Nga sẽ lập căn cứ quân sự thứ 2 tại Syria
Nga đang tìm cách tăng cường sự hiện diện quân sự ở Syria thông qua việc thiết lập căn cứ không quân thứ 2 ở tỉnh Homs
Nga dự kiến sẽ xây dựng căn cứ thứ hai ở Syria tại sân bay Shayrat, cách TP Homs 25 km về phía Đông Nam. Thêm vào đó, các kỹ sư đang xây dựng một đường băng phụ dài 3 km để phục vụ cho các máy bay mới đến từ Nga.
Theo báo al-Rai (Kuwait), phi đội máy bay Nga có thể tăng lên 100 chiếc tại Syria trong khi 1.000 binh sĩ đang trên đường đến nước này. Một quan chức quân sự cấp cao cho biết đội quân này sẽ được sử dụng trong những “trận chiến có chọn lọc” tại Syria và đảm bảo an ninh của căn cứ không quân al-Shayarat ở tỉnh Homs, nơi chứa 45 máy bay tiên tiến.
Trước khi Nga đưa bộ binh đến Syria chống IS, lực lượng chung gồm các tay súng Syria, Iran, Iraq và phong trào Hezballah đã được triển khai trên bộ để tái chiếm các khu vực tại Homs do IS kiểm soát.
Phi đội máy bay Nga có thể tăng lên 100 chiếc tại Syria. Ảnh: live leak
Video đang HOT
Nga hiện có khoảng 37 máy bay chiến đấu và trực thăng ở căn cứ không quân Latakia, bao gồm cả Su-34. Các máy bay chiến đấu này sẽ được sử dụng trong cuộc tấn công mới chống lại IS ở tỉnh Homs.
Trong khi đó, hôm 1-12, Đức tuyên bố lực lượng vũ trang nước này sẽ hỗ trợ lực lượng Pháp, Iraq và liên minh quốc tế chiến đấu chống IS tại Iraq và Syria trên cơ sở pháp lý tự vệ chống khủng bố sau vụ tấn công hàng loạt ở Paris.
Cụ thể, quốc hội Đức thông qua kế hoạch gửi 1.200 binh sĩ đến Syria hỗ trợ cho các lực lượng chống IS và chi 142 triệu USD cho chiến dịch này đến cuối năm 2016. Cùng ngày 1-12, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cũng kêu gọi hợp tác với các lực lượng chính phủ của Syria.
Xuân Mai (Theo Al Araby, Sputnik)
Theo_Người lao động
Tokyo "mặc cả" về chi phí cho các căn cứ Mỹ tại Nhật
Chính quyền Tokyo đã thông báo với Washington rằng, họ muốn cắt giảm hàng tỷ Yên từ khoản chi phí kếch xù mà Nhật phải chi trả để duy trì hoạt động của các căn cứ Mỹ tại Nhật cũng như lương cho quân nhân nước này đang đồn trú ở đây, theo South China Morning Post.
Tờ Mainichi Shimbun của Nhật đưa tin, Tokyo đã thông báo với Washington rằng, sau khi dự luật an ninh mới của Nhật được thông qua gần đây, nước này cần phân bổ ngân sách cho lĩnh vực quốc phòng riêng của nước này.
Do đó, Tokyo muốn trả ít hơn khoản chi phí để duy trì hoạt động của các căn cứ Mỹ tại nước này cho phù hợp với dự trù ngân sách năm 2016.
Các máy bay đậu tại căn cứ không quân Futenma của Mỹ ở Ginowan, tỉnh Okinawa, Nhật Bản. (Ảnh: Kyodo)
Hiện Tokyo đang phải chi trả 189,9 tỷ Yên mỗi năm, tương đương 90% tổng số tiền phải chi trả cho 25.000 nhân viên Nhật Bản đang làm việc tại các căn cứ quân sự Mỹ cũng như 100% chi phí tiện ích ở các căn cứ này.
Chính quyền Tokyo đang muốn đàm phán để không phải gánh toàn bộ 100% chi phí tiện ích ở các căn cứ quân sự của Mỹ. Việc này sẽ giúp Nhật Bản tiết kiệm hàng chục tỷ Yên mỗi năm.Theo South China Morning Post, Đại sứ quán của Mỹ tại Tokyo hiện từ chối bình luận về thông tin này.
Nhật Bản bắt đầu phải trang trải các chi phí cho sự hiện diện của quân đội Mỹ ở nước này kể từ năm 1978. Mức đóng góp đỉnh điểm của Tokyo đạt đỉnh điểm là 275,6 tỷ Yên vào năm 1999. Tuy nhiên, sau đó, mức đóng góp trên giảm xuống do Nhật gặp các khó khăn tài chính.
Bình luận về thông tin Nhật Bản muốn cắt giảm khoản đóng góp để duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ tại nước này, ông Jun Okumura, một học giả thỉnh giảng tại Viện Meiji về Các vấn đề toàn cầu nhấn mạnh, Tokyo thiếu các đòn bẩy để "mặc cả" với Washington trong vấn đề này.
Trong một động thái liên quan, một căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Okinawa của Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ phải di dời khỏi hòn đảo này trong thời gian tới. Lý do là, Tỉnh trưởng tỉnh Okinawa, ông Onaga vừa chính thức thu hồi quyết định tái bố trí căn cứ quân sự chủ chốt của Mỹ trên hòn đảo này do người tiền nhiệm của ông đưa ra trước đó.
Động thái trên được đưa ra sau khi chính quyền trung ương ở Tokyo và chính quyền tỉnh Okinawa không đạt được thỏa hiệp về việc tái bố trí căn cứ Futenma trong các cuộc tham vấn kéo dài nhiều tháng trời và vừa kết thúc hồi đầu tháng 9 vừa qua.
Ông Onaga là người kiên quyết phản đối kế hoạch gây tranh cãi nhằm di dời căn cứ Futenma từ Ginowan sang Nago, đều thuộc đảo Okinawa. Vị tỉnh trưởng cho rằng, Futenma là căn cứ quân sự nguy hiểm nhất trên thế giới và cần phải loại bỏ những nguy hiểm đã gây ra nỗi đau cho người dân nơi đây. Ông yêu cầu cần phải tái bố trí căn cứ này bên ngoài Okinawa.
Theo Danviet
IPU thông qua dự thảo Nghị quyết quản trị nguồn nước Dự thảo nghị quyết nhắc lạị việc thiết lập các hệ thống quản trị nước tốt, xây dựng một thế giới đảm bảo an ninh nguồn nước cho mọi người. Chiều tối 31/3, Ủy ban thường trực về vấn tài chính thương mại và phát triển bền vững đã thông qua dự thảo nghị quyết "Định hình cơ chế mới về quản trị...