Nga sẽ lắp tên lửa đạn đạo lên tàu hỏa
Đoàn tàu trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa lắp đầu đạn hạt nhân
Nga sẽ tái khởi động chương trình phát triển đoàn tàu hỏa trang bị tên lửa đạn đạo.
Hôm qua, quan chức cấp cao công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ, nước này sẽ tái khởi động việc sản xuất các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) đặt trên xe lửa với các nguyên mẫu sẽ được phát triển vào năm 2020.
“Nga đã bắt đầu làm việc trên các nguyên mẫu tên lửa đạn đạo đặt trên toa xe lửa sử dụng các thành phần được sản xuất hoàn toàn trong nước”, ông này nói.
Video đang HOT
Ông này tiết lộ thêm rằng, tên lửa mới sẽ có trọng lượng chỉ bằng một nửa so với loại tên lửa tương tự mà đã bị ngừng phát triển từ thời Liên Xô, do nó có trọng lượng nhẹ hơn nên sẽ cho phép việc tích hợp tên lửa lên toa tàu một cách dễ dàng hơn.
Quân đội Liên Xô đã từng triển khai hệ thống tên lửa đạn đạo đặt trên xe lửa đầu tiên vào năm 1987 và sau đó tăng dần lên tới 12 xe lửa vào năm 1991. Tuy nhiên, năm 2005 chúng đã bị phá hủy theo qui định của hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân Nga-Mỹ START II.
Hệ thống tên lửa trên tàu hỏa được triển khai với tên lửa đạn đạo liên lục địa RT-23 UTTKh (Mỹ gọi là SS-24, NATO định danh Scalpel) đạt tầm bắn tới 11.000km, bán kính lệch mục tiêu 500m, lắp đầu đạn kiểu MIRV.
Thời đó, các chuyên gia quân sự Liên Xô cho rằng việc phóng tên lửa từ một xe lửa đang chạy sẽ khó phát hiện hơn khi phóng từ một vị trí cố định.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Alexander Konovalov (Nga) nói rằng, việc quay trở lại một dự án cũ của Liên Xô, thậm chí có là cải tiến thì vẫn là một “ý tưởng tồi”.
Theo 24h
Ấn Độ mua Iron Dome để ngăn chặn tên lửa Trung Quốc
Vừa qua, phái đoàn quan chức Bộ Quốc phòng Israel do Thứ trưởng thường trực thứ nhất Udi Shani dẫn đầu đã sang thăm chính thức Ấn Độ. Nội dung quan trọng nhất trong chuyến thăm này là thúc đẩy và phát triển mới các lĩnh vực hợp tác công nghiệp quốc phòng.
Đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ N.K.Anthony đã tiếp thân mật Thiếu tướng Udi Shani trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ấn Độ của đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Israel. Trong cuộc hội đàm, 2 quan chức quân sự cao cấp của 2 nước đã thảo luận về tiến độ của các dự án liên hợp phát triển và khả năng hợp tác trong phát triển các loại vũ khí mới.
Ngài các dự án đang hợp tác phát triển chung về tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa trị giá hơn 2 tỷ USD, 2 nước còn đang nỗ lực phát triển nhiều loại tên lửa khác, đặc biệt quan trọng là tên lửa tấn công đất đối đất. Loại tên lửa này trên danh nghĩa là sản phẩm trong chương trình phát triển của Tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghiệp quốc phòng Ấn Độ (DRDO) nhưng trên thực tế là sản phẩm hợp tác với Israel.
Radar giám sát tên lửa đạn đạo Swordfish được chế tạo theo
nguyên mẫu radar Green Pine của Israel
3 công ty Israel trực tiếp tham gia vào các hạng mục hợp tác với Ấn Độ là công ty công nghiệp hàng không Israel (Israel Aircraft Industries), công ty Elta và công ty Rafael trên tất cả các lĩnh vực quan trọng nhất của công nghiệp quốc phòng là: chế tạo tên lửa, đóng tàu, chế tạo radar cùng với chế tạo máy bay chiến đấu và UAV.
Các quan chức ngoại giao Israel tại Ấn Độ và các quan chức công nghiệp quốc phòng của chính phủ Israel từ chối đưa ra bình luận vệ nội dung cuộc hội đàm lần này. Nhưng theo ngồn tin không chính thức, các hạng mục hợp tác được bàn bạc bao gồm các hệ thống vi vệ tinh phóng từ máy bay, tên lửa dẫn đường bằng laser và bom điều khiển chính xác. Ngoài ra, còn một số loại radar chuyên dụng như: radar giám sát trên không đặt trên máy bay chiến đấu hạng nhẹ Ấn Độ và radar giám sát, theo dõi tầm xa dùng trong hệ thống tên lửa đạn đạo.
Hiện Ấn Độ cũng đang đàm phán ký hợp đồng mua và tự sản xuất theo giấy phép chuyển giao công nghệ của Israel các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm gần và tầm trung Iron Dome. Trước đây, Ấn Độ đã mua loại radar Green Pine thuộc hệ thống Iron Dome của Israel và trên cơ sở đó chế tạo một loại radar quốc nội là radar giám sát tên lửa đạn đạo Swordfish.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm gần và tầm trung Iron Dome của Israel
Tháng 10 năm nay họ cũng đã triển khai một loại radar tầm thấp ở khu vực này để ngăn chặn các loại máy bay bay thấp của Trung Quốc. Ấn Độ dự định sẽ triển khai các hệ thống Iron Dome dọc biên giới phía đông và đông bắc nhằm tăng cường khả năng ứng phó với một cuộc tấn công bằng tên lửa.
Israel là nước có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến, nằm trong Top 5 nước hàng đầu thế giới về khoa học kỹ thuật quân sự, đặc biệt là về lĩnh vực UAV và chế tạo tàu không người lái họ chỉ kém mỗi Mỹ và vượt trên cả Trung Quốc và Nga, còn về phòng thủ chống tên lửa họ cũng chỉ chịu kém mỗi Mỹ và Nga. Sự hợp tác toàn diện về công nghiệp quốc phòng với Israel sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho Ấn Độ, quốc gia vốn chỉ nổi tiếng về chế tạo tên lửa còn lại đa phần là nhập khẩu vũ khí.
Theo ANTD
Nga lập kỷ lục về xuất khẩu vũ khí năm 2012 Nga - nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới - đã lập kỷ lục về xuất khẩu khí tài quân sự trong năm 2012, đạt gần 14 tỉ USD. Ấn Độ là khách hàng lớn nhất của nước này. Nga xuất khẩu gần 14 tỉ USD vũ khí trong năm 2012. "Khối lượng xuất khẩu hàng hóa quân sự đã...