Nga sẽ ứng xử thế nào trong vấn đề Biển Đông?
Moscow đang tìm cách đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Bắc Kinh trong bối cảnh quan hệ Nga-EU trở nên căng thẳng…
Nga “thắt chặt quan hệ kinh tế” với Trung Quốc
Theo dự kiến, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có chuyến thăm chính thức Trung Quốc, bắt đầu từ ngày 20/5. VnEconomy trích nguồn từ hãng tin RIA Novosti của Nga cho biết, mục đích chuyến thăm này của người đứng đầu điện Kremlin là nhằm “thắt chặt quan hệ kinh tế” với Bắc Kinh, trong đó có lĩnh vực năng lượng.
“Trong các cuộc trao đổi sắp tới giữa các nhà lãnh đạo ở Thượng Hải, hai bên sẽ thảo luận một loạt vấn đề song phương. Một số văn kiện quan trọng về thương mại và kinh tế, năng lượng và nhân đạo đang được soạn thảo trong khuôn khổ chuyến thăm này”, một tuyên bố của điện Kremlin cho biết.
Theo tuyên bố này, hai bên cũng sẽ thảo luận về triển vọng hợp tác Nga-Trung trong các vấn đề quốc tế.
Bên cạnh đó, Moscow đang tìm cách đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Bắc Kinh trong bối cảnh quan hệ Nga-Liên minh Châu Âu (EU) trở nên căng thẳng. EU đã áp dụng một loạt lệnh trừng phạt lên các quan chức và công ty Nga nhằm đáp trả việc Nga sáp nhập Crimea hồi tháng 3.
Hãng tin RIA Novosti của Nga cho biết, mục đích chuyến thăm này của người đứng đầu điện Kremlin là nhằm “thắt chặt quan hệ kinh tế” với Bắc Kinh, trong đó có lĩnh vực năng lượng.
Trả lời phỏng vấn tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói, Nga và Trung Quốc muốn tạo ra một thế giới đa cực “dân chủ hơn”, trong đó Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế đóng vai trò trung tâm trong thế cân bằng quyền lực mới.
Không chỉ vậy, Nga và Trung Quốc đang tiến gần tới ký kết một thỏa thuận năng lượng lớn theo đó khí đốt từ vùng Viễn Đông của Nga sẽ được xuất khẩu sang vùng Đông Bắc “đói” năng lượng của Trung Quốc.
Đây là một thỏa thuận mà cả hai nước đều cần. Đối với Nga, các thị trường ở châu Âu đang muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của nước này trong bối cảnh bất ổn ở Ukraine leo thang. Về phần mình, Trung Quốc muốn có được nguồn cung nhiên liệu đáng tin cậy với mức giá phải chăng.
Video đang HOT
Một bài viết gần đây của hãng tin tài chính Bloomberg dẫn nguồn tin từ hai quan chức cao cấp của Chính phủ Nga cho biết thêm, Tổng thống Vladimir Putin đang có kế hoạch mở cửa cho các dòng vốn từ Trung Quốc. Thông tin này được hé lộ trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu nhằm vào Nga do vấn đề Ukraine đang có nguy cơ đẩy kinh tế Nga rơi vào suy thoái.
Theo nguồn tin trên, Nga sẽ rút các giới hạn không chính thức về vốn đầu tư của Trung Quốc vào nước này. Moscow đang muốn thu hút vốn từ Trung Quốc vào một loạt lĩnh vực, từ nhà đất, xây dựng cơ sở hạ tầng tới khai thác tài nguyên. Tuy nhiên, có một số lĩnh vực quan trọng sẽ không được tiếp nhận vốn Trung Quốc, bao gồm các ngành khai thác vàng, bạch kim và kim cương, cùng các dự án công nghệ cao.
Ngoài các thỏa thuận năng lượng trị giá hàng trăm tỷ USD, Trung Quốc còn là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, với kim ngạch song phương 95,6 tỷ USD trong năm 2012.
Trung Quốc tận dụng sao?
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh Nga đang cần tiền của Trung Quốc để bù đắp cho sự tháo chạy của các dòng vốn liên quan tới cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
Trước hiện thực này, nhiều câu hỏi đặt ra, liệu Nga sẽ ứng xử như thế nào trước hành động ngang ngược này của người bạn lớn Trung Quốc?
Trong mối quan hệ Nga-Việt, mới đây, tờ tạp chí chuyên về các vấn đề ngoại giao Foreign Policy nhận định, nước Nga đã miệt mài thắt chặt mối quan hệ gần gũi với Việt Nam, một phần nhằm ngăn chặn việc Trung Quốc vươn ảnh hưởng ra khu vực Đông Nam Á.
Việc Nga dự định cung cấp tài chính và tiến hành xây dựng hai lò phản ứng hạt nhân mới ở Việt Nam là một bằng chứng cho những nỗ lực này. Cũng theo Foreign Policy, Việt Nam và Nga đã có mối quan hệ chặt chẽ về vấn đề năng lượng trong nhiều thập niên.
Trong lĩnh vực quốc phòng, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nga thậm chí còn mật thiết hơn, bài báo viết.
Chiến sĩ hải quân Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
Đợt mua sắm vũ khí lớn nhất của Việt Nam trong thời gian gần đây là mua 6 tàu ngầm lớp Kilo hiện đại từ Nga. Động thái này cho phép hải quân Việt Nam tăng cường sức mạnh trước sự phát triển nhanh chóng của hải quân Trung Quốc.
