Nga sẽ xây trung tâm bảo dưỡng tên lửa phòng không ở VN?
Tập đoàn Almaz-Antey (Nga) cũng đã thực hiện các gói hiện đại hóa các hệ thống phòng không như “Wasp” và “Pechora” cho Ấn Độ và Việt Nam.
Phát biểu tại triển lãm quốc tế “Kỹ thuật Công nghệ 2014″ (Oboronekspo 2014) Phó giám đốc Cơ quan Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự (FSMTC), ông Vyacheslav Dzirkaln cho biết tập đoàn Almaz-Antey đang tiến hàng đàm phán với các nước đối tác về việc mở trung tâm dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng các hệ thống phòng không cho các quốc gia khách hàng, theo Itar-Tass.
Ông Vyacheslav Dzirkalncho biết rằng những trung tâm dịch vụ này là một trong những lĩnh vực quan trọng và là mối quan tâm của các nước đối tác như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Algeria. Theo ông, mối quan tâm hiện nay là họ dành khá nhiều sự chú ý đến các dịch vụ sau bán hàng.
Vyacheslav Dzirkaln cũng lưu ý rằng tập đoàn Almaz-Antey cũng đã thực hiện các gói hiện đại hóa các hệ thống phòng không như “Wasp” và “Pechora” cho Ấn Độ và Việt Nam. Ông cho biết, việc này sẽ tốn ít ngân sách nhưng làm gia tăng đáng kể khả năng chiến đấu và kéo dài tuổi thọ của các hệ thống phòng không này.
Video đang HOT
Hệ thống phòng không Pechora 2M
Triển lãm “Oboronekspo 2014″ được tổ chức từ ngày 13 – 17 tháng 8 tại Trung tâm Triển lãm Giao thông vận tải Nga ở thị trấn Zhukovsky, Moscow. Đây là triển lãm quốc tế “Oboronekspo 2014″ lần hai được tổ chức nhằm giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và công nghệ cao của Nga.
Trưng bày tại “Oboronekspo 2014″ lần này bao gồm các loại mô hình và các hệ thống trang thiết bị vũ khí như S-300, S-300VM, S-400, Tor-M1,Armour-C, Khrizantema, Grad, Sani, Nona-M1, Sani, Nona-M1, 2K21, Msta-S, Host, Vienna, BTR-80, BTR-82A, BREM, T-90A, T-80, T-80U, T-72B3, T-34… cùng một số sản phẩm sẽ được bổ sung tiếp.
Tham gia chương trình triển lãm lần này không chỉ có các sản phẩm của các công ty tập đoàn của nước Nga mà còn có các sản phẩm từ các công ty và tập đoàn từ 11 quốc gia: Algeria, Armenia, Belarus, Đức, Ấn Độ, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, Cộng hòa Séc và Thụy Sĩ.
Đã có hơn 30 đoàn khách nước ngoài, bao gồm các đại diện từ các nước như Trung Quốc, Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Kuwait, Myanmar, Kazakhstan, các nước SNG và doàn Việt Nam.
Theo Khampha
Nga sẵn sàng xuất khẩu tổ hợp tên lửa Iskander-E
Nga sẵn sàng xuất khẩu tổ hợp tên lửa đạn đạo di động Iskander-E cho các quốc gia khác, nếu được chính phủ chấp thuận.
Valery Varlamov, người đứng đầu phái đoàn Nga tại triển lãm quân sự và vũ khí MILEX-2014 đang diễn ra tại Belarus, cho biết, các tổ hợp tên lửa đạn đạo di động Iskander-E sẵn sàng được xuất khẩu nếu được chính phủ nước này thông qua.
"Iskander-E (NATO định danh là SS-26 Stone) sẵn sàng được chuyển giao cho các quốc gia khác, giống như hệ thống tên lửa phòng thủ S-400 Triumf (NATO định danh là SA-21 Growler), nhưng quyết định này cần được các nhà chức trách Nga thông qua trước", ông Varlamov tiết lộ.
Đại diện của phái đoàn Nga tại triển lãm MILEX-2014 cho biết, Moscow "sẽ chuyển giao tổ hợp Iskander-E cho bất kỳ quốc gia nào, nếu có quyết định từ tổng thống hay chính phủ".
Tổ hợp tên lửa đạn đạo Iskander-E của Nga.
Cách đây vài năm, Bộ Quốc phòng Nga thông báo, hệ thống tên lửa phòng không S-400 sẽ chỉ được sản xuất vì lợi ích của Nga. Thậm chí, các đối tác như Belarus và Kazakhstan chỉ nhận được hệ thống này sau khi hệ thống phòng thủ tên lửa Nga được trang bị đầy đủ.
Không có thông báo công khai tương tự về tổ hợp tên lửa Iskander-E, nhưng một nguồn tin từ ngành công nghiệp quân sự Nga cho rằng tình hình thực tế là giống nhau.
Iskander là một trong những tổ hợp tên lửa uy lực nhất của Nga được sử trong lực lượng mặt đất của nước này. Các tên lửa Iskander có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và có thể sử dụng các loại phương tiện phóng khác nhau để tấn công hàng loạt mục tiêu, từ các đơn vị quân đội cho đến trung tâm chỉ huy dưới đất của đối phương.
Tổ hợp tên lửa Iskander được thử nghiệm thành công vào năm 2007. Quân đội Nga hiện tại sử dụng các biến thể Iskander-M và Iskander-K. Iskander-E là một phiên bản xuất khẩu với 1 thay vì 2 tên lửa đạn đạo trên phương tiện phóng và tên lửa có tầm bắn lên tới 280km.
Theo Khampha
Tổng thống Putin hụt hẫng vì tên lửa thế hệ mới hư hỏng liên tục Hôm (28-6), kế hoạch phóng tên lửa thế hệ mới nhất của Nga tiếp tục bị trì hoãn sau khi gặp sự cố vào phút chót hôm 27-6 dù Tổng thống Vladimir Putin đã có mặt để chứng kiến. Theo kế hoạch ban đầu, tên lửa tối tân Angara dự định được phóng lên từ khu vực Plesetsk, ở phía Bắc nước Nga...