Nga sẽ triển khai ‘đoàn tàu tên lửa’ đối phó Mỹ
Nga lên kế hoạch hoàn tất việc thiết kế Tổ hợp Tên lửa Đường sắt Quân sự hay còn gọi “đoàn tàu tên lửa” trong năm 2014. Đây là động thái nhằm ứng phó với chương trình Tấn công Nhanh Toàn cầu của Mỹ.
Một đoàn tàu tên lửa cũ của Nga – Ảnh: RIA Novosti
Ông Sergei Karakaev, Tư lệnh Lực lượng Tên lửa chiến lược Nga, cho biết “đoàn tàu tên lửa” sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng mang nhiều loại đầu đạn, dựa trên nền ICBM Yars, theo RIA Novosti ngày 18.12.
Các tên lửa sẽ được đặt trong các toa tàu cách nhiệt với chiều dài 24 m và chiều dài tên lửa là 22,5 m, ông Karakaev cho hay.
Không giống như tên lửa được phóng từ hầm ngầm, tên lửa phóng từ tàu lửa sẽ khó bị phát hiện bởi vì “đoàn tàu tên lửa” được ngụy trang như tàu lửa thông thường, theo RIA Novosti.
Việc phát triển “đoàn tàu tên lửa” nằm trong khuôn khổ chương trình Mua sắm quốc phòng Quốc gia Nga và hạn chót hoàn tất bản thiết kế là trong vòng sáu tháng đầu năm 2014, ông Karakaev cho hay.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, chương trình “đoàn tàu tên lửa” là nhằm ứng phó với chương trình Tấn công Nhanh Toàn cầu của Mỹ.
Chương trình Tấn công Nhanh Toàn cầu của Mỹ là một nỗ lực của quân đội Mỹ nhằm phát triển hệ thống vũ khí có thể tấn công bất kỳ nơi nào trên thế giới trong vòng 1 giờ sau khi tuyên bố tấn công, theo đài NBC (Mỹ).
Quân đội Liên Xô từng triển khai “đoàn tàu tên lửa” đầu tiên vào năm 1987 và sở hữu 12 đoàn tàu như thế vào năm 1991.
Đến năm 2005, chúng được tiêu hủy theo hiệp ước cắt giảm vũ khí START II với Mỹ. Nhưng hiệp ước START mới (thay thế START II vào năm 2010) không cấm việc phát triển ICBM lắp trên tàu lửa.
Video đang HOT
Theo TNO
SU-30MK2 bay đêm trên bầu trời phương Nam
Với đặc thù của bay đêm bên cạnh những đòi hỏi về trình độ của phi công còn phải làm tốt công tác hiệp đồng giữa các lực lượng chỉ huy, thông tin, kỹ thuật,... dưới mặt đất.
Là một trong những đơn vị được trang bị máy bay Su-30MK2 hiện đại của quân đội ta, trong nhiều năm qua, Trung đoàn 935, Sư đoàn 370 (Quân chủng Phòng không - Không quân) luôn tích cực học hỏi, nghiên cứu làm chủ vũ khí, khí tài phục vụ tốt nhiệm vụ bay huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Trong đó, việc tổ chức ban đêm luôn được trung đoàn triển khai và hoàn thành xuất sắc. Với đặc thù của bay đêm bên cạnh những đòi hỏi về trình độ của phi công còn phải làm tốt công tác hiệp đồng giữa các lực lượng chỉ huy, thông tin, kỹ thuật,... dưới mặt đất.
Mặc dù tính chất bay đêm phức tạp, nhưng trong năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, Trung đoàn 935 đã tiến hành hàng chục ban bay đêm đảm bảo an toàn tuyệt đối người và phương tiện. Ngoài nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu được giao, trung đoàn còn tiến hành đào tạo bay chuyển loại ban đêm cho nhiều lượt phi công của các đơn vị bạn.
Chứng kiến ban bay đêm của cán bộ, phi công Trung đoàn 935, chúng tôi thêm cảm phục nhiệm vụ mà các anh đang đảm nhận. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân Online đã ghi lại những hình ảnh "hổ mang chúa" bay đêm (tên gọi trìu mến mà nhiều người dành cho loại máy bay Su-30MK2 của quân đội ta), xin giới thiệu cùng bạn đọc.
Trước khi bay đêm, phi công thực hiện bay tập trong buồng tập lái tại trung đoàn
Thực hiện hạ cánh trong buồng tập lái ở điều kiện bay ban đêm
Sau chuyến bay khí tượng trở về, chiếc máy bay đầu tiên di chuyển từ nơi đỗ ra phía đường băng...
... Để cán bộ kỹ thuật kiểm tra lần cuối trước khi cất cánh
Sau khi làm công tác chuẩn bị, máy bay đến đầu đường băng sẵn sàng xuất phát
"Hổ mang chúa" đầu tiên bắt đầu cất cánh
Tốc độ lúc cất cánh lên đến khoảng 200-300km/giờ và có tầm bay lên đến khoảng 3.000km
Su-30MK2 được coi là loại máy bay chiến đấu đa chức năng tốc độ siêu âm có thể đảm nhiệm cả nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và nhiệm vụ tấn công mặt đất
Su-30MK2 có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đa dạng trong nhiều điều kiện thời tiết, môi trường khắc nghiệt, bất kể ngày hay ban đêm, khoảng cách và được trang bị nhiều vũ khí hiện đại
Sau khi bay một vòng, phi công hướng về phía đường băng chuẩn bị hạ cánh...
... Nhưng trong bài bay đêm nay, máy bay tiếp tục bay lên thực hiện tiếp một vòng bay nữa sau đó mới hạ cánh
Việc phối hợp giữa các phi công và bộ phận chỉ huy mặt đất, thông tin,... đòi hỏi chặt chẽ và chính xác
Chiếc máy bay đầu tiên hoàn thành chuyến bay trở về an toàn
Những chiếc "Hổ mang chúa" tiếp theo dũng mãnh lao vút vào không trung như những mũi tên xuyên đêm
Theo 24h
Sức mạnh tên lửa S-500 - 'Bảo vật trấn quốc' của Nga Hệ thống tên lửa S-500 có thể sử dụng để phòng không, phòng thủ tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Hệ thống S-500 được thiết kế dựa trên cơ sở của S-400 Triumf với uy lực và hiệu quả chưa từng có. Chương trình phát triển tổ hợp NIP "Samodzerzes - Samoderzes - A-A là chương trình nghiên cứu khoa...