Nga sẽ giúp Palestine trở thành quốc gia độc lập
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, Nga sẽ giúp Palestine đạt mục tiêu trở thành một quốc gia độc lập có thủ đô ở Tây Jerusalem, theo Sputnik News ngày 28.3.
Tổng thống Nga Vladimir Putin – Ảnh: AFP
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Ả Rập ngày 28.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói: “Nga sẽ tiếp tục đóng góp vào việc đạt mục tiêu này (sự độc lập của Palestine), thông qua các kênh song phương và đa phương, bao gồm bộ tứ hòa giải quốc tế”.
Bố tứ ở đây gồm Nga, Mỹ, Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Âu (EU), được thành lập vào năm 2002 với mục tiêu đạt được thỏa thuận hòa bình lâu dài giữa Israel và người dân Palestine, theo Sputnik News.
Video đang HOT
Cũng tại hội nghị, ông chủ điện Kremlin nhấn mạnh sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa bộ tứ và Liên đoàn Ả Rập, đồng thời khẳng định Moscow sẵn sàng hợp tác với liên đoàn nhiều hơn.
Trong một diễn biến liên quan, phía Mỹ gần đây cũng liên tục bày tỏ quan điểm về mối quan hệ giữa Israel và Palestine, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết của giải pháp hai nhà nước.
Hôm 23.3, Chánh văn phòng Nhà Trắng Denis McDonough tuyên bố: “Việc chiếm đóng kéo dài gần 50 năm qua phải chấm dứt. Người dân Palestine phải có quyền được sống và tự quản lý trên chính quốc gia có chủ quyền của họ”.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Dẫu tượng trưng vẫn tác dụng
Tuần tới, Nghị viện châu Âu (EP) sẽ biểu quyết về nghị quyết công nhận nhà nước Palestine. Nội dung cuối cùng còn có thể bị sửa đổi bởi yêu sách của phe cánh hữu nhưng thông điệp cốt lõi vẫn là EP công nhận Palestine là nhà nước độc lập, có chủ quyền và lãnh thổ.
Cờ Palestie - Ảnh: Reuters
Nghị quyết này chỉ có ý nghĩa tượng trưng bởi không có tính ràng buộc đối với các quốc gia thành viên nhưng vẫn có tác động chính trị mạnh mẽ với Israel nói riêng và tiến trình hòa bình Trung Đông nói chung.
Việc công nhận như thế là sự hậu thuẫn chính trị quan trọng cho Palestine và gia tăng áp lực lên Israel phải thực sự đàm phán hòa bình với Palestine. Nó cho thấy Israel ngày càng bị cô lập và bị coi là thủ phạm cản trở tiến trình hòa bình. Một khi EP đã công nhận nhà nước Palestine thì áp lực chính trị cũng ngày càng tăng đối với chính phủ các quốc gia thành viên EU.
Trước nghị quyết này, đã có nhiều thành viên EU công nhận nhà nước Palestine. Quốc hội một số thành viên khác cũng đã ra nghị quyết tương tự cho dù chỉ với ý nghĩa tượng trưng.
EP muốn thúc đẩy tiến trình hòa bình và hòa giải ở Trung Đông nhưng đồng thời cũng không muốn để bị quá chậm chân so với quốc hội các nước thành viên EU trong chuyện này. Qua đó, EP còn có thể chứng tỏ vừa chủ động vừa có vai trò về chính sách đối ngoại và an ninh chứ không lép vế so với Ủy ban EU và các chính phủ quốc gia thành viên. Nghị quyết này của EP mở đường và tạo đà cho quốc hội nhiều quốc gia thành viên EU hành động tương tự trong tương lai.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Cố vấn của ông Obama: Israel phải chấm dứt chiếm đóng Palestine Chánh văn phòng Nhà Trắng Denis McDonough tuyên bố: "Việc chiếm đóng kéo dài gần 50 năm qua phải chấm dứt. Người dân Palestine phải có quyền được sống và tự quản lý trên chính quốc gia có chủ quyền của họ", theo Reuters ngày 24.3. Chánh văn phòng Nhà Trắng Denis McDonough - Ảnh: Reuters Tuyên bố trên của Chánh văn phòng...