giấy phép, một ý kiến là toàn bộ chiến dịch có thể rơi vào bế tắc.
Đến nay, chúng tôi đã tổ chức được 04 chiến dịch với 06 chuyến bay như thế. Khó mà có thể kể hết được những gì chúng tôi đã làm.
Tôi chỉ xin nói đôi chút về chuyến bay mà chúng tôi đã thực hiện vào ngày 19/5 mang tên là Chiến dịch Hoa Kim Tước. Tôi đã nhận được các cuộc gọi, tin nhắn... xin trợ giúp từ các công dân mắc kẹt tại khắp các địa phương ở Ấn Độ bất kể ngày, đêm. Tôi trực tiếp gọi cho từng bà con, họ là tăng ni sinh, Phật tử, là du học sinh, là công nhân lao động hết hạn hợp đồng, là thủy thủ, là chuyên gia kỹ thuật, là nhà đầu tư...
Để tổ chức chuyến bay này, chúng tôi đã có hơn 6.500 cuộc điện thoại, hơn 200 văn bản gửi về nước và chính quyền các cấp của Ấn Độ. Rồi lựa chọn danh sách người được về trong chuyến bay đầu tiên thế nào khi có trường hợp không thuộc diện đủ điều kiện nhưng lại "đủ lý đủ tình" để được xếp "ngoại lệ". Muôn vàn khó khăn đến khi chuyến bay được chấp thuận thì thách thức lớn nhất là làm thế nào để bà con di chuyển được từ 17 bang trên toàn lãnh thổ rộng lớn của Ấn Độ đến New Delhi trong khi mọi phương tiện công cộng và đường hàng không đều đóng. Một số người lại không thể thuê ô tô do các giấy phép vẫn chưa được cấp, một số bị "đuổi" khỏi khách sạn, hoặc khi đến được nơi tập hợp thì đã đói mềm... Chúng tôi sát cánh cùng bà con, động viên, tìm phương án di chuyển, hỗ trợ gia hạn visa, cứu trợ lương thực, thực phẩm khi có yêu cầu...
Có rất nhiều điều mà tôi chưa thể chia sẻ hết. Nhưng chúng tôi hạnh phúc về những điều mình đã làm cho bà con.
PV: Xin cảm ơn Đại sứ! ./.
Philippines nhận số thiết bị quân sự trị giá 29 triệu USD từ Mỹ Hôm 8/12, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cho biết nước này nhận số thiết bị quân sự trị giá 1,4 tỷ peso (29 triệu USD) từ Mỹ. Số thiết bị này gồm súng bắn tỉa và phương tiện chống bom tự chế, được bàn giao trong chuyến thăm của quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Christopher Miller. Đây là một phần trong nỗ...