Nga sẽ sử dụng vaccine Covid-19 trong hai tuần tới
Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko nói lô vaccine Covid-19 đầu tiên sẽ sẵn sàng trong hai tuần nữa và cho rằng hoài nghi về vaccine này là “vô căn cứ”.
“Lô vaccine Covid-19 đầu tiên do Viện nghiên cứu Gamaleya phát triển sẽ được sản xuất và sẵn sàng đưa vào sử dụng trong hai tuần tới”, hãng tin Interfax hôm nay dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko. “Những cáo buộc rằng vaccine Covid-19 mới của Nga không an toàn là hoàn toàn vô căn cứ và xuất phát từ động cơ cạnh tranh”.
Tuyên bố được ông Murashko đưa ra sau khi Tổng thống Vladimir Putin ngày 11/8 cho hay Nga trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho một vaccine Covid-19, chỉ sau chưa đầy hai tháng thử nghiệm trên người.
Kirill Dmitriev, giám đốc Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), so sánh việc tìm ra vaccine Covid-19 như “khoảnh khắc Sputnik” lịch sử, khi Liên Xô phóng vệ tinh đầu tiên trên thế giới lên vũ trụ vào năm 1957. Vaccine Covid-19 của Nga cũng được đặt tên là “Sputnik V”, theo tên vệ tinh “Sputnik 1″.
Phát biểu trên CNBC hôm nay, ông Dmitriev cho rằng những chỉ trích của phương Tây, cụ thể là Mỹ, đối với vaccine “Sputnik V” của nước này là phiến diện.
“Tuyên bố đó đã thực sự chia thế giới thành hai nhóm, với một số quốc gia cho rằng đó là tin tuyệt vời, trong khi một số cơ quan truyền thông và người Mỹ thì phát động cuộc chiến thông tin lớn nhắm vào vaccine Nga”, Dmitriev nói.
Video đang HOT
Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko phát biểu tại Moskva, ngày 3/4. Ảnh: Reuters.
“Quan điểm của chúng tôi là Nga đã có công nghệ này, nó có thể có sẵn ở quốc gia của bạn vào tháng 11, tháng 12 nếu được nhà chức trách thông qua, trong khi những người hoài nghi sẽ không có vaccine đó, và chúng tôi chúc họ may mắn trong việc phát triển vaccine của họ”, Dmitriev nói.
Trước đó, các nhà khoa học phương Tây bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển vaccine của Nga, nghi ngờ giới nghiên cứu nước này có thể đã “đốt cháy giai đoạn” dưới áp lực từ chính quyền. Tổng thống Putin xem mục tiêu tìm ra vaccine Covid-19 là ưu tiên hàng đầu, trong bối cảnh Nga là vùng dịch lớn thứ tư thế giới với gần 903.000 ca nhiễm và hơn 15.000 ca tử vong.
Cách tiếp cận nhanh chóng của Nga, với chỉ ba tháng thử nghiệm vaccine, rất khác so với Tây Âu và Mỹ, nơi các nhà nghiên cứu thường tiến hành giai đoạn thử nghiệm giai đoạn ba suốt nhiều tháng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng kêu gọi Nga tuân thủ hướng dẫn sản xuất vaccine an toàn và hiệu quả sau khi Moskva công bố kế hoạch khởi động sản xuất hàng loạt vaccine Covid-19 vào tháng 9, giúp cung cấp “vài triệu liều” mỗi tháng vào năm tới.
Trên thực tế, Nga cũng sở hữu nhiều thành tựu về vaccine, như tạo ra vaccine phòng Ebola đã được chính phủ cấp phép dùng trong trường hợp khẩn cấp, đồng thời được kỳ vọng sớm triển khai ở Congo. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố ông tình nguyện tiêm mũi vaccine đầu tiên do Nga sản xuất để thể hiện sự tin tưởng và biết ơn.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 20,5 triệu người nhiễm và hơn 746.000 người tử vong. Đại dịch khiến nhiều quốc gia huy động kinh phí và nghiên cứu chưa từng có để gấp rút ra mắt loại vaccine có thể bảo vệ hàng tỷ người trên thế giới. Gần 30 quốc gia tham gia cuộc đua sản xuất vaccine, trong đó có Mỹ, Nga, Anh, Trung Quốc, và ít nhất 4 loại vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
Nga sẵn sàng cung cấp vaccine COVID-19 cho Philippines
Phát biểu trong một cuộc họp báo trực tuyến, ông Igor Khovaev, Đại sứ Nga tại Philippines, tuyên bố: "Chúng tôi (Nga) đã sẵn sàng cung cấp vaccine cho Philippines", Reuters đưa tin.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp và lây lan rộng ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thì cuộc chạy đua để phát triển vaccine COVID-19 càng trở nên "điên cuồng". Điều này làm dấy lên lo ngại rằng tốc độ này có thể ảnh hưởng đến mức độ an toàn trong việc tìm kiếm một loại vaccine tiềm năng có thể ngăn ngừa được dịch bệnh nguy hiểm này.
