Nga tái khởi động bãi thử hạt nhân gần Bắc Cực
Theo nguồn tin giấu tên thân cận với Bộ Quốc phòng Nga, nhiệm vụ mà Tổng thống Vladimir Putin đặt ra cho các vụ thử hạt nhân chắc chắn sẽ được hoàn thành.
Bãi thử Novaya Zemlya luôn được giữ trong tình trạng sẵn sàng hoạt động, hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin giấu tên nói hôm 21/2.
Một khu vực nằm trong Bãi thử hạt nhân Novaya Zemlya. Ảnh: TASS
Theo TASS, tuyên bố trên được đưa ra chỉ vài tiếng sau khi ông Putin đọc Thông điệp Liên bang tại hội trường Gostiny Dvor ở thành phố Moscow. Trong thông điệp của mình, ông chủ Điện Kremlin nói rằng Bộ Quốc phòng Nga và Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Rosatom “nên sẵn sàng tiến hành những vụ thử hạt nhân nếu cần thiết”. “Tất nhiên, Nga sẽ không phải là quốc gia đầu tiên thực hiện chúng”, ông Putin nhấn mạnh.
Thông tin do TASS cung cấp cho thấy, hiện bãi thử hạt nhân Novaya Zemlya được Tổng cục 12 trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga quản lý. Trong thời gian từ tháng 9/1955 đến tháng 10/1990, Novaya Zemlya là khu vực được Liên Xô dùng để thực hiện tổng cộng 130 vụ thử hạt nhân, trong đó có 88 cuộc thử nghiệm trên không, ba vụ thử nghiệm dưới nước và 39 thử nghiệm dưới lòng đất.
Bãi thử hạt nhân Novaya Zemlya được chia làm 3 khu vực gồm Vùng A, Vùng B và Vùng C. Vùng A nằm ở Chyornaya Guba, được sử dụng cho các vụ thử diễn ra trong hai giai đoạn 1955-1962 và 1972-1975. Vùng B nằm ở khu vực Matochkin Shar, là nơi tiến hành các cuộc thử nghiệm dưới lòng đất từ 1964-1990.
Các vùng A, B và C trong bãi thử Novaya Zemlya. Ảnh: Wikipedia
Cuối cùng là vùng C ở Sukhoy Nos, là nơi tiến hành các vụ thử hạt nhân trong thời gian từ 1958-1961. Đây cũng là địa điểm tiến hành vụ thử bom ‘Sa Hoàng’, vũ khí hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử loài người với sức công phá lên tới 50 Megaton.
Hungary cho phép mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks
Cơ quan Năng lượng nguyên tử Hungary (HAEA) ngày 26/8 đã cấp giấy phép mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks, cơ sở hạt nhân nằm cách thủ đô Budapest khoảng 120 km về phía Đông.
Lò phản ứng số 2 tại nhà máy điện nguyên tử Paks: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại châu Âu dẫn phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary Peter Szijjarto cho biết dự án mở rộng đòi hỏi Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Rosatom của Nga phải xây mới 2 lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy Paks. Các chuyên gia Hungary và quốc tế đã kiểm tra dự án trong suốt 2 năm qua và quyết định cấp phép sẽ tạo điều kiện cho dự án nhà nước nói trên có thể chuyển từ trạng thái "chuẩn bị" sang trạng thái "xây dựng trên thực tế".
Các lò phản ứng mới sẽ do Rosatom xây dựng theo một thỏa thuận liên chính phủ được Hungary và Nga ký kết từ năm 2014. Tuy nhiên, dự án mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks trên thực tế đã bị chậm tiến độ. Năm 2014, Chính phủ Hugnary từng tuyên bố tổ hợp đầu tiên trong 2 tổ hợp mới sẽ được đưa vào vận hành từ năm 2023. Mặc dù vậy, sau đó, vào năm 2022, Thủ tướng Hungary Viktor Orban lại tuyên bố phía Nga sẽ bắt đầu khởi công từ tháng 11/2021.
Bộ trưởng Szijjarto khẳng định dự án mở rộng Paks với 2 tổ hợp mới sẽ phục vụ cho lợi ích lâu dài của Hungary. Quan chức Hungary dẫn chứng thực tế cho thấy các quốc gia sở hữu năng lượng hạt nhân có thể bảo đảm được công tác cung cấp năng lượng, bởi năng lượng hạt nhân có thể được sản xuất với sản lượng lớn theo mức giá không chịu tác động từ những biến động của của thị trường năng lượng châu Âu hoặc quốc tế.
Ông Szijjarto cũng nhấn mạnh Chính phủ Hungary coi quyết định mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks là một biện pháp đảm bảo cho an ninh năng lượng lâu dài của quốc gia Trung Âu này.
Myanmar - Nga ký hợp tác năng lượng hạt nhân Chính phủ quân sự Myanmar và Tập đoàn năng lượng Rosatom Nga ngày 11/7 đã ký biên bản ghi nhớ về hợp tác năng lượng hạt nhân giữa hai quốc gia. Thống tướng Myanmar Min Aung Hlaing. Ảnh: AFP Tờ Bloomberg đưa tin nhân chuyến công du Moskva, Thống tướng Myamar Min Aung Hlaing đã gặp gỡ ông Alexey Likhachev và thảo luận...