Nga sở hữu bãi mìn thực sự cho kẻ thù
Thành phần quan trọng nhất trong khu vực cấm hoặc hạn chế truy cập và cơ động (A2AD) là hệ thống tổ hợp phòng không, có lẽ là “hệ thống tiên tiến và mạnh mẽ nhất trên thế giới”, tờ báo Mỹ The National Interest cho biết.
Các cuộc tập trận gần đây ở Vostok-2018 có lẽ là để chứng minh cho NATO thấy, không phận Nga là một “ bãi mìn thực sự” cho kẻ thù, National Interest viết.
Không quân Mỹ có nhiều kinh nghiệm trong việc chống lại hệ thống phòng không của đối phương, nhưng theo tác giả, họ vẫn chưa từng phải đối phó với một hệ thống như của Nga.
Khi được sử dụng để chống Nga, các chiến thuật trấn áp phòng không được sử dụng trước đó chắc chắn sẽ xuất hiện vấn đề: chi phí cao và khả năng không thể tiêu diệt toàn bộ hệ thống. Ngoài ra, tính di động cao của phòng không Nga sẽ gây khó khăn cho việc trấn áp từ phía Mỹ, tác giả lưu ý.
Video đang HOT
Ngoài ra, những máy bay ném bom tàng hình như B-2 có thể dễ dàng bị bộc lộ yếu điểm trước các hệ thống radar mới của Nga cũng như chiến đấu cơ, và dù thực tế F-22 và F-35 rất đắt tiền, vũ khí Nga thậm chí còn nguy hiểm hơn.
Công nghệ tàng hình không thể làm cho máy bay hoàn toàn vô hình, và những thành công của Nga trong việc phát triển công nghệ mới sẽ nhanh chóng vô hiệu hóa “những kẻ ẩn mình”, The National Interest kết luận.
Theo Danviet
Iran tuyên bố cả thế giới chống lại Mỹ
Nhà lãnh đạo hàng đầu Iran tuyên bố chính sách cấm vận nước này của Tổng thống Donald Trump đã gặp sự phản đối trên toàn thế giới.
Nhà lãnh đạo Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei phát biểu trong cuộc gặp với sinh viên tại thủ đô Tehran, Iran vào hôm 3.11.2018. Ảnh: Reuters.
Theo Reuter, Nhà lãnh đạo Tối cao Ayatollah Ali Khamenei cho biết chính sách đối địch của Mỹ nhằm vào Iran đã thất bại và Washington sẽ không thể nào áp đặt sự thống trị của nước này lên Tehran.
"Cả thế giới phản đối mọi quyết định do ông Trump đưa ra" - đài truyền hình quốc gia Iran dẫn lời phát biểu hôm qua (3.11) của ông Khamenei trong một cuộc gặp với hàng ngàn sinh viên.
"Mục tiêu của nước Mỹ là thiết lập lại ảnh hưởng lên Iran như trước cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979. Tuy nhiên, mục tiêu này đã thất bại, Cộng hòa Hồi giáo đã đánh bại nước Mỹ trong 40 năm qua".
EU sẽ bất chấp cấm vận của Mỹ
Để phản ứng với việc không được Mỹ đặt ngoại lệ trước vòng trừng phạt mới nhằm vào Iran, EU đã thề sẽ duy trì "kênh tài chính hiệu quả vớ Iran", tiếp tục mua các sản phẩm dầu mỏ, khí đốt của nước này. Ngoài ra, thành viên EU sẽ tìm cách bảo vệ các công ty, doanh nghiệp thực hiện "việc làm ăn hợp pháp với Tehran" và EU sẵn sàng hợp tác với Nga và Trung Quốc để đạt được mục tiêu này.
Được biết, vào hôm nay (4.11), Washington sẽ áp đặt lại lệnh cấm vận lên ngành công nghiệp dầu mỏ, ngân hàng của Tehran nhằm buộc Cộng hòa Hồi giáo phải ngồi vào đàm phán. Thông qua trừng phạt, Mỹ muốn Iran phải hủy bỏ chương trình tên lửa đạn đạo, năng lượng hạt nhân cũng như chấm dứt hỗ trợ các lực lượng, phong trào vũ trang tại Trung Đông.
Tuy nhiên, vào hôm 2.11, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã quyết định đặt ngoại lệ với 8 quốc gia. Theo Reuters, các quốc gia này sẽ được Washington tạm thời cho phép tiếp tục nhập khẩu dầu mỏ từ Iran - nhà xuất khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới.
Trước đó vào hồi đầu năm 2016, hầu hết các lệnh cấm vận quốc tế lên Tehran đã được dỡ bỏ sau khi Iran đạt được thỏa thuận Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) - thường được biết đến với cái tên Thỏa thuận Hạt nhân Iran - với Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Liên minh châu Âu (EU). Theo các điều khoản của JCPOA, Iran đồng ý đình chỉ chương trình làm giàu uranium của nước này để đổi lại việc dỡ bỏ cấm vận.
Từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2016, Tổng thống Trump đã luôn chỉ trích thảo thuận đạt được dưới thời Tổng thống Barack Obama với lý do JCPOA có nhiều lỗ hổng có lợi cho Iran. Vào tháng 5 vừa rồi, nhà lãnh đạo đã chính thức ra sắc lệnh rút nước Mỹ ra khỏi thỏa thuận.
Tuy nhiên, quyết định này đã vấp phải sự phản đối của không chỉ Tehran mà còn của các đồng minh "ruột" của Washington tại châu Âu.
Theo Danviet
Lộ điều bất thường trong tuyên bố tấn công Syria của Israel Israel mới đây tuyên bố đã tiếp tục không kích vào Syria sau sự cố trinh sát cơ Nga Il-20 bị bắn hạ hôm 17.9 buộc Nga điều "rồng lửa" S-300 tối tân đến Syria "trấn yểm". Tuy nhiên, tuyên bố trên dường như không trung thực, tạp chí Contra của Đức bình luận. "Israel đã nhấn mạnh rằng "rồng lửa" S-300 của...