Nga sẽ khởi công đóng thêm 2 tàu ngầm “nguy hiểm nhất thế giới”
Hai tàu ngầm nguyên tử thứ 9 và thứ 10 được đóng theo dự án đóng tàu 955A (Borey-A) đang được lên kế hoạch khởi đóng mới vào đúng ngày 9/5/2020 – ngày kỷ niệm 75 năm Chiến thắng.
Ảnh minh họa.
Hãng tin Sputnik dẫn nguồn tin từ cơ quan công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, sau khi được khởi đóng, các tàu này dự kiến sẽ được chuyển giao cho Hải quân Nga vào năm 2026 và 2027.
Trước đó. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Alexey Krivoruchko cho biết, Bộ Quốc phòng Nga đã lên kế hoạch cung cấp cho Hải quân nước này 2 tàu ngầm nguyên tử lớp 885M (Yasen-M) và 2 tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa lớp 955A (Borey-A).
Như vậy, sau khi các tàu mới này được bàn giao cho Hải quân Nga, số lượng tàu ngầm lớp Borey của lực lượng này sẽ tăng từ 8 lên 10 chiếc.
Video đang HOT
Cho đến nay, Nga đã có 3 tàu ngầm lớp Borey được đóng và trang bị cho các hạm đội. Các tàu này bao gồm tàu Yuri Dolgoruky, Alexandr Nevsky và Vladimir Monomakh.
Hiện, tàu ngầm thứ tư thuộc lớp này mang tên Knyaz Vladimir đang được chạy thử trên biển.
Các tàu được đóng theo dự án 955A là các tàu đại diện cho thế hệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân thứ 4 được chế tạo cho Hải quân Nga.
So với 3 tàu ngầm lớp Borei đầu tiên là các tàu Yuri Dolgoruky, Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh, tàu Knyaz Vladimir ít ồn ào hơn và có hệ thống điều khiển vũ khí, độ sâu và vũ khí được cải thiện.
Tờ National Interest trong một bài viết năm 2018 xếp các tàu ngầm hạt nhân Borei của Nga vào danh sách những loại vũ khí nguy hiểm nhất mà nhân loại phát minh ra.
Theo tạp chí này, các tàu Borei được trang bị 16 tên lửa đạn đạo Bulava, mỗi chiếc số đó có tới 10 đầu đạn hạt nhân với tầm bắn 8.000 km.
Tổng cộng, 10 tàu ngầm lớp Borei sẽ được chế tạo và đưa vào phiên chế của Hải quân Nga vào năm 2027. Dự kiến, 5 trong số này sẽ được điều đến Hạm đội Thái Bình Dương và 5 chiếc còn lại được bổ sung cho Hạm đội phương Bắc.
Hà Dung
Theo baophapluat.vn
Pháp cáo buộc Nga sử dụng "Vệ tinh gián điệp"
Pháp một lần nữa cáo buộc Nga về việc sử dụng "gián điệp không gian". Tuyên bố này được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp, bà Florence Parly đưa ra vào ngày 25/7 tại căn cứ không quân gần thành phố Lyon (Pháp).
Bà Florence Parly, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp.
Người đứng đầu cơ quan quân sự Pháp cho biết, vệ tinh Luch-Olimp của Nga đã thực hiện việc theo dõi các vệ tinh của Pháp, điều này có thể dẫn đến những sự cố trong hoạt động của vệ tinh này.
Bà Parly cho rằng, vệ tinh Nga đã để lại "danh thiếp" trên tám tàu vũ trụ mới. Các vệ tinh của Nga đã thực hiện công việc do thám khiến hoạt động của các vệ tinh khác bị ảnh hưởng.
Năm ngoái, bà Parly cũng đã đưa ra cáo buộc như vậy đối với vệ tinh Nga. Bà nói rằng, vệ tinh Luch-Olimp của Nga đã theo dõi vệ tinh liên lạc Athena-Fidus do Pháp và Ý sản xuất chung. Luch-Olimp của Nga được cho là đã cố gắng đến gần Athena-Fidus để ngăn quá trình truyền tín hiệu và lấy các thông tin từ vệ tinh.
Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos đã bình luận về các tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp. Họ bày tỏ nghi ngờ về tính chính xác của dữ liệu mà Bộ trưởng Pháp đưa ra. Theo phía Nga, bà Florence Parly đang lên tiếng về những dữ liệu chưa được xác minh hoặc các dữ liệu thu được từ một phía.
"Thực tế là hiện tại, chỉ có Nga và Mỹ có hệ thống giám sát ngoài không gian vũ trụ", Roscosmos cho biết. Do đó, thông tin mà Bộ trưởng Pháp đề cập đến là không có cơ sở rõ ràng.
Phương Võ
Theo giaoducthoidai/Avia.pro
Nga khiến NATO sợ hãi với các máy bay ném bom Tu-160 trên vùng Biển Baltic Tờ Sohu của Trung Quốc cho biết, Nga đã gửi hai máy bay ném bom chiến lược Tu-160 tới vùng Biển Baltic, nơi đang diễn ra cuộc tập trận BALTOPS-2019 của NATO. Hai máy bay ném bom Tu-160 được Nga cử đến vùng biển Baltic. Nga đã gửi hai máy bay ném bom Tu-160 chiến lược đến vùng Biển Baltic để đáp trả...