Nga cũng đã bán cho Việt Nam một số tàu hải quân, bao gồm tàu khu trục và máy bay cỡ nhỏ. Bên cạnh đó, Nga cũng đang thúc đẩy nhằm đạt một thỏa thuận cho phép các chiến hạm của Nga được ra vào cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Những động thái trên được xem là một phần trong nỗ lực đồng bộ của Nga nhằm tái xây dựng ảnh hưởng trong khu vực và chặn đà mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á.
Tờ Foreign Policy đặt câu hỏi, hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay chưa rõ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ mới được cải thiện giữa Bắc Kinh và Moscow?
Theo Báo Đất Việt
Bắt hơn 400 đối tượng gây rối ở Bình Dương
Hơn 400 đối tượng quá khích, có hành động phá hoại tài sản đã bị công an tỉnh Bình Dương bắt giữ, các cơ quan tố tụng sẽ nhanh chóng đưa những đối tượng này ra xử lý. Đó là khẳng định của Thiếu tướng Võ Thành Đức, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương vào chiều 14/5.
Trước đó, ngày 13/5, tại Bình Dương xảy ra cuộc tuần hành, mít tinh với quy mô lớn. Lợi dụng lòng yêu nước của tầng lớp thanh thiếu niên về vấn đề Trung Quốc đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trên Biển Đông, một số phần tử xấu đã kích động, lôi kéo các công nhân cùng tham gia diễu hành trên các tuyến đường trong các khu công nghiệp (KCN) và trên Quốc Lộ 13 gây mất an ninh trật tự. Không chỉ vậy, nhiều đối tượng lợi dụng thời cơ đã thực hiện hành vi phá hoại, hôi của tại các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó đa phần là các doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc.
Một doanh nghiệp tại KCN VSIP 1 giăng băng rôn "Chúng tôi đến từ Hàn Quốc, chúng tôi là bạn của Việt Nam".
Thiếu tướng Đức cho biết, được sự đồng ý của Bộ Công an, đồng thời có sự chỉ đạo của UBND tỉnh nên lãnh đạo công an tỉnh Bình Dương đã tích cực phối hợp cùng với các lực lượng như Cảnh sát cơ động (Bộ Công an), lực lượng quân đội trên địa bàn tỉnh cũng như các đơn vị khác nhanh chóng triển khai xử lý tình trạng người biểu tình quá khích phá hoại tài sản, thực hiện hành vi hôi của.
Lực lượng chức năng không chỉ bảo vệ các mục tiêu quan trọng của tỉnh Bình Dương như các doanh nghiệp Đài Loan, Trung Quốc nằm trong các KCN VSIP, KCN Sóng Thần; bảo vệ an toàn về tính mạng, sức khỏe của các giám đốc, chuyên gia làm việc tại các doanh nghiệp này. Đặc biệt, Công an Bình Dương kết hợp với Bộ Công an đã bắt giữ hơn 400 đối tượng phá hoại, hôi của.
Theo đó, những đối tượng này sẽ được các cơ quan tố tụng đưa ra xử lý theo đúngpháp luật.
Một số đối tượng lợi dụng đập phá tài sản của doanh nghiệp
Bên cạnh đó, thiếu tướng Đức thừa nhận, dù lực lượng chức năng đã làm hết sức có thể nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn bị thiệt hại nặng do các đối tượng quá khích đập phá, phóng hỏa. Lãnh đạo công an tỉnh cho biết, hiện tại vấn đề an ninh trật tự tại địa bàn cơ bản được thắt chặt, tuy nhiên lực lượng an ninh vẫn được huy động, trực chiến tại các điểm nhạy cảm nhằm đề phòng những tình hình xấu có thể xảy ra.
Ghi nhận của phóng viên tại KCN VSIP 1, tình hình an ninh đã được thắt chặt, tình trạng công nhân quá khích phá hoại tài sản không còn xảy ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số phần tử quá khích gây rối loạn. Nhiều doanh nghiệp sau khi xảy ra sự cố đã cho công ty tạm ngưng hoạt động.
Một số đối tượng gây rối bị đưa lên xe cảnh sát
Bảo vệ một công ty có vốn 100% Đài Loan tại KCN VSIP 1 ngáo ngán cho biết: Từ trưa 13/5 đến tối cùng ngày, một số thanh niên đã nhiều lần hùng hổ lao vào công ty đập phá tài sản như máy in, bàn làm việc của nhân viên.... "Bọn chúng không nhiều nhưng rất hung dữ, ngang nhiên phá cửa bảo vệ, lao vào bên trong công ty đập phá khiến chúng tôi bất lực"- bảo vệ này cho biết.
Theo bảo vệ này, mặc dù số lượng người biểu tình lớn nhưng số phần tử quá khích rất ít và họ thường là những người dẫn đầu đoàn, liên tục lôi kéo những bạn trẻ là những công nhân, thanh niên có tình thần yêu nước, bức xúc trước thực trạng Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam.
Trước tình hình này, thiếu tướng Đức khuyến cáo: "Các bạn trẻ phải yêu nước một cách khôn khéo, không manh động. Việc Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào Việt Nam là việc lớn, ta phải giải quyết bằng luật pháp quốc tế và những quy định hợp tác. Đối với những người tham gia gây rối, tôi nhận định họ đã nhận thức sai lầm. Các bạn phải suy nghĩ cho chín chắn, làm chủ hành vi của mình".
Theo NLĐ
Mỹ có giúp Việt Nam trị Trung Quốc ngang ngược trên Biển Đông? Mỹ nhiều lần lên tiếng chỉ trích Trung Quốc xung quanh dàn khoan Hải Dương 981 (HD 981), nhưng liệu Washington có ra mặt trị Bắc Kinh? Nói vô cùng sắc Các hành động khiêu khích và xâm phậm chủ quyền Việt Nam tại biển Đông của Trung Quốc đã gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ phía Mỹ. Về hành động...