Nga sẽ phóng tàu thu mẫu vật từ mặt trăng sao Hỏa
Nga sẽ lần thứ hai nỗ lực thực hiện việc đem về Trái đất các mẫu bụi từ Phobos, một trong hai mặt trăng của sao Hỏa, sau lần đầu tiên bất thành hồi tháng 11.2011 với việc con tàu vũ trụ của họ rơi trở lại Trái đất, RIA Novosti dẫn một nhà khoa học hàng đầu cho hay ngày 15.10.
Vệ tinh tự nhiên Phobos của sao Hỏa – Ảnh: ESA
Nỗ lực tiếp theo của Nga nhằm thu vật chất từ mặt trăng lớn nhất của sao Hỏa dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 2020-2022, Lev Zelyony – Giám đốc Viện Nghiên cứu Vũ trụ thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga, cho biết trong một cuộc họp báo.
Ông này nói rằng kế hoạch trên, có biệt danh là ‘Boomerang’, vẫn ‘còn quan trọng’ và tuyên bố các mẫu vật lấy từ Phobos có thể đưa đến những khám phá mới để trả lời câu hỏi về sự khai sinh của hệ mặt trời.
Video đang HOT
Phobos, tên được đặt theo nhân vật trong thần thoại Hy Lạp có nghĩa là ’sợ hãi’, được cho là một tiểu hành tinh bị sao Hỏa bắt giữ vào trong quỹ đạo của nó, có thể chứa các vật chất tồn tại từ thời kỳ ban sơ tạo nên hệ mặt trời, mặc dù nguồn gốc của Phobos vẫn còn là một bí ẩn.
Vào tháng 11.2011, Nga đã thực hiện sứ mệnh trị giá 165 triệu USD đưa tàu Phobos-Grunt lên mặt trăng sao Hỏa để thu mẫu vật nhưng sớm gặp thất bại.
Bộ phận đẩy bị sự cố khiến tàu Phobos-Grunt nặng 13,5 tấn, trong đó có 7,5 tấn nhiên liệu độc hại, không thể bay xa hơn và mắc kẹt trong quỹ đạo Trái đất ở độ cao hơn 345 km trong cả tháng, rồi sau đó rơi xuống Thái Bình Dương vào ngày 16.1.2012.
Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), Nga đã có tổng cộng 17 lần thất bại trong việc nghiên cứu sao Hỏa từ năm 1960. Thất bại trước vụ phóng tàu Phobos-Grunt là vụ tàu Mars-96 không thể rời bệ phóng trong lúc khởi động hồi năm 1996.
Tiến Dũng
Theo TNO
Tìm nạn nhân sập nhà bằng nhịp tim
Các kỹ sư thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay, thiết bị phát hiện nhịp tim người trong đống đổ nát của các tòa nhà đã được thiết kế dựa trên công nghệ thường dùng để thám hiểm các hành tinh.
Cả bốn nạn nhân giả định đều được tìm ra trong lúc thử nghiệm thiết bị ở Virginia - Ảnh: DHS
Thiết bị FINDER là dự án của Bộ An ninh nội địa Mỹ, nhằm hỗ trợ công tác tìm kiếm người sống sót bị chôn dưới các tòa nhà sập do thiên tai, dù nạn nhân không tự kêu cứu được.
Đôi khi những tiếng kêu cứu rất khó được phát hiện, và việc sử dụng thiết bị dò tìm giọng nói chỉ áp dụng trong trường hợp nạn nhân có khả năng kêu cứu.
Theo tờ The Los Angesles Times, quản lý dự án FINDER là Jim Lux thuộc Phòng Thí nghiệm Động lực học của NASA tại Pasadena, bang California (Mỹ), cho hay thiết bị mới có thể tìm được những nạn nhân bị bất tỉnh và không phản ứng được do chấn thương.
FINDER bắn ra tín hiệu vi sóng năng lượng thấp về hướng đống đổ nát, và trong khi một số tia dội ra, một số khác vẫn xoay sở xâm nhập vào sâu bên trong để đến được nơi nạn nhân bị mắc kẹt.
Những chuyển động dường như khó phát hiện này vẫn đủ sức tạo ra những khác biệt nhỏ nhoi trong lúc các tia vi mô quay về thiết bị, giúp xác định vị trí của nạn nhân.
Trong thiên văn học, các chuyên gia đã dùng hệ thống tương tự để xác định từng ẩn tinh.
Theo TNO
Bão mặt trời sắp bùng phát Một vết đen khổng lồ xuất hiện trên mặt trời và diện tích của nó tăng rất nhanh, báo hiệu sự bùng phát của bão mặt trời mạnh trong vài ngày tới. Những vết đen nhỏ mở rộng rất nhanh vào ngày 19 và 20/2, tạo nên một vùng đen khổng lồ. Ảnh: NASA. Vệ tinh Solar Dynamics Observatory của Cơ quan Hàng...