Nga sẽ tự đóng tàu sân bay nếu Pháp không chuyển giao Mistral
Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin tin rằng con tàu do Nga chế tạo sẽ tốt hơn tàu Mistral của Pháp.
Ngày 30/7, trong buổi trả lời phỏng vấn của hãng tin ITAR-TASS, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã nói rằng nếu Pháp hủy việc cung cấp các tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral, Nga sẽ tự mình chế tạo một tàu sân bay.
Phó Thủ tướng Nga cho hay con tàu do Nga chế tạo sẽ tốt hơn tàu Mistral bởi nó sẽ được tăng cường khả năng phá băng và có thể hoạt động được trên các vùng biển Bắc Cực.
Nga tự tin có thể chế tạo được tàu sân bay tốt hơn Mistral
Video đang HOT
“Tôi không nghĩ rằng việc hủy hợp đồng cung cấp tàu Mistral sẽ có lợi cho Tổng thống Pháp, thay vào đó việc này sẽ tạo ra một cuộc khủng hoảng lớn tại xưởng đóng tàu nơi các con tàu đang được chế tạo. Ngoài ra người Pháp cũng sẽ phải chịu phạt theo như các điều khoản đề cập trong hợp đồng” – Ông Rogozin nói.
“Khi chúng tôi đưa ra những đơn đặt hàng đối với các con tàu đó, chúng tôi chưa có công nghệ dây chuyền cỡ lớn. Tuy nhiên, hiện nay chúng tôi đã có nó trong tay”, ông Rogozin nói thêm rằng thông qua việc chuyển giao một tàu sân bay cho Ấn Độ hồi năm ngoái, “chúng tôi đã chứng tỏ khả năng có thể chế tạo những con tàu lớn như vậy. Thêm nữa hiện chúng tôi có các xưởng đóng tàu với các âu tàu ở Crimea, điều này đã bao hàm khả năng chế tạo những con tàu lớp này”.
Theo Tri Thức
EU sắp "tung" đòn trừng phạt mạnh nhất với Nga
Những trừng phạt mới với ngân hàng và các công ty năng lượng của Nga dự kiến sẽ được Liên minh châu Âu hoàn tất vào ngày hôm nay 29/7, nhằm gia tăng áp lực đối với Mátxcơva vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Anh thừa nhận các biện pháp trừng phạt này cũng sẽ gây "đau đớn" cho London, nhưng cho rằng cần phải nhìn vấn đề trong bối cảnh gần 300 người trên máy bay MH17 đã thiệt mạng ở miền đông Ukraine vào hôm 17/7 vừa qua.
Các đại sứ Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ phê chuẩn các lệnh trừng phạt mới, đối với ngành tài chính và công nghệ khai thác năng lượng cùng bán vũ khí của Nga. Đây sẽ là lần đầu tiên toàn bộ các ngành này, chứ không phải là từng cá nhân hay công ty lẻ tẻ, chịu sự trừng phạt của phương Tây.
Nhà Trắng cũng đã bày tỏ hi vọng châu Âu sẽ gia tăng trừng phạt đối với Nga trong những ngày tới và ám chỉ Mỹ sẽ theo bước châu Âu.
Phát ngôn viên Downing Street, văn phòng Thủ tướng Anh, cho biết các biện pháp trừng phạt trên lý thuyết có thể được áp dụng trong vòng 24-48 giờ sau khi đạt được thỏa thuận.
Downing Street cũng cho rằng Nga vẫn tiếp tục chuyển vũ khí vào Ukraine và hỗ trợ cho lực lượng nổi dậy ở đây.
EU được cho là sẽ cấm các ngân hàng Nga bán trái phiếu hoặc cổ phiếu mới được phát hành vào thị trường châu Âu, động thái có thể gây tổn hại cho Anh nhiều hơn các nước khác.
Trừng phạt trong ngành năng lượng dự kiến tập trung vào việc bán thiết bị khoan nước sâu và khí đốt đá phiến sét. EU sẽ phải làm rõ hơn về trừng phạt đối với xuất khẩu khí đốt, khi nhiều thành viên của khối này phụ thuộc rất lớn từ nguồn cung của Nga.
Các thỏa thuận vũ khí trong tương lai với Nga sẽ bị cấm, nhưng các hợp đồng hiện nay vẫn sẽ được giữa nguyên, cho phép Pháp tiếp tục bán "mẻ" đầu tiên gồm 2 tàu chiến lớp Mistral cho Nga.
Trung Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Vì Nga, Pháp khiến phương Tây chưng hửng Ngay sau khi Liên minh Châu Âu (EU) lên tiếng đe dọa sẽ tung thêm đòn trừng phạt nhằm vào Nga thì Pháp đã qua mặt EU quyết xúc tiến thực hiện hợp đồng bán siêu tàu chiến tối tân cho Nga. Đây rõ ràng là hành động khiến phương Tây cảm thấy bẽ mặt. Các quan chức cấp cao ASEAN tại phiên...