Nga sẽ lập ba sư đoàn mới để đối phó NATO
Nga trong năm nay thành lập ba đơn vị quân sự mới để dè chừng sức mạnh ngày càng tăng của NATO.
Binh sĩ Nga. Ảnh: Sputnik
Hai trong số các đơn vị mới sẽ được triển khai dọc biên giới phía tây của Nga và đơn vị còn lại được triển khai dọc theo biên giới phía nam,Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, hôm nay cho biết. Các sư đoàn mới sẽ được thành lập vào cuối năm nay.
Truyền thông Nga dẫn nguồn tin quân sự giấu tên, cho biết các sư đoàn mới nhiều khả năng sẽ là đơn vị cơ giới súng trường với số lượng khoảng 10.000 binh sĩ mỗi sư đoàn.
“Bộ Quốc phòng đã thông qua một loạt biện pháp để đối phó với sức mạnh ngày càng gia tăng của lực lượng NATO ở gần biên giới Nga”, ông Shoigu nói.
Quân khu miền Tây của Nga giáp Ukraine, Belarus, các nước Baltic và Phần Lan. Quân khu miền Nam giáp Ukraine, Georgia và Azerbaijan.
Nga đã phản ứng giận dữ trước sự tăng cường hiện diện quân sự của NATO ở những nước Liên Xô cũ và các bài tập quân sự của liên minh này ở gần biên giới Nga.
Nhưng hành động của Nga, đặc biệt là việc sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, đã làm dấy lên sự lo lắng trong khu vực. Các nước Estonia, Latvia và Lithuania kêu gọi liên minh mở rộng sự hiện diện tại nước họ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hồi đầu tuần cho biết NATO đang cân nhắc việc luân phiên 4 tiểu đoàn ở các nước thành viên phía đông này.
Video đang HOT
Phương Vũ
Theo VNE
Nga thiệt hại gì khi vùng Baltic dùng điện của phương Tây?
Lithuania, một trong 3 nước vùng Baltic, đã khánh thành 2 đường dây điện nối với mạng lưới của phương Tây vào ngày 14.12.
Mạng lưới điện của Lithuania - Ảnh: AFP
Điều này đồng nghĩa Lithuania có thể sẽ bớt phụ thuộc vào điện của Nga và một ngày nào đó sẽ khiến Moscow phải lệ thuộc vào mạng lưới điện vùng Baltic, theo bài viết đăng ngày 14.12 của AFP.
Theo hãng tin Pháp, Nga đã quen với việc sử dụng nguồn cung năng lượng như một loại vũ khí chính trị và vì thế viễn cảnh quốc gia láng giềng nằm ở cực tây trở nên lệ thuộc vào điện năng của phương Tây càng khiến quan hệ giữa châu Âu và Moscow căng thẳng hơn.
"Luồng điện đầu tiên đã chạy vào" từ mạng lưới cáp của Thụy Điển và Ba Lan, ông Rokas Masiulis, Bộ trưởng Năng lượng Lithuania thông báo.
Hệ thống cáp chạy ngầm dưới đáy biển sang Thụy Điển sẽ đem lại nguồn điện có giá rẻ hơn, trong khi đường dây sang Ba Lan sẽ tăng thêm lợi ích cho Lithuania khi trở thành hệ thống chủ đạo có khả năng giúp cả 3 nước vùng Baltic cùng hòa mạng lưới điện châu Âu.
AFP cho biết mặc dù đã gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và NATO từ năm 2004, nhưng Lithuania, Estonia và Latvia vẫn phải sử dụng một phần mạng lưới điện của Nga.
An ninh năng lượng, thường là nguồn cung khí đốt, từ lâu đã là nguồn cơn dẫn đến căng thẳng giữa 3 nước Baltic và Moscow. Và gần đây điều này đã trở thành căng thẳng chung với toàn EU sau khi nguồn cung cho cả lục địa bị cắt đứt 2 lần trong một thập niên qua do mâu thuẫn về giá cả giữa Nga với quốc gia trung chuyển Ukraine.
