Nga sẽ hủy thỏa thuận về Hạm đội Hắc Hải với Ukraine
Điện Kremlin ngày 28/3 cho biết Nga đang chuẩn bị hủy bỏ thỏa thuận với Ukraine, liên quan đến vị thế và hoạt động của Hạm đội Hắc Hải (Biển Đen) đóng ở Crimea.
Đông thái hủy thỏa thuận của Nga diễn ra sau khi Crimea được sáp nhập vào Liên bang Nga.
Theo phát ngôn viên điện Kreimlin Dmitry Peskov, quyết định được đưa ra trong cuộc họp của Hội đồng an ninh Nga, do Tổng thống Putin làm lãnh đạo. Việc hủy sẽ bao gồm một thỏa thuận năm 1997 về điều kiện đồn trú của Hạm đội tại Crimea. Thỏa thuận này đã được kéo dài thêm 25 năm trong một thỏa thuận năm 2010 do Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych ký.
Đổi lại, Ukraine đã được giảm 100 USD cho mỗi 1.000 m3 khí đốt tự nhiên nhập khẩu từ Nga.
Một dự luật hủy bỏ thỏa thuận đã được đệ trình lên Duma Quốc gia, tức Hạ viện Nga, vào chiều 28/3.
Video đang HOT
Hạm đội Hắc Hải có trụ sở ở Sevastopol, thành phố có vị trí đặc biệt ở Crimea, vùng vừa trở thành lãnh thổ của Nga vào tuần trước, sau 60 năm là một phần của Ukraine.
Kremlin trước đó cho biết do Hạm đội Hắc Hải không còn đóng ở Ukraine, không có cơ sở pháp lý nào để Ukraine tiếp tục nhận ưu đãi về khí đốt của Nga.
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev thứ sáu tuần trước tuyên bố Nga sẽ tìm cách bù lại 11 tỷ USD đã mất khi việc giảm giá được áp dụng.
Theo Dantri
Nga điều tàu do thám tới bờ biển Syria
Tàu trinh sát thuộc Hạm đội Hắc Hải của Nga vừa được cử tới khu vực phía ngoài bờ biển của Syria, trong bối cảnh Mátxcơva lo lắng theo dõi các kế hoạch của phương Tây nhằm thực hiện hành động quân sự chống lại chính quyền Damascus.
Tàu trinh sát Priazovye SSV-201 (CCB-201). Ảnh: Warfare.be
Tàu Priazovye SSV-201 tối qua bắt đầu hành trình từ cảng nhà ở Sevastopol, Ukraine tới "khu vực làm nhiệm vụ theo chỉ định ở phía đông Địa Trung Hải", hãng tin Interfax dẫn một nguồn tin quân sự cho hay.
"Thủy thủ đoàn có nhiệm vụ thu thập thông tin tác chiến tại khu vực xung đột đang leo thang", nguồn tin cho biết thêm, và khẳng định việc triển khai tàu trinh sát này được tiết hành trong thời gian ngắn nhất có thể.
Tàu Priazovye SSV-201 sẽ không phải là thành viên chính thức của nhóm tàu chiến thuộc hải quân Nga đang có mặt ở khu vực, và sẽ báo cáo trực tiếp về bộ tổng tham mưu ở Moscow.
Một nguồn tin ở bộ tổng tham mưu quân đội Nga tuần trước cho hay nước này muốn nhận được thông tin nhiều nhất về khả năng hành động quân sự xảy ra trong khu vực có những lợi ích an ninh quốc gia Nga.
"Chúng tôi muốn phân tích một cách kỹ lưỡng các chiến thuật của các bên trong một cuộc xung đột có thể xảy ra", nguồn tin nói trên nói thêm.
Nga giữ sự hiện diện thường xuyên của 4 tàu chiến tại phía đông Địa Trung Hải trong suốt cuộc khủng hoảng ở Syria. Các tàu này được điều chuyển luân phiên theo chu kỳ vài tháng. Moscow cũng đã điều tàu chống ngầm Đô đốc Panteleyev tới khu vực, nhưng bộ quốc phòng Nga cho hay đây chỉ là một phần trong kế hoạch luân chuyển chứ không phải là động thái tăng cường lực lượng.
Nga có một căn cứ hải quân tại thành phố cảng Tartus của Syria, một di sản từ mối quan hệ gần gũi của Moscow với Damascus từ thời Liên Xô. Theo truyền thông Nga, hầu hết các binh sĩ hải quân của nước này đã được rút khỏi Tartus. Căn cứ nhỏ nhưng có vị trí chiến lược này được Nga gọi là "một nguồn cung cấp kỹ thuật quân sự cho hải quân Nga".
Nga kiên quyết phản đối các kế hoạch quân sự do Mỹ dẫn đầu nhằm vào chế độ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, với lời cảnh báo rằng chiến sự sẽ gây bất ổn cho toàn khu vực.
Hà Giang
Theo VNE
Nga "ép buộc" Ukraine trả 11 tỉ USD tiền khí đốt Nga có thể hủy bỏ một thỏa thuận với Ukraine, vốn giúp Kiev được giảm giá đáng kể về khí đốt để đổi lấy việc lưu trú của hạm đội Biển Đen. Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết điều này sẽ buộc Ukraine phải trả cho Nga 11 tỉ USD vì thỏa thuận về việc Moscow cung cấp khí đốt giá rẻ...