Nga sẽ dùng sức mạnh quân sự để thống trị Bắc Cực
Bộ trưởng Quốc phòng Nga trong tuần này tuyên bố Moscow có thể dùng các biện pháp quân sự để bảo vệ lợi ích ở Bắc Cực, một động thái theo nhận định của trang tin Business Insider (Mỹ) là nhằm thống trị khu vực này.
Tàu phá băng của Nga ở Bắc Cực – Ảnh: Reuters
“Sự hiện diện quân sự ở Bắc Cực và khả năng dùng các biện pháp quân sự để bảo vệ lợi ích quốc gia ở Bắc Cực được xem là một phần không thể thiếu trong chính sách chung nhằm đảm bảo an ninh quốc gia”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu phát biểu trong cuộc họp Bộ Quốc phòng Nga ngày 26.2, theo đài Russia Today (Nga).
“Một số quốc gia phát triển không thể tiếp cận trực tiếp Bắc Cực đã áp dụng một số biện pháp quân sự và chính trị để cố giành Bắc Cực”, theo ông Shoigu.
Ông Shoigu cũng lưu ý những quốc gia thôn tính Bắc Cực cũng đang cố mở rộng sự hiện diện của họ tại đây.
“Những thách thức và mối de dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia đang được hình thành ở Bắc Cực. Chính vì thế, một trong những ưu tiên hàng đầu của Bộ Quốc phòng Nga là phát triển các cơ sở quân sự tại đây”, ông Shoigu nói với các quan chức quốc phòng.
Video đang HOT
Tàu phá băng của Mỹ ở Bắc Cực – Ảnh: Reuters
Mặc dù Bộ trưởng Shoigu không trực tiếp nêu danh các quốc gia gần và xa Bắc Cực đang muốn tăng cường ảnh hưởng tại đây, nhưng theo Russia Today, một trong số đó là Trung Quốc.
Tạp chí The National Interest (Mỹ) nhận định Bắc Kinh đang có nhiều động thái ở Bắc Cực để dần hướng đến danh hiệu tự phong là “quốc gia gần Bắc Cực”.
Ngoài Trung Quốc, Nga có nguy cơ tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia thuộc Hội đồng Bắc Cực, bao gồm 8 thành viên Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Mỹ.
Đan Mạch hồi tháng 12.2014 tuyên bố nước này sở hữu Bắc Cực. Vào tháng 1.2015, chính quyền Đan Mạch đệ trình tuyên bố chủ quyền ở Bắc Cực lên Liên Hiệp Quốc. Canada đã lên tiếng phản đối gay gắt, khẳng định Bắc Cực là lãnh thổ của nước này.
Trong khi đó, vào tuần rồi, Nhà Trắng đã ban hành một số quy định về việc khoan thăm dò ở vùng biển Beaufort và Chukchi nhằm mục tiêu đảm bảo điều kiện cho các công ty và nhà thầu chuẩn bị khoan thăm dò và khai thác ở Bắc Cực, theo Business Insider.
Tàu phá băng của lực lượng Tuần duyên Canada ở Bắc Cực – Ảnh: Reuters
Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ Jonathan Greenert ngày 26.2 cũng đã kêu gọi tăng cường những cuộc tập trận tàu ngầm ở Bắc Cực vì thời tiết ấm hơn dẫn đến giảm lượng băng.
Hải quân Mỹ hiện có một căn cứ ở Bắc Cực và tiến hành tập trận tàu ngầm ba năm một lần, nhưng ông Greenert nói như vậy là không đủ và cần phải tăng cường tập trận thường niên.
Một trong những nguyên nhân khiến cực bắc Trái đất trở thành điểm “ nóng” của tranh chấp chủ quyền vì nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy nơi đây chứa đến 20% nguồn dự trữ dầu khí của thế giới.
Trước những động thái trên, Nga áp dụng các biện pháp đối phó để bảo vệ lợi ích của nước này bao gồm huấn luyện lữ đoàn Bắc Cực và đang xây dựng 16 cảng nước sâu, 13 đường băng và trạm radar phòng không ở vùng Bắc Cực. Tổng thống NgaVladimir Putin cũng từng ra lệnh tăng cường sự hiện diện quân sự ở Bắc Cực.
“Việc sử dụng các biện pháp quân sự giúp Nga trở thành đối thủ thống trị ở Bắc Cực”, theo nhận định của trang tin Business Insider (Mỹ) ngày 28.2.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Lính dù Mỹ tập trận quy mô lớn 'sát vách' nước Nga
- Theo thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Mỹ, gần 200 lính nhảy dù của quân đội Mỹ đã tiến hành một cuộc tập trận quy mô lớn tại Alaska, vùng lãnh thổ cách miền Đông nước Nga chỉ một eo biển.
Bản thông cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 26-2 cho biết: "Lính nhảy dù của quân đội Mỹ tại Alaska đã tiến hành cuộc hành quân lớn nhất của Mỹ tại phía Bắc vòng cực Bắc trong hơn một thập kỷ qua".
Theo thông cáo, cuộc nhảy dù lần này nhằm rèn luyện cho lính nhảy dù Mỹ những kỹ năng trong tiến hành hoạt động ở Bắc Cực và các nhiệm vụ mang tính cơ động.
Thông cáo cũng cho biết: "Khoảng 180 lính nhảy dù, hai phương tiện hỗ trợ và hai túi duy trì sự sống ở vùng cực Bắc đã thả dù xuống từ hai chiếc máy bay C-130 thuộc Vệ binh Quốc gia Alaska và hai chiếc máy bay C-17 trong buổi tập trận".
Gần 200 lính nhảy dù của quân đội Mỹ đã tham gia cuộc hành quân quy mô lớn trong một cuộc tập trận (Nguồn: Sputnik News)
Theo bộ Quốc phòng, cuộc tập trận Spartan Pegasus là cơ hội duy nhất để quân đội Mỹ luyện tập di chuyển trong thời tiết giá lạnh cực độ, khả năng sống trong vùng cực, tác chiến cơ động ở vùng núi.
Hiện tượng băng tan ở vùng Bắc Cực cho phép việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên diễn ra nhiều hơn và mở những tuyến vận chuyển mới. Vì thế khu vực này đã trở thành đối tượng của tranh chấp quốc tế. Năm quốc gia xung quanh vùng Bắc Cực, cụ thể là Mỹ, Nga, Canada, Na Uy và Đan Mạch có giới hạn vùng đặc quyền kinh tế là 200 hải lý. Hôm thứ Tư (25-2), Bộ trưởng Quốc phòng Nga đã không loại trừ khả năng Nga sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia của mình ở Bắc Cực bằng quân sự trong trường hợp khu vực này trở thành tâm điểm của sự chú ý từ các nước khác nhau, bao gồm cả những nước không có quyền lợi trực tiếp đối với Bắc Cực.
Ánh Ngọc
Theo_PLO
Nga sẵn sàng bảo vệ lợi ích tại Bắc Cực bằng biện pháp quân sự Bộ tưởng Quốc phòng Nga ngày 25/2 tuyên bố Mátxcơva không loại trừ khả năng bảo vệ lợi ích quốc gia tại Bắc Cực bằng biện pháp quân sự trong bối cảnh nhiều quốc gia đang để ý đến khu vực này, bao gồm cả một số nước không có quyền tiếp cận với Vòng Bắc Cực. Lữ đoàn bộ binh tại Bắc...