Nga sẽ phản ứng với sự tích tụ quân sự của NATO
Nga sẽ phản ứng với sự tích tụ quân sự của NATO gần biên giới của mình theo phát biểu của Ngoại trưởng Lavrov .
Sự tích tụ quân sự của NATO gần biên giới Nga sẽ không góp phần vào việc khôi phục lòng tin trong không gian châu Âu. Ngoại trưởng Nga Lavrov nói trong cuộc họp báo với người đồng cấp Tây Ban Nha: “Chúng tôi đã xác nhận lập trường của chúng tôi là tăng cường quân sự gần biên giới của chúng ta không góp phần vào việc phục hồi niềm tin trong không gian châu Âu”.
Một binh sỹ Ba Lan bên cạnh một lá cờ Mỹ và lá cờ khối NATO.
Ông Lavrov nói thêm rằng “chúng tôi buộc phải phản ứng một cách thích đáng nhưng chúng tôi chắc chắn rằng những vấn đề này cần phải được giải quyết thông qua một hộp thoại dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau”.
Sau khi Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3 năm ngoái, và sau khi cuộc xung đột Ukraine bắt đầu, NATO đã đẩy mạnh sự hiện diện quân sự của mình ở gần biên giới Nga, bao gồm cả các nước Baltic.
Ngày 5/2 vừa qua, các bộ trưởng quốc phòng NATO đã nhất trí thành lập một lực lượng phản ứng nhanh được đặt tên là mũi nhọn quân sự như là một phần phản ứng của NATO. Nhìn chung lực lượng này sẽ được tăng lên đến khoảng 30.000 quân.
Video đang HOT
Các bộ trưởng cũng quyết định thành lập 6 đơn vị chỉ huy và kiểm soát ở Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan và Romania có nhiệm vụ “bảo đảm cho các lực lượng quốc gia và NATO từ khắp liên minh có thể hành động thống nhất khi bắt đầu” nếu một cuộc khủng hoảng phát sinh.
Trần Vũ (Theo Sputniknews)
Theo_Người Đưa Tin
Vấn đề Ukraine: Cả Nga và khối NATO đã giương cung
Căng thẳng Ukraine đã lan tỏa ra ngoài biên giới nước này khi mà quân đội NATO và quân đội khối CSTO do Nga lãnh đạo đang thi nhau "diễu võ".
Hôm nay báo Giao thông vận tải dẫn tin tức từ báo Financial Times cho hay, NATO đang chuẩn bị thành lập một lực lượng viễn chinh gồm 10.000 quân đến từ 7 nước thành viên: Đan Mạch, Latvia, Estonia, Lithuania, Na Uy, Hà Lan, Anh. Lực lượng này sẽ do Anh dẫn đầu.
Dù chưa có thông báo chính thức, các nguồn tin cho biết Thủ tướng Anh David Cameron sẽ đưa ra tuyên bố thành lập tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO vào ngày 4/9 tới ở xứ Wales.
Các nhà phân tích cho rằng lực lượng này sẽ gồm cả hải quân và không quân và người ta cũng đang tìm cách để gia tăng số lượng binh sĩ càng nhiều càng tốt.
Binh sĩ quân đội khối NATO.
Tờ Financial Times nhận định động thái này như là một sự phản ứng với Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Vào ngày 28, NATO cùng Ukraine đều lên tiếng tố cáo có sự xuất hiện của quân Nga trên lãnh thổ Ukraine. Tất nhiên nước Nga bác bỏ điều này. Thậm chí Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố các bằng chứng của Ukraine là được lấy từ trò chơi điện tử.
Ngoài ra, một số nước phương Tây khác cũng đã tỏ "thái độ" cứng rắn với Nga. Lầu Năm Góc mấy ngày trước tiết lộ sẽ đưa 1 lữ đoàn sang tập trận với các nước liên minh ở châu Âu. Đây được xem là hành động nhằm trấn an các đồng minh châu Âu của Mỹ về vấn đều Ukraine.
Canada cũng bày tỏ sự cứng rắn với Nga. Theo như tin tức của báo Tiếng nói nước Nga thì Canada tuyên bố sẵn sàng sử dụng lực lượng vũ trang với Nga ở Bắc Cực để bảo vệ quyền lợi. Mặt khác, mới đây hai nước này lại xảy ra tranh cãi vì tấm bản đồ được post lên mạng Canada trong đó tên lãnh thổ Ukraine được ghi là "Not Russia".
Đáp trả lại các hành động của phương Tây, Tổng thống Nga hôm qua phát biểu nước Nga với kho vũ khí hạt nhân của mình sẵn sàng đối đầu với bất kỳ hành động gây hấn nào.
Binh sĩ khối CSTO.
Theo Tân Hoa Xã, khi phát biểu tại một trại thanh niên bên bờ hồ Seliger, ông Putin nói: "Các đối tác của Nga... cần hiểu rằng tốt nhất là không nên can thiệp vào nước chúng ta. Ơn Chúa, tôi cho rằng không có ai nghĩ đến chuyện phát động một cuộc xung đột quy mô lớn với Nga. Tôi muốn nhắc lại rằng Nga là một trong những cường quốc hạt nhân hàng đầu".
Trong một diễn biến khác, khối CSTO do Nga lãnh đạo cũng tuyên bố sẵn sàng triển khai lính giữ gìn hòa bình ở Ukraine. Theo báo Kiến Thức, người đứng đầu Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) cho biết các nước trong tổ chức này sẵn sàng triển khai lính gìn giữ hòa bình tới Ukraine. Tuy nhiên ông này cũng cho biết rằng việc đó chỉ có thể được tiến hành khi các nhà lãnh đạo trong khối thông qua.
Tổng thư ký CSTO, ông Nikolay Bordyuzha nói: "Việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO chỉ có thể được triển khai bằng Hội đồng An ninh Tập thể . Nếu hội đồng thông qua, lực lượng gìn giữ hòa bình có thể được triển khai ở lãnh thổ các nước thành viên hoặc kể các các nước không nằm trong liên minh".
CSTO là một liên minh quân sự giữa các nước Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan.
Theo_Người Đưa Tin
Hạm đội Baltic Nga tập trận đáp trả NATO Mặt biển và bầu trời Baltic rợp bóng lính dù và khí tài khi quân đội Nga quyết định tập trận tấn công đổ bộ tại Kaliningrad nhằm đáp trả hai cuộc tập trận của NATO ở ba quốc gia Baltic. Theo RT, Nga triển khai 24 tàu và tàu chiến thuộc Hạm đội Baltic, cùng với các máy bay chiến đấu và...