Nga sẽ tìm kiếm các công trình khổng lồ của người ngoài hành tinh
Kính viễn vọng Nga sẽ tham gia sứ mệnh tìm kiếm các công trình khổng lồ của người ngoài hành tinh.
Theo báo Sputnik, đài quan sát không gian vật lý thiên văn Spektr-M của Nga, ngoài nhiệm vụ nghiên cứu vũ trụ trong phạm vi sóng milimet, còn có thể tìm kiếm các cấu trúc khổng lồ của các nền văn minh ngoài Trái đất.
Ông Alexander Panov, người đứng đầu trung tâm văn hóa và khoa học SETI thuộc Hội đồng Thiên văn học của Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã tiết lộ điêu nay.
Dự án SETI (Search for Extraterrestrial Intelligence) là tên gọi chung cho các dự án do các nhà khoa học từ các quốc gia khác nhau thực hiện nhằm tìm kiếm cuộc sống có trí tuệ ngoài trái đất.
Ông Alexander Panov nói: “Các cấu trúc như vậy sẽ tỏa sáng mạnh mẽ trong phạm vi hồng ngoại nếu nhiệt độ bên trong được duy trì cho hoạt động sống của các sinh vật.
Một phần của chương trình khoa học của kính viễn vọng Spectrum-M được tạo ra ở Nga (dự án Millimetron) nhằm thực hiện nhiệm vụ như vậy”.
Nửa thế kỷ trước, nhà vật lý – lý thuyết người Mỹ Freeman Dyson lần đầu tiên đưa ra ý tưởng về khả năng có các công trình kiến trúc thiên văn được xây dựng bởi các nền văn minh ngoài Trái đất.
Nhà khoa học Freeman Dyson đề xuất rằng, để nhận được tất cả năng lượng từ ánh sáng của các nền văn minh, có thể đặt ánh sáng đó vào trong một quả cầu. Ý tưởng này được gọi là Dyson Sphere hay Khối cầu Dyson.
Video đang HOT
Ông Alexander Panov nhắc nhớ tới một ứng cử viên nổi tiếng với các cấu trúc thiên văn như vậy – ngôi sao Tabby trong chòm sao Cygnus, các nhà khoa học ghi lại được những giai đoạn sáng chói khác thường của sao này.
Tuy nhiên, nhà khoa học Nga thừa nhận, không có bằng chứng nào cho thấy ngôi sao bị mờ đi do các vật thể nhân tạo.
Đài quan sát Spektr-M với kính viễn vọng không gian 10 mét được thiết kế để nghiên cứu các vật thể khác nhau của Vũ trụ.
Nhờ có nó, các nhà khoa học hy vọng sẽ có được dữ liệu về cấu trúc toàn cầu của Vũ trụ, cấu tạo và sự tiến hóa của các thiên hà, hạt nhân của chúng, sao và hệ hành tinh, bụi vũ trụ, cũng như các hợp chất hữu cơ trong không gian, các vật thể có trường hấp dẫn và điện từ siêu mạnh.
Theo baogiaothong.vn
'Kinh hãi' trước 'thành phố ma' chết chóc ở Ukraine
Thành phố Pripyat ở Ukraine được mọi người biết đến với tên gọi thành phố ma chết chóc. Khung cảnh nơi đây toát lên vẻ u ám đáng sợ.
Ngày 26/4/1986, thành phố Pripyat, Ukraine là nơi xảy ra thảm họa hạt nhân kinh hoàng nhất lịch sử - đó là Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl bị nổ.
Đám mây bụi phóng xạ từ vụ nổ Nhà máy điện nguyên tử Chernobyl đã lan rộng ra lãnh thổ nước Nga, khu vực Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh và Mỹ. Không khí nhiều vùng thuộc lãnh thổ Ukraine, Belarus, Nga bị ô nhiễm nặng nề, khiến khoảng 400.000 người dân phải đi sơ tán. Sau khi xảy ra sự kiện kinh hoàng đó, thành phố Pripyat bị bỏ hoang và trở thành thành phố ma chết chóc vô cùng rùng rợn.
Những chiếc máy bán hàng tự động ở Pripyat bị hoen rỉ, nằm trơ trọi trên bãi đất bỏ hoang. Nơi đây từng bán si rô mâm xôi, mỗi chai có giá 3 Kopeika (khoảng 0,03 Rúp).
Bến tàu ở thành phố Pripyat hoang vắng, không một bóng người.
Ngày nay, thành phố Pripyat trở thành địa danh đáng sợ mà mọi người không dám ở đây vào buổi tối.
Khung cảnh nơi đây toát lên vẻ u ám. Thành phố Pripyat trở thành nơi sinh sống của động vật hoang dã sau thảm họa hạt nhân kinh hoàng năm 1986.
Biển hiệu của một quán cafe bị rỉ sắt, nằm dưới đất và các chữ trong biển hiệu vương vãi khắp nơi.
Pripyat trở thành địa điểm lý tưởng cho những người thích cảm giác mạnh, khám phá những câu chuyện rùng rợn.
Khắp nơi ở thành phố Pripyat toát lên vẻ đáng sợ, không phải ai cũng dám đặt chân đến nơi này.
Tất cả các tòa nhà, trang thiết bị tại Pripyat đều bị hư hại nặng, trở thành những công trình hoang phế và không một ai dám ở lâu nơi rùng rợn như thế này.
Tâm Anh
Theo Kiến thức
Cận cảnh những công trình biến mất khi thủy triều lên Những công trình biến mất khi thủy triều lên khiến bạn phải để ý thời gian liên tục khi đi thăm quan nếu không muốn... ngủ lại ở đó đến hôm sau. Con đường Passage du Gois là một trong những công trình chìm nghỉm khi thủy triều lên nổi tiếng nhất thế giới. Đây là con đường độc đạo nối liền vịnh...