Nga sẽ tái triển khai các “đoàn tàu tên lửa”
Một tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga – Ảnh: AFP
Nga sẽ tái khởi động việc sản xuất cá c tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lắp trên tàu lửa và các mẫu đầu tiên sẽ được triển khai trước năm 2020, theo một quan chức quốc phòng cao cấp của Nga vào hôm 26.12.
Quan chức giấu tên này tiết lộ với hãng RIA Novosti rằng việc sản xuất các mẫu tên lửa đầu tiên đã được tiến hành.
Tên lửa mới sẽ nặng bằng một nửa loại ICBM lắp trên tàu lửa thời Liên Xô trước đây để có thể lắp gọn chúng trên một toa tàu.
Video đang HOT
Quân đội Liên Xô từng triển khai “đoàn tàu tên lửa” đầu tiên vào năm 1987 và sở hữu 12 đoàn tàu như thế vào năm 1991.
Đến năm 2005, chúng đã được tiêu hủy theo hiệp ước cắt giảm vũ khí START II với Mỹ.
Tuy nhiên, hiệp ước New START (sẽ thay thế START II vào năm 2010) không cấm việc phát triển ICBM lắp trên tàu lửa.
Hệ thống đoàn tàu tên lửa ban đầu vốn sử dụng các tên lửa SS-24 Scalpel nặng đến 104 tấn. Cần phải có ba đầu tàu để kéo và do quá nặng nên chúng gây ra hư hại cho các đường ray.
Các tên lửa phóng từ những đoàn tàu di chuyển được cho là khó có thể theo dõi hơn những loại gắn trên bệ phóng cố định.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự nổi tiếng của Nga Alexander Konovalov cho rằng việc quay trở lại với công nghệ cồng kềnh thời Liên Xô là một “ý tưởng tồi”, ngay cả dưới hình thức cải tiến.
Việc tái sử dụng các đoàn tàu tên lửa rõ ràng là phản ứng của Nga với kế hoạch thiết lập các bộ phận lá chắn tên lửa tại Đông Âu của Mỹ, theo ông Alexander Konovalov, Chủ tịch Viện phân tích chiến lược, một tổ chức nghiên cứu tư nhân ở Moscow.
Nga khẳng định lá chắn tên lửa của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến các vụ phóng của họ song ông Konovalov nói hiểm họa này được phóng đại. Ông bổ sung rằng các đoàn tàu tên lửa là công nghệ lỗi thời.
“Chúng ta tốt hơn nên phát triển hệ thống viễn thông, máy bay không người lái và các vũ khí thông minh, chứ không phải những thứ cồng kềnh đó”, ông Konovalov nói với RIA Novosti.
Theo TNO
Nga cảnh báo Mỹ về lá chắn tên lửa
Đài RT ngày 17.12 dẫn lời Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cảnh cáo việc hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ hiện diện gần biên giới nước này sẽ gây bất ổn nghiêm trọng cho quan hệ song phương.
Theo ông Rogozin, 2 nước thậm chí có thể bị kích hoạt chạy đua vũ trang. Phát biểu trên được đưa ra nhằm phản ứng việc các tàu chiến Mỹ tích hợp hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis vừa "đột ngột xuất hiện" dọc theo lãnh hải Nga.
Nga phản ứng Mỹ điều tàu trang bị Aegis đến biển Đen - Ảnh: U.S Navy
Theo kế hoạch do Washington đề ra, lá chắn tên lửa của NATO tại Đông Âu sẽ bao gồm việc triển khai tàu chiến trang bị Aegis tại biển Đen. Kế hoạch này khiến Phó thủ tướng Rogozin tuyên bố Mỹ "buộc Nga phải có phản ứng mạnh mẽ nhất". Ông khẳng định, Điện Kremlin sẽ xúc tiến những bước đi rõ ràng để đối phó. Cụ thể, Nga đang cân nhắc các biện pháp đủ sức "đánh chặn và xuyên thủng" hệ thống phòng thủ tên lửa. Khi đó, theo Phó thủ tướng Rogozin, Moscow sẽ đáp trả thẳng tay bất cứ bên nào có ý đồ xâm lấn và "buộc chúng phải kiềm chế nếu muốn thách thức sức mạnh Nga".
Theo TNO
Triều Tiên trở thành nước thứ 8 sở hữu tên lửa liên lục địa Các nước phương Tây đều cho rằng, các vụ thử vệ tinh của Triều Tiên chỉ là cái cớ để phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa, điều này hoàn toàn hợp logic. Trên thực tế, tên lửa đẩy vệ tinh và tên lửa liên lục địa đều có kết cấu và nguyên lý như nhau, các tên lửa liên lục...