Lithuania đã phá thế độc quyền cung cấp khí đốt của tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) khi cho xây một trạm khí đốt hóa lỏng vốn đã đi vào hoạt động hồi đầu năm và giờ đang chuẩn bị giảm phụ thuộc vào điện của Nga.
Được biết, 3/4 lượng điện năng tiêu thụ tại Lithuania là mua từ nước ngoài và hiện phân nửa số này đến từ Belarus và Nga.
AFP cho biết lượng điện của Thụy Điển và Ba Lan đủ dùng cho Lithuania trong những giờ không phải cao điểm, nhưng Lithunia vẫn cần điện của Nga.
Giới phân tích cho rằng Moscow chẳng quá lo lắng về việc Lithuania hòa lưới điện phương Tây, nhưng sẽ phải bận lòng với tác động của chuyện này với Kaliningrad, vùng lãnh thổ thuộc Nga nằm giữa Ba Lan và Lithuania.
Ảnh hưởng đến Kaliningrad
Một khi Lithuania vẫn còn hòa chung lưới điện với Nga, Moscow có thể dễ dàng truyền điện sang Kaliningrad. Nhưng việc quốc gia Baltic này hòa mạng lưới điện châu Âu sẽ buộc Moscow phải thiết lập đường dây truyền tải mới hoặc hệ thống các bộ đổi điện để tách biệt với nguồn điện từ châu Âu.
Ông Romas Svedas, cựu bộ trưởng năng lượng Lithuania và là người từng đàm phán với Nga, nhận định "vị trí địa lý của Kaliningrad là một thách thức đối với Moscow".
Tổng thống Nga Vladimir Putin từng nêu vấn đề này trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình CBS (Mỹ) hồi tháng 9. Lãnh đạo Nga cho rằng việc Lithuania chuyển sang dùng điện châu Âu "đồng nghĩa với việc sẽ không có đường dây điện truyền tải đến nhiều khu vực thuộc Liên bang Nga".
Ông Putin cũng cảnh báo EU sẽ buộc phải tiêu tốn hàng tỉ đô la Mỹ để kết nối điện với vùng Baltic và Nga cũng sẽ phải tốn một khoản tương tự cho vùng Kaliningrad.
"Làm thế để làm gì? Nếu chúng ta thực sự muốn hợp tác và hội nhập thì mục đích của toàn bộ chuyện này là gì?", ông Putin đặt vấn đề, đồng thời cáo buộc đây là một ví dụ khác cho thấy châu Âu "làm ngược lại những gì họ nói" về hội nhập.
Tổng thống Nga Vladimir Putin - Ảnh: Reuters
Giới phân tích nhận định Nga đủ sức xây các trạm điện mới tại Kaliningrad hoặc thiết lập mạng lưới cáp truyền tải mới, nhưng với việc giá dầu liên tục giảm và lệnh cấm vận của phương Tây, kinh tế Nga hiện đang suy thoái và nước này cũng đang phải chi hàng tỉ USD cho Crimea. Do đó, chi thêm tiền lúc này là điều Moscow không hề muốn.
Một giải pháp khác cho Nga là hòa mạng lưới điện tại Kaliningrad với mạng điện châu Âu; tuy nhiên, các chuyên gia phân tích cho rằng ít có khả năng Điện Kremlin chọn giải pháp này.
Trong khi đó, bộ trưởng năng lượng Lithuania đã lên tiếng trấn an Nga với tuyên bố Moscow vẫn sẽ là "đối tác đáng tin cậy cho bất kỳ nước nào".
"Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng mọi thứ sẽ hoạt động trơn tru tại Kaliningrad và Belarus. Tất cả những vấn đề kỹ thuật sẽ được giải quyết rốt ráo 100%", ông Masiulis khẳng định.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Công tố Nga điều tra nền độc lập của 3 nước Baltic Viện Tổng công tố Nga thông báo sẽ "xem xét tính hợp pháp" đối với việc công nhận nền độc lập cho 3 nước vùng Baltic cách đây gần 25 năm, theo Interfax ngày 1.7. Estonia, Latvia, Lithuania tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô vào các năm 1990 và 1991. Một bức tượng Hồng vệ binh thời Thế chiến thứ 2 tại...