Ngày 7/8, Reuters cho biết Nga đang chờ cơ quan quản lý phê duyệt loại vaccine ngừa COVID-19 tiềm năng đầu tiên được sản xuất trong nước, và các nhân viên y tế ở tuyến đầu là đối tượng đầu tiên được tiêm phòng.
Nga sẵn sàng cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho Philippines
Trong khi đó, cùng ngày, Đại sứ Nga tại Philippines Igor Khovaev khẳng định Moscow đã sẵn sàng cung cấp vaccine cho Philippines trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này vẫn không ngừng tăng. Bên cạnh đó, Nga cũng có thể đầu tư và hợp tác với một đối tác của Philippines để sản xuất vaccine.
Phát biểu trong một cuộc họp báo trực tuyến, ông Igor Khovaev, Đại sứ Nga tại Philippines, tuyên bố: "Chúng tôi (Nga) đã sẵn sàng cung cấp vaccine cho Philippines", Reuters đưa tin.
Tuy nhiên, hiện Moscow vẫn đang đợi phản hồi từ phía Bộ Ngoại giao Philippines.
Trong một diễn biến liên quan, phát biểu trước báo giới khi dự sự kiện khai trương một trung tâm điều trị bệnh ung thư ở thành phố Ufa ngày 7/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nga Oleg Gridnev cho biết, tại thời điểm hiện nay, mẫu vaccine của Nga đang được thử nghiệm ở giai đoạn 3, giai đoạn cuối cùng của thử nghiệm lâm sàng.
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của mẫu vaccine này được bắt đầu từ hôm 18/6, với 38 tình nguyện viên và tất cả đều cho phản ứng miễn dịch. Nhóm đầu tiên được xuất viện ngày 15/7, nhóm thứ hai xuất viện ngày 20/7.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nga, mức độ hiệu quả của vaccine sẽ được đánh giá khi dân số phát triển được khả năng miễn dịch. Trước đó, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko khẳng định việc tiêm vaccine phòng SARS-CoV-2 cho toàn dân Nga dự kiến được thực hiện từ tháng 10 tới. Mọi chi phí tiêm phòng sẽ do ngân sách nhà nước chi trả.
Trước đó, ông Kirill Dmitriev, người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) cho biết Nga đã cung cấp Avifavir - thuốc chữa COVID-19 đầu tiên được cấp phép tại nước này - cho 15 quốc gia.
Avifavir, với sự tham gia của Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga, đã nhận được giấy chứng nhận đăng ký từ Bộ Y tế Liên bang Nga vào ngày 29/5 và trở thành thuốc chữa COVID-19 đầu tiên trên thế giới có chứa hoạt chất favipiravir.
Ngày 3/6, Avifavir đã được Bộ Y tế Liên bang Nga đưa vào danh sách khuyến nghị phương pháp về chẩn đoán và điều trị virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2).
Avifavir có tên quốc tế Favipiravir, được một công ty Nhật phát triển lần đầu vào cuối thập niên 1990 (công ty sau này được Fujifilm mua lại), thường dùng để điều trị các bệnh nhân cúm nặng. Các chuyên gia Nga đã điều chế lại để tăng cường hiệu quả của Avifavir trong điều trị bệnh COVID-19.
Nga sắp đăng ký vaccine COVID-19 đầu tiên trên thế giới Thứ trưởng Y tế Nga Oleg Gridnev cho biết Nga sẽ đăng ký loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới vào ngày 12-8. Theo hãng tin Sputnik, hôm 7-8, Thứ trưởng Y tế Nga Oleg Gridnev cho biết Nga sẽ đăng ký loại vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên trên thế giới vào ngày 12-8. Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko...