Nga sẽ không tham dự Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân ở Washington
Ngày 20/10, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết các đại diện của Nga sẽ không tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh hạt nhân sắp diễn ra ở Washington, Mỹ.
Nhà máy điện hạt nhân ở Doel, Bỉ. Ảnh: AP
Theo nguồn tin, một quan chức giấu tên của IAEA cho biết giới chức cấp cao của Tập đoàn năng lượng quốc gia Rosatom (Nga) và Cơ quan Liên bang về giám sát công nghiệp, môi trường và hạt nhân Rostechnadzor, đã bị loại khỏi danh sách diễn giả của hội nghị. Người này tiết lộ với hãng tin Bloomberg rằng “việc tham gia hội nghị có thể thay đổi do lập trình hoặc lý do cá nhân” mà không nêu rõ nguyên nhân.
“Chúng tôi tin tưởng chương trình hiện tại sẽ đảm bảo hội nghị thành công”, quan chức giấu tên nói và cho hay hội nghị sẽ đề cập đến vai trò của năng lượng hạt nhân và những đóng góp đối của năng lượng hạt nhân với an ninh năng lượng.
Nguyên nhân đằng sau quyết định này vẫn chưa rõ ràng, vì IAEA không nói rõ các đại diện của Nga bị loại khỏi chương trình nghị sự do mong muốn của cơ quan này, hay Moskva chối tham dự một cách tự nguyện. Rosatom và IAEA đã không trả lời yêu cầu giải thích của hãng tin RT (Nga).
Video đang HOT
Hồi tháng 6, tài liệu tóm tắt về sự kiện này cho biết Phó Tổng giám đốc Rosatom Kirill Komarov và Phó chủ tịch Rostechnadzor Aleksey Ferapontov sẽ có mặt trong danh sách các diễn giả và tham luận viên. Tuy nhiên, tên của hai quan chức này không còn xuất hiện trong chương trình hiện tại của hội nghị.
Trong khi đó, một số diễn giả mới đã được thêm vào danh sách này – bao gồm người đồng sáng lập Microsoft Bill Gates, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm, cũng như các quan chức hạt nhân từ Trung Quốc, Ba Lan, Nam Phi và Argentina.
Theo Bloomberg, mặc dù kỹ sư hạt nhân người Nga Mikail Chudakov đứng đầu bộ phận năng lượng hạt nhân của IAEA, nhưng cơ quan này từ chối bình luận về việc ông có tham dự sự kiện vào tuần tới hay không.
Trước đó, hai quan chức Mỹ giấu tên cho biết sự hiện diện của Moskva tại hội nghị của IAEA sẽ là “cơn ác mộng ngoại giao”, vì Nhà Trắng đã tìm cách đưa ra các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Rosatom trong nhiều tháng.
Các quan chức cũng cho rằng theo thỏa thuận giữa các quốc gia chủ nhà, Mỹ phải mời đại biểu từ tất cả các quốc gia thành viên IAEA. Hơn nữa, bất kỳ nỗ lực nào nhằm loại bỏ Nga đều có thể tạo ra vấn đề với các quốc gia khác đang theo đuổi công nghệ hạt nhân của Nga. Trong khi đó, Rosatom vẫn là nhà xuất khẩu hàng đầu của các lò phản ứng hạt nhân và nhiên liệu trên thế giới.
Các nhà sản xuất vũ khí hạt nhân Nga sử dụng công nghệ của Thụy Điển
Sau khi sáp nhập Crimea năm 2014 và các lệnh trừng phạt của EU, Thụy Điển đã ngừng bán các sản phẩm dùng trong quân sự cho Nga.
Theo trang tin Euractiv.com ngày 31/3, một cuộc điều tra của tờ báo Thụy Điển Expressen đã phát hiện ra hơn 10 nhà sản xuất vũ khí hạt nhân của Nga sử dụng công nghệ của các công ty công nghiệp Thụy Điển.
Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Nga trong một cuộc diễu hành tại Quảng trường Đỏ, Moskva. Ảnh: Newsweek.com
Báo cáo điều tra cho thấy thiết bị của các công ty như Sandvik, SKF và Atlas Copco đã được bán và cung cấp cho các tổ chức trong chương trình vũ khí hạt nhân của Nga.
Trong một số trường hợp, công nghệ đã được Moskva mua lại thông qua các công ty con ở Nga của những công ty trên và trong vài trường hợp khác, thông qua các nhà phân phối của Nga.
Sau khi sáp nhập Crimea vào năm 2014 và các lệnh trừng phạt liên tiếp của EU, Thụy Điển đã cấm bán các sản phẩm dùng trong quân sự cho Nga.
Tuy nhiên, theo Expressen, sau một cuộc điều tra nội bộ, Atlas Copco xác nhận rằng công ty đã phát hiện ra hơn 50 thương vụ vi phạm các quy tắc riêng của mình.
Đặc biệt, công nghệ gia công kim loại rất hấp dẫn đối với các nhà sản xuất hạt nhân của Nga và các giao dịch bao gồm thiết bị cắt chính xác, máy tiện và máy khoan đá nặng. Các sản phẩm của Thụy Điển như thiết bị máy nén khí cũng nằm trong danh sách mua sắm của các nhà sản xuất hạt nhân Nga.
Sara Hgg Liljedal, Giám đốc truyền thông tại Atlas Copco, cho biết: "Chúng tôi rất coi trọng vấn đề này và công ty ở Nga của chúng tôi đã vi phạm các quy định nội bộ".
Sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2/2022, Nga đã đặt lực lượng hạt nhân của nước này trong tình trạng báo động cao.
Tuy nhiên, người phát ngôn của Điện Kremlin Dmitri Peskov tuyên bố hôm 29/3 rằng Nga không xem xét sử dụng vũ khí hạt nhân trong "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine và nhắc lại lập trường rằng việc sử dụng những vũ khí đó chỉ khi "bị đe dọa sự tồn tại".
Iran tuyên bố bắt giữ tàu do thám không người lái của Mỹ trên Biển Đỏ Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, truyền hình nhà nước Iran ngày 2/9 đưa tin Hải quân nước này hôm 1/9 đã bắt giữ 2 "tàu do thám" của Hải quân Mỹ trên Biển Đỏ. Hải quân Mỹ và Israel diễn tập trên Biển Đỏ. Ảnh tư liệu: TTXVN phát Bản tin của truyền hình Iran cho biết khi đang thực hiện...