Nga sẽ triển khai hàng loạt tiêm kích bom Su-34
Thời gian qua, hầu như tất cả các dự án công nghiệp quốc phòng Nga đều vượt tiến độ, lần lượt rất nhiều trang, vũ khí đã được đưa vào triển khai trước thời hạn, trong đó có Su-34.
Vừa qua, người phát ngôn của tổng cục công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, công tác tiếp nhận máy bay ném bom tiền tuyến đa dụng thế hệ mới Su-34 sẽ hoàn tất trong năm nay. Hiện nay, Không quân Nga không sử dụng khái niệm máy bay tiêm kích bom như một số nước nên Su-34 được xếp loại máy bay ném bom tiền tuyến (phân biệt với các máy bay ném bom chiến lược như: Tu-22M3, Tu-95, Tu-160).
Máy bay ném bom tiền tuyến hai chỗ ngồi Su-34, Nato gọi là Fullback (biệt danh: “Thú mỏ vịt”) nguyên là sản phẩm của Liên hợp hàng không Novosibirsk, hiện nay Liên hợp hàng không này đã chính thức sát nhập và trở thành một thành viên của Tập đoàn công nghệ hàng không nổi tiếng Sukhoi của Nga. Hiện nay Su-34 đã hoàn tất thành công thử nghiệm tiêu chuẩn quốc gia.
Máy bay ném bom tiền tuyến hai chỗ ngồi Su-34
Về năng lực tác chiến, Su-34 được xếp vào thế hệ 4 , có thể tấn công các mục tiêu mặt đất, trên biển, trên không trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm. Nó có tính năng khí động tối ưu, khả năng mang được lượng nhiên liệu lớn (gồm cả thùng dầu trong máy bay và treo bên ngoài), động cơ công suất cao, tiết kiệm nhiên liệu, có khả năng tiếp nhận dầu trên không.
Về hành trình, tuy là máy bay ném bom tiền tuyến (cấp chiến thuật) nhưng Su-34 có tầm bay gần tiệm cận các loại máy bay ném bom chiến lược. Ngoài ra, hệ thống vũ khí của nó được trang bị rất nhiều loại bom và tên lửa, có khả năng tấn công đa mục tiêu một thời điểm, cả trên không, trên biển và dưới mặt đất. Không những thế, Su-34 còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử thông minh, có khả năng chế áp/tấn công điện tử tiên tiến.
Theo TNO
Quân sự châu Âu đuối sức
Nếu các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục cắt giảm ngân sách quốc phòng như hiện nay, Liên minh này rất khó có thể trụ vững trong trường hợp xảy ra chiến sự lớn.
Dù cắt giảm ngân sách quốc phòng nhưng châu Âu vẫn đủ tiền đầu tư phát triển
những tàu chiến hiện đại như tàu Mistral này của Pháp
Đó là cảnh báo của Tổng tư lệnh quân đội Thụy Điển, tướng Sverker Goranson, được báo Le Monde (Thế giới) uy tín của Pháp dẫn lại trong số ra cuối tuần vừa qua. Theo viên tướng đứng đầu quân đội EU, trong trường hợp nổ ra chiến sự lớn, châu Âu không thể tồn tại nổi quá một tuần.
Lý do để tướng Goranson đi tới nhận định trên là các thành viên EU liên tục cắt giảm ngân sách quốc phòng, trong khi các cường quốc khác trên thế giới lại không ngừng gia tăng chi phí quân sự. Đồng tình với nhận định của tướng Goranson, tờ "Thế giới" cho biết, với ngân sách quốc phòng 633 tỷ USD cho tài khóa 2013 đã được Tổng thống Barack Obama phê chuẩn, Mỹ chiếm tới 46% tổng chi phí quân sự trên thế giới, tiếp theo là Trung Quốc và Nga, những quốc gia đã tăng khá mạnh đầu tư cho quốc phòng những năm gần đây để hiện đại hóa quân đội.
Tờ "Thế giới" tỏ ra chú ý đặc biệt tới sức mạnh quân sự đang gia tăng mạnh cùng với sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc. Riêng năm 2012, Trung Quốc đã tăng mức đầu tư cho quốc phòng đến 11,2% GDP, tăng tới 2% so với mức 9,2% GDP của năm 2011, trong khi tỷ lệ này của EU chỉ chưa đến 2% GDP.
Tuy cả tướng Goranson và tờ "Thế giới" đều không đề cập nguyên nhân vì sao EU lại liên tục cắt giảm ngân sách quốc phòng những năm qua, song theo giới phân tích quân sự, có 2 nguyên nhân chính là EU ỷ lại vào "chiếc ô an ninh" của Mỹ và cắt giảm ngân sách chi tiêu công, trong đó có quốc phòng, để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công.
Chuyện châu Âu dựa dẫm, trông chờ vào Mỹ giúp đảm bảo an ninh của mình đã quá rõ. Tư duy và hành động này có từ sau chiến tranh Thế giới thứ hai và kéo dài suốt mấy chục năm đó. Ngay cả khi chiến tranh lạnh đã qua đi từ lâu song châu Âu vẫn không từ bỏ tư duy đã trở thành "thâm căn cố đế". Một trong những biểu hiện cụ thể là không ít quốc gia ở "lục địa già" đang mời gọi Mỹ triển khai "tấm lá chắn tên lửa".
Cuộc khủng hoảng nợ công hoành hành càng khiến châu Âu có thêm lý do để cắt giảm ngân sách quốc phòng. Cụ thể như trường hợp Thụy Điển mà tờ "Thế giới" dẫn ra thì kể từ khi thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng, trong khoảng 15 năm trở lại đây ngân sách chi cho quốc phòng của nước này đã bị cắt giảm đến 1/2.
Giảm đầu tư tất nhiên sẽ dẫn tới giảm sức mạnh chung của cả châu Âu, chứ không riêng gì quân sự. Tờ "Thế giới" chỉ rõ, việc cắt giảm mạnh ngân sách quốc phòng, không chỉ dẫn đến những tác động nghiêm trọng cho an ninh quốc gia, mà còn ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp quốc phòng. Nguy hiểm hơn nữa là việc ngành công nghiệp quốc phòng suy yếu sẽ khiến châu Âu lệ thuộc hoàn toàn vào Mỹ. Như vậy, châu Âu sẽ mất dần tầm ảnh hưởng, mất việc làm và quyền tự chủ.
Cho dù tờ "Thế giới" lo ngại như vậy song nếu so với bình diện chung trên thế giới thì sức mạnh và tiềm lực quân sự của châu Âu, có thể chỉ sút kém nếu so với Mỹ và Nga, vẫn còn vượt trội với phần còn lại của thế giới.
Theo ANTD
Công nghiệp quốc phòng Đức tăng trưởng nhanh hơn kinh tế Dự tính 19% tổng doanh thu của công nghiệp quốc phòng Đức sẽ được tái đầu tư làm kinh phí nghiên cứu, phát triển vũ khí, trang bị. Kết quả điều tra của Liên minh công nghiệp quốc phòng và an ninh Đức (BDSV) cho thấy, tốc độ phát triển công nghiệp quốc phòng của Đức nhanh gấp gấp đôi tốc độ tăng...